Cuộc sống cơ cực của bố mẹ Công Phượng
Mười ngày ra Hà Nội xem con trai đá bóng là những ngày tháng nhàn nhã hiếm hoi của bà Hoa. Ngay sau khi trở về nhà, bà phải tất tả ra đồng gặt lúa đỡ cho ông Bảy.
Bố Công Phượng làm nghề thợ xây, mẹ làm phụ hồ và có lúc làm buôn mớ rau, quả chuối để ăn chênh lệch. Tuy nhiên, khi đến vụ gặt thì cả nhà phải gác công việc thường nhật để gặt lúa cho kịp trước cơn bão. Hai vợ chồng ông bà còn gặt thuê cho hàng xóm để lấy ít tiền sinh nhai.
Nếu phải tự túc thì chắc chắn 100%, bà Hoa không thể có đủ điều kiện để ra Hà Nội xemCông Phượng thi đấu. Nhờ được bầu Đức đài thọ toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở nên bà Hoa mới quyết định ra thủ đô “để hắn (Công Phượng) vui”. Từ Đô Lương (Nghệ An), bà bắt xe ra Hà Nội ở nhà người quen gần sân Mỹ Đình để tiện đến xem “thằng Phượng đá bóng”.
Thực ra, lúc đầu bà Hoa định từ chối vì mùa màng, nhà làm tới gần chục sào lúa không ai lo liệu. Thế nhưng, sợ Công Phượng tủi thân nên sau khi trao đổi với ông Bảy, bà Hoa mới khăn gói ra Hà Nội. Nhờ “lộc” của con trai, bà Hoa mới lần đầu được đi xa đến thế và có mặt ở “chảo lửa” Mỹ Đình với sự chào đón của không ít người. Hai con của bà Hoa từ miền Nam ra cổ vũ bóng đá cũng được bầu Đức đài thọ vé máy bay và chi phí ăn ở tại khách sạn.
Từ Hà Nội về lúc đêm khuya thì tờ mờ sáng hôm sau, bà Hoa đã phải ra đồng gặt lúa đỡ cho ông Bảy.
Lần đầu ra thủ đô, cái gì với bà Hoa cũng lạ lẫm. Bà nói: “Tôi mới ra đây, chẳng biết đường xá mô nên chỉ ở một chỗ. Được xem hắn thi đấu trên sân vận động to đẹp, tôi sướng lắm”.
Thế nhưng sau những ngày “thăng hoa” ấy, bà Hoa trở về và đối mặt với những áp lực mưu sinh của cuộc sống, như những gì bà đã phải trải qua hàng chục năm qua. Nhà làm gần chục sào lúa (của gia đình và làm thuê cho một số gia đình khác) nên gần 10 ngày bà Hoa ở Hà Nội, một mình ông Bảy lo không xuể. Thế nên vừa trở về từ Hà Nội, bà Hoa đã phải lao ngay ra đồng, kịp gặt lúa trước nỗi lo mưa bão ập đến, cướp đi cơm gạo.
Video đang HOT
Vui hơn vì trên cánh đồng có gặp ai đó, vợ chồng bà Hoa, ông Bảy luôn được hỏi thăm về Công Phượng để tiếp thêm động lực. Thế nhưng, lâng lâng với những thứ ấy không được vì nếu không tập trung lao động, vắt sức thì chẳng còn ai có thể làm việc giúp hai vợ chồng. Giữa trưa trời oi bức, hình ảnh hai vợ chồng với chiếc liềm, bó lúa mình đầy mồ hôi đủ để hiểu sự vất vả của họ.
Sau những ngày ở Hà Nội, bà Hoa trở về lòng phấn chấn nhưng kèm theo đó là không ít nỗi lo. Bà thực sự mong muốn, mọi người tung hô Công Phượng ít thôi. “Phượng còn trẻ, tui sợ mọi người khen nhiều quá nó bị ảo tưởng. Trẻ con mắc bệnh đó dễ sa ngã lắm, tôi và gia đình thực sự lo điều đó”, bà Hoa tâm sự.
Ông Bảy là thợ xây, quanh năm chạy theo các công trình. Còn bà Hoa là dân buôn, một ngày có khi đạp xe cả mấy chục cây số chỉ để bán bó rau, quả chuối ăn chênh lệch. Thời gian gần đây, do bận mùa màng và xây nhà nên hai vợ chồng đã phải gác lại công việc quen thuộc của mình. Ngày ngày, ông Bảy là thợ xây, bà Hoa là phụ hồ, chỉ thuê thêm vài thợ khác khi cần để tiết kiệm kinh phí.
Công việc hàng ngày cực nhọc nhưng ông Bảy, bà Hoa chẳng bao giờ than khổ và luôn động viên Công Phượng nỗ lực hết mình để thành tài.
Công Phượng thành tài, triệu triệu người biết tới, bà Hoa, ông Bảy mừng vui khôn xiết. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng cũng chỉ xem đó là động lực để tiếp tục cuộc sống, chứ không nghĩ rằng, Phượng nổi tiếng rồi cả nhà được nhờ.
Trước đây và cho đến tận bây giờ, lúc Công Phượng đã trở thành một “thần đồng” bóng đá Việt Nam thì nỗi vất vả của ông Bảy, bà Hoa cũng không hề vơi đi. Có chăng sự thay đổi đó là động lực, khi nhờ Phượng, đôi vợ chồng này có nhiều niềm tin hơn vào tương lai.
Theo Zing
Ngôi nhà mới của gia đình Công Phượng
Trên nền ngôi nhà cũ lụp xụp, cứ đến những ngày mưa bão là cả nhà phải chạy sang hàng xóm ở nhờ, bố mẹ Công Phượng đang xây ngôi nhà mới từ tiền đóng góp của các con.
Từ ngôi nhà cũ lụp xụp...
Nhiều người bảo rằng, Phượng được một "mạnh thường quân" cho tiền để xây nhà tặng bố mẹ. Thế nhưng khi về tận địa phương để tìm hiểu, chúng tôi mới biết tất cả là sự gom góp, nghĩa vụ của gần như các thành viên trong gia đình và là ấp ủ cả chục năm qua của vợ chồng ông Bảy.
Gia đình Công Phượng xây ngôi nhà mới từ tiền đóng góp của các con.
Trước đây và thậm chí đến tận bây giờ, gia đình Phượng vẫn là hộ nghèo của thôn Vồng Vổng (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Căn nhà đơn sơ ở lưng chừng đồi trải qua mưa gió đã xuống cấp trầm trọng. Dịp mưa bão năm 2013, cứ hôm nào động trời, vợ chồng ông Bảy và đứa con út lại phải di chuyển sớm sang nhà hàng xóm để "lánh nạn".
Cái nghèo, cái khổ của gia đình Công Phượng người dân nơi đây ai cũng biết. "Nhà đó nghèo lắm, mấy đứa lớn đâu có điều kiện học hành, mới tí tuổi đã phải xa quê làm ăn. Ông Bảy, bà Hoa làm đủ thứ nghề để nuôi mấy đứa nhỏ sau này nhưng cái khổ vẫn cứ bủa vây", chị Trịnh Thị Thành, một hàng xóm nhà Công Phượng cho biết.
Mẹ Công Phượng tất bật để ngôi nhà sớm được khánh thành. Dự kiến sau 2 tháng nữa, bố mẹ Công Phượng sẽ được ở trong ngôi nhà đẹp và chắc chắn hơn
Ước mơ một căn nhà kiên cố, che mưa, che nắng và yên tâm khi mưa bão về là ấp ủ của vợ chồng ông Bảy từ nhiều năm nay. Thế nhưng, trải qua nhiều năm, kinh thế không được cải thiện, gia đình ông Bảy vẫn cứ phải chấp nhận ở trong căn nhà dột nát ấy.
Đợt Tết Âm lịch vừa rồi, các anh, các chị và cả Công Phượng nữa về quê, chứng kiến ngôi nhà tồi tàn của gia đình mà cảm thấy xót xa. Thương cha, thương mẹ, các anh chị của Công Phượng đã bàn với nhau, mỗi người góp một ít tiền để gửi bố mẹ xây nhà. Phượng lúc ấy không có tiền nhưng cũng hứa với bố mẹ, năm 2014 đi đá nhiều giải, tiền thù lao được bao nhiêu sẽ gửi cả cho bố mẹ.
Bà Hoa vui mừng khi các con hiếu thảo, đóng góp tiền xây nhà mới.
Sau 6 tháng "phát động" toàn gia đình đóng góp xây nhà, ông Bảy và bà Hoa cũng có được khoảng gần 100 triệu đồng. Đây là tiền các anh chị và Công Phượng đóng góp, cộng với một ít tiết kiệm được của vợ chồng ông Bảy suốt nhiều năm qua. Dịp hè vừa rồi, Công Phượng được nghỉ phép về quê và gia đình ông Bảy quyết định động thổ, xây lại ngôi nhà mới trên nền cũ.
Bà Hoa cho biết: "Ngôi nhà cũ xây dựng lâu lắm rồi. Nó đã xuống cấp, không còn đảm bảo an toàn để sinh sống. Làng xóm người ta làm lại nhà mới cả rồi nhưng gia đình chưa có tiền nên phải chậm hơn. Cũng may các con hiếu thảo, dù cuộc sống riêng còn khó khăn nhưng ai cũng trích ra một ít gửi về để bố mẹ xây nhà".
Những hình ảnh, giấy khen của Công Phượng được gia đình lưu lại một góc và sẽ bố trí để một nơi trang trọng trong ngôi nhà mới.
Ngôi nhà mới dựng lên, cũng đơn sơ thôi nhưng nó chắc chắn, đủ để vợ chồng ông Bảy và cô con gái yên tâm sinh sống. Tất bật với rất nhiều công việc kể từ ngày động thổ nhưng khuôn mặt của ông Bảy, bà Hoa không giấu được sự hứng khởi. Vui vì Công Phượng đã bước đầu trưởng thành, các anh, các chị khác cũng có hiếu và đặc biệt hơn, căn nhà mới sắp hoàn thành, thỏa mơ ước bao lâu nay của cả gia đình.
"Khoảng vài tháng nữa thôi là căn nhà sẽ hoàn thành. Tết năm nay, mấy đứa về sẽ được ở nhà mới. Vợ chồng chúng tôi tất bật làm suốt mấy tháng qua nhưng công lao là cả mấy anh em, chị em và cả Công Phượng nữa. Thế nên, ngôi nhà với các thành viên trong gia đình mang một ý nghĩa rất lớn", ông Bảy cho biết.
Theo Zing
Mẹ Công Phượng hứa mổ trâu khao cả đội tuyển U19 Việt Nam Có mặt trên khán đài chứng kiến con trai thi đấu, bà Nguyễn Thị Hoa, mẹ của Công Phượng vô cùng vui mừng, phấn khởi. Sau trận thắng tưng bừng 4-1 của U19 Việt Nam trước U19 Myanmar tối qua (11/9), bố mẹ và người thân của các cầu thủ trong đội U19 Việt Nam được xuống tận sân để chia vui. Trước...