Cuộc sống bỏ phố về rừng không như mơ
Sau 5 năm bỏ phố về rừng, chị Mai Hương chia sẻ lựa chọn này không dẫn tới cuộc sống như mơ mà mọi người vẫn tưởng nếu vướng bận gia đình hay không có nguồn lực kinh tế.
“5 sào cà phê đã phá để trồng cây theo thời vụ; một vườn rau nhỏ; 1 ha hiện trồng bắp trên đất mượn; đồi keo 25 ha và gần 2 ha bỏ trống tính trồng cây ăn trái; tự cung tự cấp một số loại thực phẩm như rau, trái, gà, vịt; bán ngũ cốc do vườn mình tạo ra”.
30 tuổi, bỏ phố về vườn được 5 năm, đó là những gì chị Đinh Thị Mai Hương, sống ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, tự tổng kết.
Chia sẻ với Zing, chị tự nhận bản thân là người về rừng theo khía cạnh thực tế, đi lên dần dần từ hai bàn tay trắng.
“Với mình, mọi thứ hiện tại vẫn ngổn ngang, không thơ mộng được như nhiều người bỏ phố về rừng khi có sẵn tiền hay chưa vướng mắc gia đình. Đó là hành trình dài khó khăn, lo lắng, sợ hãi, chán chường và cô độc”, chị nói.
Không thơ mộng
Sinh ra trong gia đình làm nông ở Đắk Lắk nhưng chị Hương được bố mẹ bao bọc từ nhỏ, cho ăn học, không phải động tay vào việc nhà hay nương rẫy vì họ mong con gái lớn lên thoát cảnh chân lấm tay bùn.
Chị Hương tự nhận bản thân có nhiều thay đổi trước (ảnh trái) và sau khi bỏ phố về rừng.
Chị Hương tự nhận bản thân có nhiều thay đổi trước (ảnh trái) và sau khi bỏ phố về rừng.
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk, chị ở lại TP Buôn Ma Thuột, xin làm nhiều công việc bán thời gian như nhân viên quán cà phê, phục vụ nhà hàng, chạy tiệc cưới, nhân viên shop thời trang.
Chị cũng ấp ủ mong ước mở tiệm cà phê cho riêng mình.
Tuy nhiên, sau gần 2 năm trụ lại phố thị, chị Hương cảm thấy cơ thể mệt nhoài, đầu óc căng thẳng vì áp lực công việc.
Muốn làm chủ thời gian của bản thân, chị nhen nhóm ý định bỏ phố về rừng, dù điều này đi ngược lại mong mỏi của bố mẹ.
Năm 2015, chị Hương về quê khi chưa vạch ra định hướng cho tương lai, cũng không có khoản tiết kiệm. Sau đó, chị lập gia đình và ra ở riêng khi bố mẹ cho 5 sào đất trồng cà phê.
Ban đầu, chị Hương gặp rất nhiều khó khăn, từ việc phải đối mặt với những con vật bản thân sợ hãi nhất, nỗi lo tài chính cho gia đình đến băn khoăn con còn nhỏ làm sao đưa đi rẫy cùng.
“Rồi mình nhận ra làm nông sẽ không thể thơ mộng, an nhàn cũng như làm chủ thời gian của mình được. Không phải lúc nào thích mới đi làm mà bắt buộc cả hôm trời mưa vì làm nông, công việc tồn lại sẽ rất khó xử lý. Phải làm theo thời gian, thời vụ, chậm là hỏng hết. Cây trồng phụ thuộc rất nhiều yếu tố để ra thành phẩm chứ không phải cứ đặt xuống đất là xong”, chị nhớ lại.
Từ không quen công việc tay chân, chị Hương trồng trọt, chăn nuôi đủ thứ để tự cung tự cấp và bán để có thu nhập lo cho gia đình.
Video đang HOT
Từ không quen công việc tay chân, chị Hương trồng trọt, chăn nuôi đủ thứ để tự cung tự cấp và bán để có thu nhập lo cho gia đình.
Từ không quen công việc tay chân, chị Hương trồng trọt, chăn nuôi đủ thứ để tự cung tự cấp và bán để có thu nhập lo cho gia đình.
Từ không quen công việc tay chân, chị Hương trồng trọt, chăn nuôi đủ thứ để tự cung tự cấp và bán để có thu nhập lo cho gia đình.
Bên cạnh đó, nhiều điều trong thực tế cũng khác xa viễn cảnh thơ mộng về làm nông mà chị Hương từng nghĩ tới.
Đó là sân vườn không thể trồng hoa hay làm nơi an dưỡng vì phải nhường chỗ cho nông sản được làm ra. Cơ thể không thể toát ra mùi hương nước hoa mà thay vào đó là mùi mồ hôi. Trang phục hàng ngày đa phần là đồ lao động, rộng rãi hay lê la đôi dép tổ ong đi khắp nơi.
Giấc ngủ có thể bị làm phiền bởi tiếng côn trùng, rắn, chuột. Giờ nghỉ trưa cũng không yên ả khi đám gà làm loạn, trèo cửa sổ hay rượt nhau quanh vườn.
Để nuôi sống bản thân và gia đình, người nông dân phải làm mọi thứ có thể, như chị Hương là bán mọi thứ mình làm ra từ gà, vịt, trứng, chuối, sầu riêng, rau, ngũ cốc, cà phê, sữa hạt đến áo quần cũ dọc đường, hoa Tết, cây giống… dù thu nhập không nhiều.
“Hiện tại, mình trở thành nông dân thực thụ. Đến nỗi mỗi lần gặp, bạn bè đều không nhận ra từ một cô gái trắng trẻo, tiểu thư thành đen đúa, ăn mặc xuề xòa. Mình nghĩ đối với những ai được làm nông từ nhỏ, hầu hết sẽ không bao giờ bỏ phố về, mà chọn hướng thoát quê lên phố”, chị chia sẻ.
Sau 5 năm bỏ phố về rừng, chị Hương tự nhận mình vẫn trắng tay, chỉ có đất đai luôn sẵn và mênh mông.
Cân nhắc kỹ
Khi vấp phải khó khăn, chán nản hay gặp lại bạn bè, chị Hương từng có lần hối hận vì lựa chọn bỏ phố về quê.
“Mình từng muốn vào TP.HCM làm công nhân vì thấy cuộc sống làm nông khó trang trải quá. Nhưng nhìn vào hiện thực của gia đình, vướng bận con cái, mình nhận ra ở nông thôn thì con sẽ có tuổi thơ giữa thiên nhiên và sức khỏe tốt hơn”, chị kể.
Nhờ tâm sự với chuyên gia tâm lý, chị Hương học cách chấp con đường mình chọn và suy nghĩ theo hướng tích cực. Chị dần tìm ra một vài điều tươi đẹp trong cuộc sống ở rừng để làm đam mê.
“Mình cứ phiêu theo cuộc sống để giảm bớt tiêu cực”, chị nói.
Hiện tại, chị Hương vẫn chủ yếu làm rẫy, chăn nuôi và thêm một vài công việc phụ trong khả năng để có thu nhập nuôi gia đình.
Ngoài căn nhà cấp 4 ở làng đông dân là nơi ở chính, chị khoe chốn bình yên của mình là lán nhỏ bằng gỗ dưới chân đồi keo, cách bản nhỏ của người dân tộc Mông vài trăm m.
“Tất cả được khép kín sau những dãy đồi xanh. Không điện, không Wi-Fi, mùa mưa vẫn phải chở từng can nước về dùng, nấu nướng chắc chắn bằng bếp củi, món ăn thì đa phần tự kiếm như bẻ măng, câu cá, hái nấm, rau rừng. Vào mùa làm nhiều, mình ở suốt 2-3 tháng, chủ yếu là mùa mưa vì đi đường rất khó. Dù đôi khi cũng buồn, mình thấy thoải mái vì được sống tách biệt với ồn ào và xả stress”.
Chốn bình yên của chị Hương là lán nhỏ dưới chân đồi, nơi thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt nhưng đem lại cảm giác thoải mái.
Từ những trải nghiệm của bản thân, chị Hương mong các bạn trẻ nhìn nhận vào thực tế trước khi bỏ phố về rừng.
“Đừng nên chỉ nhìn qua những trang thơ mộng của một số người an dưỡng mà đưa ra lựa chọn. Cũng đừng vội quyết định trong lúc tâm trạng chán nản phố thị hay theo phong trào bộc phát, nhất thời. Mọi người nên nhìn và cả mặt tiêu cực và tích cực của việc về rừng để đưa ra suy nghĩ đúng nhất”, chị nói.
Theo chị Hương, một số điều nên chuẩn bị khi bỏ phố về rừng là: sự kiên nhẫn; chấp nhận đánh đổi nhan sắc, mất dần mối quan hệ bạn bè, đôi khi cả người thân; tài chính; không nhất thời; sẵn sàng tâm lý gặp khó khăn vật chất bất cứ lúc nào; vượt qua chính mình.
“Mình thấy câu nói này rất hay: ‘Ai cũng muốn bỏ phố về rừng khi gặp chút áp lực công việc ở phố thị để an dưỡng, sống chậm thì liệu nền công nghiệp của đất nước có đi lên?’. Theo mình, bỏ phố về rừng để phát triển nông nghiệp thì được, còn chỉ muốn ở ẩn để sống ảo, màu mè thì nên cân nhắc”, chị nhắn nhủ.
156 triệu tấn "rác" nông nghiệp có thể hóa vàng nhờ cách làm này
Ngày 19/12, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam chính thức Đại hội thành lập. Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đăng Nghĩa - chuyên gia nông nghiệp để hiểu rõ hơn thực trạng cũng như tiềm năng phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam.
Xin ông cho biết thế nào là nông nghiệp tuần hoàn, tiềm năng phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam ra sao?
Nông nghiệp tuần hoàn là nông nghiệp không chất thải, không phế phẩm. Ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học vào giải quyết triệt để phụ phẩm, chất thải thành giá trị hữu ích tái sử dụng trong nông nghiệp.
Bảo vệ môi trường đồng thời giúp môi trường tái sinh mạnh hơn là ưu điểm cũng là mục tiêu của nông nghiệp tuần hoàn.
Nông nghiệp tuần hoàn tạo ra hệ sinh thái rõ ràng hơn. Trong đó con người đóng vai trò hỗ trợ tiến trình xảy ra nhanh hơn. Vận hành theo trật tự của tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế.
Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo một chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải được quay trở lại làm nguyên liệu cho sản xuất.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa: Nông nghiệp tuần hoàn là nông nghiệp không chất thải, không phế phẩm. Ảnh: T.L
Chất thải và phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác. Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường.
Nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam phải tuân thủ đúng như khái niệm chung, cụ thể là phải tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm trong quá trinh sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản...) để tăng giá trị của sản phẩm chính do nông dân cũng như doanh nghiệp tạo ra, đồng thời hạn chế " khí thải nhà kính" cũng như giảm thiểu việc làm ô nhiễm môi trường.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta năm 2020 là khoảng 156,8 triệu tấn, trong đó có 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ khâu chế biến các loại nông sản của lĩnh vực trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%); khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản, (10,6%). Đây là tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
Từ trước tới nay chúng ta chưa thể thực hiện mạnh chương trình nông nghiệp tuần hoàn bởi sản xuất nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ do đó chưa thu gom các phế phụ phâm trong sản xuất nông nghiệp. Chúng ta đang chú trọng quá nhiều nông sản chính, vì thế còn bỏ ngỏ lượng phế phụ phẩm không hề nhỏ.
Tận dụng rơm để trồng nấm ở Cần Thơ. Ảnh: T.L
Những ích lợi của nông nghiệp tuần hoàn là gì, thưa ông?
Nông nghiệp tuần hoàn có những lợi ích sau: Thu hồi và sử dụng các năng lượng sinh khối nói chung và biogas nói riêng trong sản xuất để tạo nguồn năng lượng mới.
Tăng lượng phân bón hữu cơ được sản xuất từ chất thải hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ thực phẩm ở nông thôn hoặc các đô thị.
Tuần hoàn nước và sử dụng hiệu quả nước. Ngăn chặn chất thải thực phẩm thông qua việc tối ưu hóa các chuỗi cung ứng thực phẩm, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu theo dõi chất thải thực phẩm, tăng cường các mô hình chia sẻ, quyên góp thực phẩm
Nông nghiệp tuần hoàn không phải là quay lại với các biện pháp canh tác truyền thống trước đây. Nông nghiệp tuần hoàn hiện nay là sự kết hợp các biện pháp truyền thống, thuận theo tự nhiên với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học với các men vi sinh, phân bón và thuốc BVTV thế hệ mới trong các hoạt động trồng trọt, chế biến thức ăn trong chăn nuôi, xử lý chất thải để làm phân bón.
Nông nghiệp tuần hoàn tạo ra hệ sinh thái khép kín, cân bằng hơn và thúc đẩy chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Trong đó, con người đóng vai trò hỗ trợ tiến trình tự nhiên xảy ra nhanh hơn, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo ông, để phát triển nông nghiệp tuấn hoàn của Việt Nam thì ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì?
Để thực hiện được mục tiêu này, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ để tạo môi trường, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực một cách bình đẳng, minh bạch, như đất đai, tài nguyên, nguồn vốn, khoa học - công nghệ.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hình thành có hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản và công nghệ tái chế và khai thác hiệu quả nguồn phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Tổ chức lại sản xuất, cơ chế hóa và hiện đại hóa nền sản xuất lớn, đưa kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, gắn kết sản xuất và tiêu thụ giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo động lực sản xuất cho các vùng chuyên canh lớn. Việc thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo giữ ổn định Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung tiếp tục có xu hướng ổn định. Thu hoạch lúa Hè Thu ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại thành phố Cần Thơ,...