Cuộc so găng về chiến dịch thông tin giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc
Trong buổi điều trần trước Quốc hội gần đây, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã đưa ra đánh giá rằng Bắc Kinh và Moskva đang sử dụng chiến dịch thông tin và tuyên truyền để thu lợi thế kinh tế, tình báo và quân sự.
Một quân nhân Mỹ chia sẻ kinh nghiệm với lực lượng đặc nhiệm Guatemala trong một cuộc tập trận. Ảnh: Business Insider
Đô đốc Craig Faller tại Bộ Chỉ huy miền Nam của Mỹ đã ghi nhận rủi ro và tiết lộ những bước đi để xử lý tình hình này, trong đó có vai trò của đơn vị đặc nhiệm Mỹ.
Theo Business Insider (Mỹ), những quốc gia mang tham vọng tạo được ảnh hưởng toàn cầu thường hướng tới mảng văn hóa hoặc kinh tế, hình thành mối quan hệ mà họ có lợi ích với các nước khác. Một ví dụ là Viện Goethe thường dạy tiếng Đức và văn hóa Đức cho hàng trăm, hàng nghìn người ở nhiều quốc gia. Mục đích là khiến nhiều người nước ngoài quan tâm đến Đức và từ đây nhận lợi thế về du lịch, kinh doanh, nhập khẩu lao động.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia nhận định Trung Quốc cũng đang áp dụng chiến lược này nhưng qua kênh cơ sở hạ tầng hoặc kinh doanh. Một ví dụ là tại Ecuador, Trung Quốc đã xuất khẩu sang quốc gia này công nghệ “thành phố an toàn” để theo dõi hoạt động của công dân qua hàng chục nghìn camera và trí thông minh nhân tạo.
Nhưng nhiều nghị sĩ Ecuador trong tháng 3 đã đề nghị chấm dứt công nghệ thông tin của Trung Quốc được cho có mục đích chống tội phạm nhưng lại lắp đặt ở những khu vực an ninh cao như quanh đại sứ quán Mỹ.
Đối với các chiến dịch thông tin, có một đơn vị đặc nhiệm của quân đội Mỹ có khả năng chuyên biệt để xử lý. Đó là Nhóm Chiến dịch Tâm lý chuyên về tạo ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài. Đơn vị này trực thuộc Bộ Chỉ huy Chiến dịch đặc biệt Lục quân Mỹ.
Chiến dịch tâm lý thường tìm biện pháp truyền đạt những thông tin được chọn lựa cho dư luận nước ngoài nhằm mục đích tác động đến cảm xúc, mục tiêu và hành vi của họ. Theo đó, Nhóm Chiến dịch Tâm lý chủ chương “xúc tác” tạo cảm hứng hoặc củng cố thái độ ưu tiên lợi ích của Mỹ.
Những đơn vị khác cũng có thể đóng góp tạo ảnh hưởng đến đối tác qua hình thức gián tiếp là tập trận chung, cố vấn hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng. Những đơn vị này đặc biệt có hiệu quả trong khuyến khích tăng cường đối tác với quân đội Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Đức cân nhắc rút quân khỏi Afghanistan từ đầu tháng 7 tới
Đức có kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ của mình đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan từ đầu tháng 7 tới. Trên đây là tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc phòng Đức, đưa ra ngày 21/4.
Binh sĩ Đức tuần tra tại Mazar-i-Sharif, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP của Pháp, một người phát ngôn bộ trên cho biết giới chức nước này đang cân nhắc rút ngắn thời gian rút quân và thời điểm 4/7 tới đang được xem xét một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra.
Trước đó, ngày 15/4, Mỹ đã chính thức thông báo với giới chức Afghanistan các kế hoạch của Tổng thống Joe Biden rút toàn bộ binh lính Mỹ đang đồn trú tại quốc gia Tây Nam Á này vào trước ngày 11/9 tới. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Afghanistan và thông báo với giới chức nước chủ nhà các kế hoạch này. Thời hạn 11/9 được đưa ra ghi dấu tròn 20 năm sau vụ tấn công khủng bố của Al-Qaeda làm châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài của Mỹ tại quôc gia Tây Nam Á này.
Theo Tổng thống Biden, "đã tới lúc chấm dứt cuộc chiến kéo dài nhất của Mỹ". Ông cũng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Chính phủ Afghanistan trong cuộc đàm phán với Taliban và quân đội Mỹ sẽ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan từ ngày 1/5.
Các đồng minh của Mỹ trong NATO cũng đã nhất trí rút các binh sĩ nước ngoài khỏi Afghanistan theo đúng lộ trình rút quân của Mỹ. Quá trình rút binh sĩ nước ngoài khỏi quốc gia Tây Nam Á sẽ hoàn tất vào trước ngày 11/9 năm nay.
Cuộc chiến tại Afghanistan đã khiến 2.400 quân nhân Mỹ thiệt mạng và tiêu tốn của nước này ước tính 2.000 tỷ USD. Thời điểm cao trào, số quân Mỹ ở Afghanistan từng lên tới 100.000 người vào năm 2011. Hiện số binh sĩ NATO còn ở Afghanistan vào khoảng 9.600 người, trong đó Mỹ có 2.500 binh sĩ và Đức có 1.100 binh sĩ.
Tổng thống Mỹ hoãn kế hoạch tiếp nhận lượng lớn người di cư Ngày 16/4, một quan chức cấp cao Mỹ cho hay Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trì hoãn kế hoạch tiếp nhận một lượng lớn người xin tị nạn tại Mỹ như đã cam kết, thay vào đó sẽ duy trì mức tiếp nhận tối đa là 15.000 người mỗi năm mà cựu Tổng thống Donald Trump đã đặt ra. Người di cư...