Cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu đã kết thúc?
Thời tiết ôn hòa giúp các kho dự trữ khí đốt của EU chưa bị cạn kiệt, nhưng cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu có thể vẫn chưa chấm dứt vì phần lớn việc giảm tiêu thụ là do ngành công nghiệp bị phá hủy.
Mỏ khí đốt ở Tây Siberia do nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Rosneft vận hành. Ảnh: EURASIA.EXPERT
Vào tháng 12/2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong năm nay bất chấp những nỗ lực thành công trong việc lấp đầy kho dự trữ cho mùa đông 2022 – 2023. Giờ đây, ngày càng có nhiều người tham gia cảnh báo về nguy cơ đó.
Cho đến thời điểm này của mùa đông, phần lớn châu Âu vẫn đảm bảo nguồn cung năng lượng là do thời tiết ấm hơn bình thường. Tháng 10 và nửa tháng 11/2022 đặc biệt ấm áp, giúp mục tiêu giảm tiêu thụ khí đốt trên toàn EU- một chỉ thị bắt buộc – dễ dàng đạt được.
Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên lạnh hơn vào cuối tháng 11, mức tiêu thụ năng lượng đã tăng vọt, do đó vào đầu tháng 12 vừa qua, người đứng đầu cơ quan quản lý thị trường năng lượng của Đức đã phải cảnh báo người dân Đức nên thận trọng vì họ không đạt được mục tiêu tiết kiệm 20% tổng tiêu thụ khí đốt của nước này.
Lời cảnh báo đó cho thấy tình hình bấp bênh như thế nào, mặc dù các kho lưu trữ đã đầy và luôn có nhiều LNG đến các cảng châu Âu.
Video đang HOT
Hãng tin Reuters dẫn lời các thương nhân cho biết mức khí đốt trong kho lưu trữ ở châu Âu vào cuối tháng 12/2022 ở mức cao trong năm trong mười năm qua và sẽ duy trì ở mức ổn định cho đến khi kết thúc mùa nóng năm 2023.
Nhiều người đã ngay lập tức mừng thầm khi dường như cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc. Nhưng sự ăn mừng đó có thể là quá sớm. Thực tế là mùa đông vẫn còn kéo dài, trong khi thời tiết vẫn có khả năng lạnh hơn nhiều vào tháng 1 và tháng 2. Bên cạnh đó, mùa đông kết thúc không có nghĩa là châu Âu có nhiều nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Năm ngoái, các nước châu Âu đã đảm bảo nguồn dự trữ khí đốt kịp thời và dồi dào, một phần không nhỏ nhờ vào việc Nga đã chuyển phần lớn lượng khí đốt cho họ trong nửa đầu năm. Ngoại trừ việc Bulgaria và Ba Lan bị cắt nguồn cung vì họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp, nguồn cung cấp khí đốt lúc bấy giờ của châu Âu phần lớn vẫn ổn định.
Điều này đã giúp ích rất nhiều cho EU cùng với lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu kỷ lục từ Mỹ. Tuy nhiên, năm nay châu Âu sẽ không có lượng khí đốt của Nga.
Trong khi đó, EU nhiều lần tuyên bố không muốn tăng nhập khẩu khí đốt của Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine. Ngược lại, họ muốn giảm đến mức tối thiểu, đồng nghĩa với việc EU sẽ cần phải tăng cường nhập khẩu LNG không chỉ từ Mỹ mà còn từ tất cả các nhà cung cấp khác với khối lượng lớn. Nhưng số lượng lớn này không thể có sẵn trong ngắn hạn, vì vậy, nhiều người đang cảnh báo về một năm khó khăn tiếp theo.
Như vậy, nguồn khí đốt có sẵn sẽ là lý do lớn nhất khiến châu Âu có thể gặp khó khăn trong năm nay. Nhưng ngay cả khi mùa đông này tiếp tục ôn hòa và trôi qua yên bình, cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu sẽ không kết thúc. Bởi vì LNG đắt hơn khí đường ống và đây là một thực tế không thể thay đổi. Thực tế này có nghĩa là ngay cả khi có đủ LNG để nạp đầy kho dự trữ của châu Âu (điều vẫn chưa chắc chắn, như IEA đã cảnh báo), thì hóa đơn nhập khẩu sẽ rất lớn trong năm thứ hai liên tiếp.
Hóa đơn nhập khẩu khí đốt cao rõ ràng là một vấn đề đối với các nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là những nền kinh tế có ngành công nghiệp nặng phát triển và sử dụng nhiều khí đốt. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên đã xuất hiện khi phần lớn mức giảm tiêu thụ khí đốt ở Đức được các chính trị gia ca ngợi, nhưng thực ra là do nhu cầu của những nhà sản xuất công nghiệp bị suy giảm vì giá cao ngất ngưởng.
Nói cách khác, nhu cầu khí đốt ở phần lớn châu Âu đã giảm vào năm ngoái vì các ngành công nghiệp bị phá hủy. Đây là điều không tốt cho nền kinh tế khi các nhà máy phải đóng cửa và sa thải công nhân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc năm nay châu Âu sẽ phải cân nhắc giữa duy trì hoạt động kinh tế và đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho giai đoạn tiếp theo. Đó sẽ là một bước đi đầy thách thức và mạo hiểm.
Châu Âu vượt châu Á về nhập khẩu LNG của Nga giữa khủng hoảng năng lượng
Tính đến tháng 11 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) nói chung thêm 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 40 tỷ mét khối.
Trong khi đó, các chuyến hàng giao đến châu Âu kể từ đầu năm đã vượt xa nguồn cung cấp cho châu Á.
Van điều chỉnh trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo Vedomosti trích dẫn báo cáo từ hãng tư vấn B1 cho biết khối lượng LNG của Nga xuất khẩu sang châu Âu (tính cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ) đã tăng 22% trong 11 tháng qua lên 20 tỷ mét khối. Lượng hàng giao đến Bỉ tăng 110% lên khoảng 5 tỷ mét khối, trong khi nguồn cung cho Pháp tăng hơn 50% lên 7,3 tỷ mét khối và đến Tây Ban Nha tăng hơn 40% lên 4,5 tỷ mét khối.
Trong số các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu LNG của Nga thêm gần 30% lên 6,5 tỷ mét khối trong giai đoạn 11 tháng qua, trong khi Nhật Bản tăng nhập khẩu 1% lên 8,4 tỷ mét khối. Ở Trung Quốc, nguồn cung từ Nga đã tăng trong bối cảnh tổng lượng LNG nhập khẩu vào nước này giảm 20%, xuống còn khoảng 77 tỷ mét khối.
Giám đốc Trung tâm Năng lượng B1 Moskva, bà Olga Beloglazova giải thích rằng tổng lượng nhập khẩu vào Trung Quốc đang giảm vì chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các biện pháp kiểm dịch cũng như phản ứng nhạy cảm với giá cao trên thị trường.
Nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin tại Alfa-Bank cho hay tình trạng gia tăng xuất khẩu LNG của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) là do nguồn cung khí đốt qua đường ống đã giảm mạnh và được thay thế bằng khí hóa lỏng, theo các bước trong kế hoạch năng lượng toàn châu Âu.
Chuyên gia này lưu ý: "LNG của Nga không phải tuân theo các lệnh trừng phạt nên vẫn tiếp tục tiếp cận thị trường châu Âu trên một sân chơi bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường".
Bà Blokhin cho rằng Nga đã có khả năng tăng xuất khẩu LNG nhờ đẩy mạnh tốc độ triển khai một số dự án mới của Novatek, nhằm xây dựng các tổ hợp trung chuyển ở Murmansk và Kamchatka, cũng như cơ sở LNG-2 ở Bắc Cực.
Khó khăn của Đức về khí đốt đe dọa an ninh kinh tế và năng lượng EU Nhập khẩu khí đốt tự nhiên mới và đường ống bổ sung của Đức không thể bù đắp lượng khí đốt từng được Nga cung cấp. Là nền kinh tế lớn nhất của EU, phần lớn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sản xuất, Đức có tác động dây chuyền lớn đến hoạt động kinh tế của toàn khối. Thủ tướng...