Cuộc khủng hoảng không hồi kết
Liên minh châu Âu bị cáo buộc dùng tiền để chạy trốn trách nhiệm và các giá trị của mình khi dự định viện trợ cho một số quốc gia châu Phi để chặn dòng người tị nạn rời khỏi đất nước họ
Một loạt vụ tấn công gây chết người với thủ phạm là người tị nạn xảy ra trong vòng chưa đầy 1 tuần qua ở Đức trong bối cảnh cộng đồng thế giới, nhất là châu Âu, đang ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng tị nạn và di dân lớn nhất kể từ Thế chiến II.
Đổi chác?
Những hình ảnh đau lòng về người di cư và người tị nạn từ Syria, Iraq, Afghanistan và một số ít nước châu Phi đến biên giới các nước châu Âu cũng như bờ biển Hy Lạp và Ý đã gây sốc hàng triệu người khắp thế giới. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đánh giá cuộc khủng hoảng tị nạn, di dân là “câu chuyện không bao giờ kết thúc” đối với Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, ông cảnh báo những giải pháp đang được áp dụng đều không lý tưởng và không giải quyết được vấn đề.
Hằng ngày vẫn có hàng ngàn người di cư liều chết vượt biển đến châu Âu Ảnh: EPA
Chen chúc nhau trên những con thuyền nhỏ bé mong manh, khoảng 1 triệu người đã vượt biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp trong năm 2015 và hàng trăm người bỏ mạng giữa biển khơi. Sự thay đổi đó diễn ra kể từ tháng 3-2016, khi EU và Ankara đạt được thỏa thuận nhằm chặn đứng dòng người di cư đến châu Âu. Người Thổ Nhĩ Kỳ chốt chặn tuyến đường này để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính và lợi lộc về chính trị. Theo thỏa thuận nêu trên, Hy Lạp có bổn phận trả lại Thổ Nhĩ Kỳ những di dân không xin tị nạn hoặc đơn xin bị từ chối; cứ mỗi người Syria bị trả lại sẽ có một người tị nạn Syria được tái định cư, con số cao nhất là 72.000 người.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngày 18-6 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia làm nhiều hơn để hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu, trong khi Hy Lạp không thể một mình đảm đương. Phát biểu trước khi đến đảo Lesbos (Hy Lạp) – cửa ngõ vào châu Âu đối với gần 1 triệu di dân năm 2015, ông Ban nhấn mạnh: “Không nên bỏ mặc Hy Lạp một mình đối phó với làn sóng người tị nạn trốn chạy chiến tranh. Chúng ta phải hợp tác với nhau để bảo vệ con người và giải quyết căn nguyên của vấn đề. Tôi tiếp tục kêu gọi khắp châu Âu và cả thế giới cùng chia sẻ trách nhiệm”.
Video đang HOT
Theo hãng tin Reuters, hiện có khoảng 8.400 người di cư đang ở trên các đảo của Hy Lạp và gần như tất cả họ đều thể hiện ước mong được tị nạn. Ngoài ra, ước tính còn có 48.000 người đang trú ngụ trên đất liền Hy Lạp sau khi một loạt nước Balkan đóng cửa biên giới.
Không ngăn được dòng chảy
Trước tình hình đó, tổ chức từ thiện Thầy thuốc không biên giới (MSF) hôm 17-6 tuyên bố không tiếp nhận kinh phí từ EU nữa để phản đối chính sách của khối này. “Chúng tôi thông báo sẽ không nhận kinh phí từ EU và các nước thành viên của khối này nữa để phản đối các chính sách cản trở đáng xấu hổ cũng như sự tăng cường nỗ lực đẩy di dân trở lại biển khơi” – đại diện MSF khẳng định.
Song song đó, MSF cho biết sẽ không một bệnh nhân nào được cứu chữa bị ảnh hưởng bởi quyết định nêu trên và tổ chức này sẽ bù đắp sự thiếu hụt từ các nguồn dự trữ trong thời hạn ngắn. Tổ chức này trong năm 2015 đã nhận 63 triệu USD từ EU và các nước thành viên để phục vụ công cuộc giúp đỡ người di cư. Tuy nhiên, theo đài BBC, 90% kinh phí hoạt động của MSF là từ các nguồn tài trợ tư nhân chứ không phải các chính phủ.
MSF lên án thỏa thuận của EU với Thổ Nhĩ Kỳ trong khi số di dân vượt biển đến châu Âu hiện nay đã lên đến mức cao nhất kể từ Thế chiến II, nhiều người trong số họ chạy trốn cuộc chiến tranh Syria. Ông Jerome Oberreit, Tổng Thư ký quốc tế của MSF, nhận định thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ đi ngược lại các nguyên tắc căn bản về hỗ trợ những người có nhu cầu. Theo ông, thỏa thuận này đã không sửa chữa được những khiếm khuyết thâm căn cố đế trong chính sách của EU mà còn phải cậy nhờ lực lượng bên ngoài thực hiện bổn phận của mình.
Dù được Ủy ban châu Âu công bố thành công, thỏa thuận trên đã trả giá quá đắt bằng chính sinh mạng con người. Hàng chục ngàn người vẫn còn bị kẹt lại ở Hy Lạp trong những điều kiện tồi tệ; phải trú ngụ trong những nhà xưởng, nhà kho cũ kỹ và các lều bạt trong khi chính sách tái định cư của EU – phân bổ khắp châu Âu – lại hầu như không hoạt động. Sống trong tâm trạng tuyệt vọng, một số nhóm người tị nạn đã quyết định quay về Syria những mong tìm được một tương lai khá hơn ở nơi này.
Ông Tusk cũng khuyến cáo thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gia tăng áp lực lên đảo Sicily của Ý. Báo Daily Mail (Anh) đưa tin hàng ngàn người di cư vẫn đang hằng ngày vượt biển vào Sicily, làm dấy lên nỗi lo ngại rằng hòn đảo cổ xưa trên Địa Trung Hải này sẽ trở thành một “Lesbos thứ hai”. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2016, số di dân đến đảo này đã tăng 90%. Đại đa số người di cư đến Sicily là dân châu Phi, từ các nước Nigeria, Ghana, Gambia, Niger, Bờ Biển Ngà và Benin.
Trong bối cảnh đó, EU đang hoạch định chính sách di dân tương lai của khối này với dự định viện trợ cho một số quốc gia châu Phi để chặn dòng người rời khỏi đất nước họ. Ông Oberreit đánh giá một khi có hành động như vậy, nghĩa là EU dùng tiền để chạy trốn trách nhiệm và các giá trị của mình.
Kỳ tới: Trách nhiệm của Mỹ
Cơn ác mộng
Theo báo The Independent, cựu trùm tình báo Anh MI6 Richard Dearlove nhận định EU sẽ đối mặt một cuộc nổi dậy nếu không kiểm soát được cuộc khủng hoảng di dân. Thêm vào đó, ông còn ví tình huống miễn thị thực nhập cảnh cho hàng triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như đặt xăng kế bên ngọn lửa.
Một diễn biến khác, nhật báo The Daily Sheeple đưa tin người dân Đức hiện quan tâm đến việc tự vệ hơn bao giờ hết. Họ tìm mua bất cứ thứ gì có thể dùng làm vũ khí sau khi đất nước này tràn ngập 1 triệu người nhập cư từ thế giới thứ ba trong vòng 2 năm qua. Trong khi đó, báo Express trích dẫn báo cáo của cảnh sát Đức cho biết 4/5 số người tị nạn nuôi hy vọng làm lại cuộc đời ở miền đất hứa châu Âu sẽ đặt chân lên nước này mà không có giấy tờ tùy thân.
Theo Người Lao Đông
Nga bác tin cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc đảo chính
Tờ RBC ngày 21-7 đưa tin điện Kremlin phủ nhận các báo cáo cho rằng tình báo Nga đã cảnh báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc đảo chính sắp xảy ra.
Trước đó, hôm 20-7 hãng tin Fars của Iran trích dẫn các nguồn tin ngoại giao từ thủ đô Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Moscow đã cảnh báo tổng thống Recep Tayyip Erdogan về một cuộc đảo chính quân sự nhiều giờ trước khi vụ việc xảy ra ngày 15-7, khiến 290 người chết.
Theo Fars, quân đội Nga phát hiện được đoạn mã chứa thông tin về việc chuẩn bị đảo chính rồi tiết lộ tin này với lực lượng tình báo Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định chính phủ Nga không hay biết gì về sự việc. "Tôi không có thông tin gì về việc này và tôi không biết hãng tin Fars dẫn nguồn từ đâu" - ông Peskov nói hôm 21-7.
Trong một diễn biến khác, tổng thống Erdogan trả lời hãng tin Reuters ngày 21-7 rằng hệ thống tình báo đã thất bại nghiêm trọng trước cuộc đảo chính hồi tuần trước và lực lượng vũ trang sẽ nhanh chóng được cải tổ và "thay máu".
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp hôm 21-7, ông Erdogan cho rằng dù có khả năng xảy ra cuộc đảo chính thứ 2 nhưng sẽ không dễ dàng vì "chúng tôi đang thận trọng hơn".
"Rõ ràng là có những khoảng trống và thiếu sót trong lực lượng tình báo của chúng tôi, chúng tôi không phủ nhận hay che giấu điều đó" - ông Erdogan nói.
Ngoài ra, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo một cuộc họp của Hội đồng Quân sự Tối cao (YAS) sẽ được tổ chức sớm 1 tuần để giám sát việc tái cơ cấu quân đội. Hội đồng do thủ tướng chủ trì và có sự tham gia của bộ trưởng Quốc phòng cũng như tham mưu trưởng.
"Họ đang làm việc cùng nhau để bàn bạc những thứ cần làm và trong một thời gian ngắn, cơ cấu tổ chức mới sẽ xuất hiện. Tôi tin là lực lượng vũ trang sẽ được thay máu" - trích câu trả lời của ông Erdogan.
Theo Soha News
Ấn Độ triển khai máy bay, tàu ngầm tìm kiếm máy bay mất tích Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 22-7 cho biết bộ đã triển khai 4 máy bay, 12 tàu và 1 tàu ngầm đến vịnh Bengal để tìm kiếm chiếc máy bay quân sự chở hơn 20 người đang mất tích. Không quân Ấn Độ hiện có hơn 100 máy bay Antonov-32 đang hoạt động - Ảnh: Indian Air Force Ban đầu, theo Reuters,...