Cuộc đua xếp hạng thi tốt nghiệp các tỉnh tạo ra vòng xoáy không có hồi kết!
Để giữ được thứ hạng, cả trường, cả tỉnh ra sức làm công tác phân luồng học sinh, động viên các em có học lực trung bình không dự thi đại học…
LTS: Trong bài viết này, thầy giáo Dương Khánh Toàn, giáo viên Trường Trung học phổ thông Quang Hà, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc chia sẻ quan điểm của mình về việc xếp hạng điểm trung bình tốt nghiệp trung học phổ thông của các tỉnh thành.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo nảy ra sáng kiến xếp hạng các tỉnh, các trường trung học phổ thông qua điểm trung bình thi thì có vô số chuyện xảy ra. Thôi thì đủ cả ái, ố, hỉ, nộ, bi, hài,…
Có thể nói điểm trung bình thi trở thành tiêu chí số một để đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương, của trường, của giáo viên và cuộc đua xếp hạng có thể so sánh với cuộc đua về GDP giữa các quốc gia.
Không chỉ có bấy nhiêu, “hiệu ứng cánh bướm” từ xếp hạng điểm thi đã kéo theo rất nhiều người khác vào cuộc chơi và tạo nên nhiều hệ lụy.
Đầu tiên là xếp hạng qua điểm trung bình thi đại học. Lúc đó trường tôi, tỉnh tôi luôn được xếp hạng cao.
Lí do thật ra cũng không đáng tự hào lắm vì khi đó số lượng học sinh thi đại học của chúng tôi rất ít, kém xa các tỉnh có truyền thống về giáo dục như: Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội…
Thế là, để giữ được thứ hạng, cả trường, cả tỉnh ra sức làm công tác phân luồng học sinh, động viên các em có học lực trung bình không dự thi đại học, chỉ những em thật sự vượt trội, có cơ hội đạt điểm cao mới được khuyến khích thi đại học.
Top 10 địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất năm 2020. (Ảnh: Vietnamnet.vn)
Phân luồng học sinh thực ra là một chủ trương đúng đắn, tiết kiệm chi phí cho nhân dân và giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Nhưng lợi ích đáng kể là nhờ làm tốt công tác này mà thứ hạng của trường, của tỉnh luôn được đảm bảo (tỉ lệ thi ít, đã được chọn lựa nên đương nhiên điểm sẽ cao) dù các tỉnh bạn có vẻ không phục.
Giai đoạn tiếp theo là xếp hạng dựa trên điểm thi Trung học phổ thông, nghĩa là 100% học sinh. Lúc này phân luồng không có tác dụng gì nữa. Cách duy nhất để tăng hạng là đẩy mạnh công tác ôn tập cho học sinh.
Video đang HOT
Các trường đua nhau dạy ôn, làm sao ôn tập được càng nhiều vòng càng tốt, phương châm là “trăm hay không bằng tay quen”, làm một lần sai thì làm 2 lần, 3 lần, 5 lần… sẽ quen, sẽ đúng.
Cách làm này nhận được sự đồng thuận của đa số phụ huynh vì ai cũng muốn con mình thi đỗ, đạt điểm cao.
Thầy cô tất nhiên là đồng lòng nhất trí vì ai cũng lo lắng cho chỉ tiêu đã được giao khoán.
Nhiều thầy cô sốt sắng giao bài cho học sinh hết tập này đến tập khác, xoay các em như chong chóng; học sinh thì rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”: dù không muốn cũng phải gồng mình lên học vì sợ không hoàn thành bài cô cho sẽ bị trách phạt hay làm cô buồn, mà học hết các môn thì không có sức.
Tuy nhiều em mục tiêu cũng chỉ là đỗ tốt nghiệp để học nghề, vào công ty làm công nhân hay xuất khẩu lao động (mà đỗ tốt nghiệp thì hầu như đều 100%). Cá nhân tôi nhiều khi thấy các em đạt điểm cao mà không mừng.
Cách học như sẽ tạo nên lối mòn cho tư duy của các em, triệt tiêu khả năng sáng tạo và đánh mất niềm vui đích thực của sự khám phá trong học tập.
Một bài toán hay cần cách giải độc đáo chứ không cần một bài giải hoàn hảo theo kiểu lối mòn.
Một bài văn hay là ở cảm xúc chân thực, lối diễn đạt trong sáng, giản dị chứ không phải là một bài văn dài hàng chục trang giấy mà chắp vá, vay mượn từ lời văn đến cảm xúc.
Tôi được biết có thầy giáo dạy văn giỏi, kiến thức uyên bác mà mấy năm liền không được nhà trường phân công dạy khối 12 vì thầy không ép học sinh học thuộc lòng để đạt điểm cao, tăng thứ hạng cho nhà trường.
Quan niệm “văn học là nhân học, dạy văn trước hết là dạy cho các em biết rung cảm trước cái đẹp, biết căm ghét cái xấu, biết cảm thông chia sẻ, yêu thương, biết làm người một cách cao đẹp nhất…” của thầy có phần phi thực tế và không hợp thời.
Một thầy giáo khác thì cho rằng: “Điểm 10 môn Giáo dục công dân không thể so với điểm 10 môn Toán, Văn, Anh (vì đề môn này ra rất dễ).
Hơn nữa nhiều khi nó cũng chẳng giúp được gì cho các em trong việc xét tuyển đại học”.
Trước thềm năm học mới, nhiều báo đưa tin năm 2021 sẽ có nhiều thay đổi trong kì thi Trung học phổ thông, không còn kì thi “ba chung”, “2 trong 1″ nữa. Chúng tôi lại thêm một lần hy vọng cuộc chạy đua xếp hạng điểm trung bình sẽ đến hồi kết.
Hơn ai hết chúng tôi mong mỏi khi chương trình giáo dục phổ thông mới đi vào thực hiện, chúng ta sẽ đánh giá học sinh theo đúng phương châm đánh giá năng lực.
Và tất nhiên là sẽ đánh giá lao động của người thầy qua sự phát triển của học sinh.
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp với dạy nghề: Còn nhiều băn khoăn
Mới đây, Bộ GD-ĐT và sau đó là Sở GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn tổ chức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX.
Theo chủ trương này, kể từ năm học 2020-2021, việc dạy văn hóa trong các trường nghề phải có sự phối hợp với trung tâm GDTX.
Học sinh hệ trung cấp của Trường cao đẳng Nghề công nghệ cao Đồng Nai (H.Long Thành) trong giờ học văn hóa
Đây được cho là sẽ tạo thuận lợi trong việc dạy chương trình văn hóa kết hợp với dạy nghề, góp phần thực hiện tốt phân luồng học sinh sau THCS. Tuy nhiên, chủ trương này đang khiến các trường nghề và cả các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh băn khoăn.
* Trung tâm GDTX sẽ quản lý việc dạy văn hóa
Ngày 31-7-2020, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 2857/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn tổ chức dạy chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX. Một trong những nội dung được nêu tại công văn này là: "...Đối với người học do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tuyển sinh học trung cấp nghề có nguyện vọng học chương trình GDTX cấp THPT để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT thì các đơn vị này phối hợp với các cơ sở GDTX để tổ chức dạy chương trình GDTX cấp THPT".
Công văn cũng nêu rõ: "Việc dạy học chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với dạy nghề do các cơ sở GDTX tổ chức thực hiện. Trong trường hợp không có cơ sở GDTX hoặc cơ sở GDTX không đủ điều kiện để thực hiện, các sở GD-ĐT có thể xem xét cho phép các trường THPT thực hiện dạy chương trình GDTX cấp THPT".
Theo tinh thần chỉ đạo chung của Bộ GD-ĐT, trong công tác phối hợp dạy văn hóa, các trung tâm GDTX sẽ chủ trì thực hiện về chuyên môn (gồm các khâu như: chọn, cử và phân công giáo viên giảng dạy; tổ chức thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá và phê học bạ của học viên; thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên...). Trong trường hợp trung tâm GDTX không đủ điều kiện để thực hiện thì sẽ do các trường THPT trên địa bàn thực hiện. Điều đó có nghĩa là các trung tâm GDTX sẽ được quyền quản lý công tác dạy văn hóa trong các trường nghề. Đây chính là điều khiến các trường nghề có nhiều băn khoăn, e ngại.
* Sự phát triển của trường nghề
Trong suốt những năm qua, một số trường nghề trên địa bàn tỉnh đã đồng thời thực hiện 2 chức năng: vừa đào tạo nghề, vừa dạy học văn hóa chương trình GDTX. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học văn hóa, các trường đã chủ động đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm - thực hành; chuẩn bị đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình văn hóa...
Tính đến cuối năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 21 đơn vị có giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT. Trong đó có 11 trung tâm GDNN-GDTX các huyện/thành phố, 1 trung tâm GDTX tỉnh, 1 trung tâm văn hóa người điếc và 8 trường trung cấp, cao đẳng nghề. Dự kiến, năm học 2020-2021 sẽ còn lại 20 đơn vị (Trường cao đẳng Nghề số 8 giải thể).
Về số lượng người học, toàn tỉnh có gần 16.585 học viên học chương trình GDTX cấp THPT. Trong đó, học viên tại các trường nghề là 12.267; số học viên học tại các trung tâm GDTX là 4.318.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng học sinh tham gia học trung cấp nghề kết hợp học văn hóa tại các trường nghề ngày càng tăng. Nếu như năm 2014, Đồng Nai chỉ tuyển được hơn 4 ngàn chỉ tiêu học sinh trung cấp nghề kết hợp học văn hóa thì đến năm 2019, con số này đã đạt khoảng 12 ngàn.
Không chỉ học sinh Đồng Nai, nhiều học sinh từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước cũng "đổ" về Đồng Nai để học tập... Đó là minh chứng rõ nét cho thấy chất lượng dạy học chương trình văn hóa của các trường nghề đang ngày càng nâng cao.
TS Lê Anh Đức, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề công nghệ cao Đồng Nai khẳng định: "Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề gắn với dạy văn hóa ở trường chúng tôi có nhiều chuyển biến tốt. Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT của trường cũng cao hơn tỷ lệ chung của hệ GDTX tỉnh. Như vậy, có thể nói, đây là phương thức đào tạo hiệu quả tại cơ sở GDNN, vừa đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân, vừa giải quyết phân luồng sau THCS theo chủ trương của nhà nước và của tỉnh".
Trong khi đó, tình hình tuyển sinh của các trung tâm GDTX lại không mấy sáng sủa. Nếu như những trường cao đẳng nghề như: Hòa Bình - Xuân Lộc, Kỹ thuật Đồng Nai, Nghề công nghệ cao Đồng Nai... có quy mô đào tạo trên 3 ngàn học sinh học văn hóa chương trình GDTX/năm thì các trung tâm GDTX chỉ có quy mô từ 300-800 học sinh (bao gồm cả học sinh GDTX bậc THCS).
Không chỉ quy mô tuyển sinh, đào tạo, nếu xét về cơ sở vật chất, các trung tâm GDTX cũng không được đầu tư như các trường nghề. Xét về đội ngũ giáo viên, chính các trung tâm GDTX cũng không có đủ giáo viên cơ hữu mà phải hợp đồng với giáo viên các trường THPT trên địa bàn để thỉnh giảng cho trung tâm...
Ông Võ Ngọc Vinh, Phó giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX H.Trảng Bom cho hay: "Hiện nay, trung tâm có hơn 700 học sinh đang theo học chương trình văn hóa GDTX. Trung tâm hiện có 10 biên chế giáo viên, so với một số trung tâm khác là đã đông nhưng chúng tôi vẫn phải hợp đồng thêm với giáo viên trường THPT trên địa bàn mới đủ người dạy".
Xét về sự tương quan giữa những thuận lợi và khó khăn của hai bên như trên, các trường nghề không khỏi băn khoăn, đặt câu hỏi: Liệu các trung tâm GDTX có thực hiện tốt vai trò của mình nếu quản lý việc dạy văn hóa trong các trường nghề?
* Còn những băn khoăn
Theo Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai Huỳnh Lê Tuấn Dũng, tiền thân của Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai là trường cơ điện dạy trung cấp chuyên nghiệp, do Sở GD-ĐT quản lý. Vì vậy, ngay từ giai đoạn trước, trường đã đáp ứng được việc dạy văn hóa (trước đây dạy các môn Văn - Toán - Lý - Hóa). Đến khi trường chuyển cơ quan chủ quản là Sở LĐ-TBXH và thực hiện việc dạy trung cấp nghề kết hợp dạy văn hóa, nhà trường tiến hành dạy thêm 3 môn: Sinh - Sử - Địa. Nhà trường đã hợp đồng thêm với giáo viên bên ngoài, đáp ứng đủ nhu cầu dạy học văn hóa để thi tốt nghiệp THPT.
Hình thức đào tạo nghề kết hợp dạy học văn hóa đã góp phần quan trọng trong công tác phân luồng học sinh sau THCS. Trong ảnh: Học sinh nghề sửa chữa ô tô tham gia Cuộc thi tay nghề giỏi tại Trường cao đẳng Cơ giới và thủy lợi (H.Trảng Bom). Ảnh:Hải Yến
"Trường đã chuẩn bị đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Bây giờ cơ sở vật chất là của trường mình mà đơn vị khác vào quản lý thì cũng không hợp lý. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa biết là trung tâm GDTX sẽ phối hợp hay quản lý cụ thể ở mảng nào" - ông Dũng cho hay.
Còn ông Lê Quang Trung, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama2 bày tỏ: "Những năm qua, việc dạy chương trình văn hóa do trường trực tiếp đảm nhiệm, chúng tôi đã chuẩn bị đủ về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, công việc đang tiến hành trơn tru, đáp ứng được chuẩn đầu ra. Năm nay phải áp dụng theo quy định mới, học sinh sẽ phải chịu 2 bộ phận quản lý khác nhau. Nếu áp dụng đột ngột như vậy sẽ gây khó cho cả học sinh và các bên liên quan. Ngoài ra, để có thể thực hiện chức năng quản lý chuyên môn, tôi cho rằng các trung tâm GDTX cần phải có thời gian chuẩn bị về nguồn lực".
Không chỉ các trường nghề, chính các trung tâm GDTX khi tiếp nhận chủ trương về việc phối hợp với các trường nghề cũng có phần bối rối. Bản thân các trung tâm GDTX nhận thấy rõ điểm yếu của mình so với các trường nghề. Xét cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, lượng học sinh (học viên) thì các trung tâm GDTX đều không bằng trường nghề. Bản thân các trung tâm GDTX cũng còn phải đi hợp đồng với giáo viên bên ngoài để dạy học thì khó có thể bố trí giáo viên dạy học cho các trường nghề, vốn có quy mô đào tạo gấp nhiều lần trung tâm GDTX.
Ông Võ Ngọc Vinh cho biết: "Theo tôi, với chức năng nhiệm vụ phụ trách mảng GDTX, nếu Sở GD-ĐT giao cho chúng tôi phối hợp với trường nghề để dạy học văn hóa thì phía trung tâm GDTX chỉ quản lý về chuyên môn (như bồi dưỡng giáo viên; tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh; theo dõi học bạ...). Còn đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất thì phải khai thác tại các trường nghề. Nếu giao luôn cả 2 việc ấy cho trung tâm GDTX thì tôi nghĩ các trung tâm sẽ khó làm nổi trong điều kiện hiện nay".
Còn theo ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX H.Long Thành, thời điểm trước năm 2011, trung tâm vốn là đơn vị phụ trách dạy văn hóa cho học sinh 2 trường nghề trên địa bàn huyện. Đến năm 2010-2011, Sở GD-ĐT cho phép các trường nghề được dạy văn hóa. Kể từ đó, các trường nghề mới tự tổ chức dạy học... Do đó, nếu bây giờ ngành Giáo dục giao việc quản lý dạy học văn hóa trong trường nghề lại cho phía trung tâm GDTX thì trung tâm sẽ cố gắng để phối hợp thực hiện.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Đề thi Tổ hợp Khoa học xã hội dễ, thí sinh dễ dàng đạt diểm trên trung bình Kết thúc buổi thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sáng (10-8), nhiều giáo viên và thi sinh nhận định đề thi Tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử- Địa lý- Giáo dục công dân) năm nay khá dễ, sát với kiến thức đã học và đề thi minh họa. Nếu nắm vững kiến thức đã học, thí sinh có học lực trung...