Cuộc đua huy động tiền gửi ngày càng ‘nóng’
Cuộc đua lãi suất các ngân hàng tiếp tục diễn ra căng thẳng trong tháng 10 khi có thêm sự góp mặt của hai “ông lớn” ngân hàng còn lại là Agribank và Vietcombank.
Tín dụng bị siết nhưng nhu cầu vốn của các ngân hàng vẫn có dấu hiệu tăng cao trong thời gian gần đây. Điều này đã khiến lãi suất huy động của các ngân hàng nhích lên.
Điều này thể hiện ở cuộc đua lãi suất các ngân hàng chưa có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng căng thẳng hơn về cuối năm. Bắt đầu từ những ngân hàng nhỏ trong nhóm tư nhân, đến những ngân hàng lớn hơn và bây giờ các các “ông lớn” cũng tích cực tham gia vào cuộc đua này. Cả 4 ngân hàng Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV đều đã tăng lãi suất. Có ngân hàng thậm chí còn tăng nhiều lần trong 3 tháng qua, tất nhiên, với mức tăng mỗi lần khá nhẹ, không mạnh tay như các nhà băng tư nhân. Và cho đến nay, mức lãi suất của nhóm ngân hàng có vốn chi phối của Nhà nước đã bước lên mặt bằng mới, thậm chí một số kỳ hạn còn nhỉnh hơn nhiều ngân hàng tư nhân khác.
Cụ thể, Agribank điều chỉnh tăng tất cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn từ 1 tháng đến 9 tháng. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,5%/năm; kỳ hạn 2 tháng tăng từ 4,2%năm lên 4,5%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4,6%/năm lên 4,8%/năm.
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,3%/năm lên 5,5%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,6%/năm.
Tương tự, tại Vietcombank các lãi suất kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng cũng đều được điều chỉnh tăng. Tuy nhiên mức điều chỉnh ít hơn so với tại Agribank. Lãi suất tiết kiệm thường kỳ hạn 1 tháng sau khi điều chỉnh tăng từ 4,3%/năm lên 4,4%/năm, thấp hơn tại ba “ông lớn” còn lại. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4,6%.năm lên 4,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,3%/năm lên 5,5%/năm, tương đương với các ngân hàng thương mại nhà nước còn lại.
Trước 2 ngân hàng này, VietinBank và BIDV đã nhanh hơn trong cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Lãi suất của họ thậm chí còn cao hơn một số nhà băng khác ở nhiều kỳ hạn ngắn.
Video đang HOT
Lãi suất tiết kiệm đang là câu chuyện rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Điều này hẳn là tin vui với người gửi tiền song cũng dẫn tới nhiều lo ngại về biểu hiện của thanh khoản eo hẹp và khả năng kéo mặt bằng lãi suất cho vay lên cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các nhà phân tích tài chính, lãi suất tăng cũng bắt nguồn từ việc các ngân hàng tăng huy động nhằm đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ rút từ 45% hiện tại xuống còn 40% vào đầu năm 2019. Dù có tính thanh khoản cao thì việc rút 5% trong tổng số dư nguồn vốn huy động ngắn hạn như vậy là một khối lượng rất lớn nên các ngân hàng vẫn cần cơ cấu lại nguồn vốn để đáp ứng tỷ lệ trên.
Ngoài lý do trên thì việc lãi suất tăng cũng được cho là biện pháp chủ động của NHNN thông qua hoạt động rút ròng, từ đó khiến lãi suất liên ngân hàng bằng VND tăng lớn hơn mức tăng của lãi suất USD, giúp đồng nội tệ tăng giá, góp phần hạ nhiệt tỷ giá.
Nhiều công ty chứng khoán cũng kỳ vọng rằng lãi suất sẽ còn tăng trong ngắn hạn, trước mắt là đầu năm 2019.
Đưn cử như chứng khoán Rồng Việt VDSC cho rằng, lãi suất trong nước sẽ bắt đầu tăng lên từ năm 2019 do cả rủi ro bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Rủi ro bên ngoài có thể kể đến như FED sẽ tiếp tục kiên định với lộ trình tăng lãi suất, NHTW Chậu Âu sẽ kết thúc chương trình mua tài sản vào cuối năm 2018 trong khi NHTW Nhật Bản (BOJ) có thể xem xét lại mục tiêu lạm phát và định hướng điều hành chính sách tiền tệ. Còn rủi ro nội tại đến từ việc lạm phát gia tăng mạnh mẽ tạo sức ép lớn trên lãi suất.
Báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR cho rằng, nếu đồng USD tiếp tục tăng giá trong thời gian tới, việc NHNN phải tiếp tục bán ra ngoại tệ hoặc nâng lãi suất để giữ giá đồng nội tệ có thể sẽ xảy ra, dẫn tới nhiều rủi ro cho khu vực doanh nghiệp.
Thu Hà
Theo antt.vn
Khởi công ba năm, cầu Thủ Thiêm 2 mới được 16% khối lượng công trình
Theo kế hoạch, cầu Thủ Thiêm 2 hoàn thành dịp 30/4 vừa qua, song do vướng mặt bằng nên thời gian đưa vào sử dụng lùi lại năm 2020.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM,dự án thi công cầu Thủ thiêm 2 đến nay mới đạt khoảng 16% khối lượng công trình. Khó khăn lớn nhất hiện nay là giải phóng mặt bằng phía quận 1. Diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 13.000 m2, trong đó có 6 hộ dân, 4 tổ chức (Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 1, Tổng Công ty Ba Son - Công ty TNHH MTV, Bộ Tư lệnh Hải Quân).
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Sở Giao thông kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Hội đồng thẩm định bồi thường, Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, UBND quận 1 và các sở ngành liên quan gấp rút tham mưu, đề xuất phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời, thu hồi đất cho chủ đầu tư.
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2.
Sở Giao thông cho biết, nếu mặt bằng được bàn giao kịp ngay trong tháng 10 thì chủ đầu tư cam kết có thể thi công và hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2 trước ngày 30/4/2020.
Hồi tháng 8, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Tổng Công ty Ba Son và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2 sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, để triển khai thi công dự án cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 và 2) theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa được đẩy nhanh.
Để chuẩn bị cho việc kết nối cầu Thủ Thiêm 2, hồi đầu năm nay 258 cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) đã bị đốn hạ, di dời.
Được khởi công vào ngày 3/2/2015 với tổng mức đầu tư 4.260 tỷ, cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến hoàn thành sau 30 tháng thi công. Sau đó, thời hạn hoàn thành được dời đếndịp 30/4 năm nay.
Với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, cầu Thủ Thiêm 2 được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả đêm và ngày. Công trình cũng sẽ là biểu tượng cổng chào từ trung tâm TP HCM qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Công trình gồm 6 làn xe, tổng chiều dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu dài gần 900 m, được thiết kế theo kiểu cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu rồng nghiêng về phía Thủ Thiêm, cao 113 m.
Phía quận 1, cầu dẫn bao gồm: nhánh chính dài 437 m với 4 làn xe đi thẳng vượt qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn, đồng thời kết nối với nút giao Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng; nhánh N1 dài 195 m, bắt đầu từ công trường Mê Linh chạy dọc theo đường Tôn Đức Thắng cập sông Sài Gòn kết nối với cầu chính và đi qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhánh N2 dài gần 193 m, kết nối từ quận 2 qua quận 1, đáp xuống đường Tôn Đức Thắng trước nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn.
Theo Hữu Công - VNExpress
Chứng khoán chiều 11/10: Sức ép chưa dừng VN-Index đóng cửa vẫn giảm 4,84% so với tham chiếu, dù cuối phiên đã thoát cao hơn đáy buổi sáng... Lực cầu bắt đáy ấn tượng trong buổi sáng đã kích hoạt một đợt phục hồi khá mạnh ngay đầu phiên chiều. Rất tiếc là đợt phục hồi này không đủ cải thiện tình hình vì sức ép bán ra vẫn lớn đến...