Cuộc đua hạ giá trên thị trường smartphone Việt tháng cận Tết
Cận Tết là thời điểm sôi động nhất của thị trường smartphone. Hiện tại các nhà bán lẻ đã giảm giá một số model, tuy nhiên sức mua vẫn còn khá thấp.
“Còn chưa đầy một tháng nữa sẽ đến Tết. Trong dịp này, nhu cầu mua sắm của người dùng thường tăng cao nên bên mình có nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách hàng”, anh Thế Long quản lý cửa hàng smartphone trên đường 3/2 (TP.HCM) cho biết.
Tình hình thị trường năm nay có một vài thay đổi nhẹ so với các năm trước. Những chiếc smartphone cao cấp như iPhone X, XS, XS Max được quan tâm nhất. Bên cạnh đó, một số model tầm trung như Galaxy A7, A9 hay Nokia 8.1… cũng được người dùng lựa chọn.
Smartphone cao cấp giảm mạnh
Dạo qua các kệ hàng của những hệ thống bán lẻ lớn, hầu hết mẫu di động được niêm yết giảm trong tháng này. Trong đó có nhiều model thuộc phân khúc cao cấp được giảm giá mạnh như Galaxy note 9 512 GB (giảm 5,7 triệu đồng, còn 22,8 triệu đồng), iPhone XS, XS Max đều được giảm 2 triệu đồng…
Các model trong nhóm tầm trung được giảm nhẹ như Oppo F7 (giảm 1 triệu còn 7 triệu đồng), Galaxy A7 (giảm 1,7 triệu, còn 6,2 triệu đồng)….
Ngoài giảm giá, khi người mua smartphone tại các hệ thống bán lẻ lớn thời gian này sẽ nhận được nhiều ưu đãi như phiếu mua hàng trừ trực tiếp vào giá sản phẩm (một cách lách luật của đại lý trước yêu cầu không phá giá sản phẩm của hãng sản xuất), tặng phụ kiện hoặc các chương trình rút thăm may mắn.
Hiện tại sức mua smartphone của khách hàng vẫn chưa nhiều.
Anh Long cho biết thêm, doanh số smartphone trong những ngày này tăng khoảng 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, các sản phẩm smartphone bán chạy chủ yếu ở phân khúc trung và cao cấp như iPhone XR, XS Max…
Các model của Samsung bán mạnh nhất là Galaxy A7, Galaxy S9 và Note9. Những mẫu smartphone việt như Bphone, Vsmart có doanh số khá tốt do sở hữu mức giá hợp lý và xu hướng ủng hộ sản phẩm Việt.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp một số cửa hàng đã khai khống giá sản phẩm lên cao hơn mức thực tế, sau đó niêm yết mức giảm “khủng” để thu hút người mua.
Smartphone cũ được quan tâm
Bên cạnh những mẫu smartphone vừa ra mắt, các model cũ cũng được nhiều người dùng lựa chọn, nổi bật nhất là iPhone 7, 7 Plus, 8, 8 Plus và iPhone X do có mức giá rẻ hơn từ 6-8 triệu đồng so với máy mới.
“Smartphone cũ của Apple có sức mua vẫn rất lớn, bởi đặc tính sản phẩm và nhu cầu người dùng cao”, anh Nguyễn Huy Tân – trưởng phòng marketing của hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam cho biết.
Những mẫu iPhone cũ được nhiều người dùng chọn mua.
Ngoài iPhone, một số smartphone Android cũ cũng được người dùng quan tâm như Samsung Galaxy A8 , Galaxy S8, S9, Huawei P20 Pro hay Xiaomi Mi 8 Pro… Những model này có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh được bán với giá rẻ hơn gần một nửa so với máy mới.
Các cửa hàng cho biết sức mua hiện tại vẫn còn khá thấp và sẽ tăng mạnh vào thời điểm trước Tết 1-2 tuần. Thời điểm này, người dùng có nhiều thời gian hơn để mua sắm Tết.
“Hiện tại sức mua ở cửa hàng vẫn chưa tăng mạnh. Tôi nghĩ do người dùng phải đợi lương tháng 13 rồi mới mua smartphone, vì giá trị của những sản phẩm này tương đối cao”, Trần Quốc Trung – trưởng phòng kinh doanh của một hệ thống bán lẻ tại TP.HCM chia sẻ.
Theo số liệu của Counterpoint Research, tính đến quý II/2018, Samsung vẫn là hãng smartphone đứng đầu thị trường Việt Nam với 37% thị phần, đứng thứ 2 là Oppo với 22%. Xiaomi, Apple và Huawei (bao gồm cả thương hiệu Honor) cùng có 5% thị phần.
Theo Zing
Video đang HOT
So sánh Vsmart Active 1 và Bphone 3: Smartphone Việt nào đáng mua hơn?
Vsmart Active 1 và Bphone 3 là hai mẫu smartphone Việt đình đám ở phân khúc tầm trung (5-7 triệu đồng). Vậy đâu là sản phẩm dành cho bạn?
Bphone của BKAV và Vsmart của Vingroup là hai dòng smartphone Việt đình đám nhất trên thị trường hiện nay. Bphone đã có mặt trên thị trường lâu hơn Vsmart khi chiếc máy này lần đầu ra mắt năm 2015, cứ mỗi năm trôi qua hãng lại ra thế hệ mới và đến nay Bphone đã có đến phiên bản thứ 3. Trong khi đó, Vsmart ngay trong lần đầu trình làng vào tháng 12/2018 đã ra mắt đến 4 mẫu smartphone khác nhau gồm Active 1, Active 1 , Joy 1 và Joy 1 thuộc nhiều phân khúc khác nhau.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh chiếc Vsmart Active 1 và BKAV Bphone 3. Đây là hai mẫu máy cùng thuộc phân khúc tầm trung (khoảng 5-7 triệu đồng) và được nhiều người săn đón. Thực tế, Vsmart còn có một chiếc máy tầm trung cao cấp hơn là Active 1 , tuy nhiên Active 1 vẫn chưa được bán ra rộng rãi và chúng tôi sẽ so sánh Bphone 3 trong một bài viết sau. Trong khi đó, Bphone 3 cũng có phiên bản cao cấp hơn là Bphone 3 Pro, tuy nhiên giá bán lại cao hơn nhiều (9.99 triệu đồng) và chỉ nâng cấp về cấu hình.
Thiết kế: Mỗi máy có một vẻ đẹp riêng, người dùng tự chọn theo sở thích
Active 1 và Bphone 3 đều mang thiết kế cao cấp với mặt lưng kính và viền kim loại. Cả hai máy cũng đều không có "tai thỏ". Tuy nhiên, phong cách thiết kế của cả hai máy lại có sự khác nhau rõ rệt.
Xét về form tổng thể, Bphone 3 có vẻ vuông vức, nam tính và "chất" hơn. Trong đó, điểm mạnh nhất trong thiết kế của Bphone 3 chính là màn hình tràn đáy với viền dưới siêu mỏng. Đây là một thiết kế độc đáo mà không nhiều điện thoại sở hữu. Tuy nhiên, một số người lại không thích việc Bphone 3 có cạnh trên dày và tạo nên cảm giác mất cân đối. Dù sao, Bphone 3 vẫn là chiếc máy "hiếm có, khó tìm" trên thị trường hiện nay.
Vsmart Active 1 và Bphone 3 đều có mặt lưng được làm bằng kính.
Vsmart Active 1 có một thiết kế "tầm thường" hơn, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc đây là một chiếc máy xấu. Mặt trước của Active 1 có viền trên và dưới hơi dày, tuy nhiên lại cân xứng hơn Bphone 3. Trong khi đó, mặt lưng của Active 1 cũng được uốn cong nhiều hơn Bphone 3. Nhìn chung, Vsmart đã đem đến cho Active 1 một lối thiết kế an toàn, không có điểm gì nổi bật nhưng cũng vì thế mà sẽ khiến đa số người dùng cảm thấy hài lòng.
Ở mặt trước, Bphone 3 nổi bật hơn nhờ thiết kế màn hình tràn đáy.
Viền dưới của Bphone 3 mỏng hơn nhiều so với Active 1...
... tuy nhiên Bphone 3 lại có viền trên dày hơn.
Active 1 có viền nhựa bao quanh màn hình, mặt lưng và cả dải anten. Những phần viền này nổi lên khá rõ và khiến chiếc máy trở nên kém cao cấp hơn, cảm giác khi vuốt ngón tay ra mép màn hình hay cầm nắm mặt lưng cũng không thật sự đã. Bphone 3 không có những phần viền này, vậy nên được đánh giá cao hơn về thẩm mỹ và trải nghiệm cầm nắm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phần viền nhựa của Active 1 sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rơi vỡ mặt kính/màn hình nếu như chẳng may máy bị rơi trúng vào phần viền, vậy đây cũng không hoàn toàn là một điểm yếu của Active 1.
Active 1 có nhiều chi tiết nhựa "lộ liễu" như viền anten được làm gồ lên.
Bao quanh mặt kính trước và sau của Active 1 cũng có một lớp viền nhựa. Mặc dù điều này khiến cho cảm giác vuốt và cầm nắm không tốt bằng Bphone 3, tuy nhiên nó lại giúp giảm thiểu tình trạng vỡ kính khi máy bị rơi trúng vào viền kim loại.
Màn hình: Ngang ngửa
Như đã nói ở trên, màn hình của Vsmart Active 1 và Bphone 3 đều không có tai thỏ. Màn hình của Active 1 có kích thước 5.6 inch, độ phân giải 1080x2160 và công nghệ IPS LCD. Màn hình của Bphone 3 cũng có độ phân giải và công nghệ tương tự, chỉ khác là kích thước 6 inch lớn hơn.
Màn hình của cả hai máy đều cho chất lượng hiển thị tốt.
Chất lượng màn hình của cả hai máy đều rất tốt và khó có điều gì để phàn nàn. Mặc dù vậy, nhờ phần viền mỏng, hình ảnh hiển thị trên màn hình của Bphone 3 trông nổi hơn so với Active 1. Kích thước lớn hơn cũng giúp cho trải nghiệm giải trí trên Bphone 3 tốt hơn, mặc dù cái hơn này không thật sự đáng kể so với Active 1.
Cấu hình & hiệu năng: Vsmart Active 1 hơn
Vsmart Active 1 được trang bị con chip Snapdragon 660 và RAM 4GB, trong khi Bphone 3 bản tầm trung là Snapdragon 636 và RAM 3GB. Trong sử dụng thực tế, Active 1 cho hiệu năng hơn Bphone 3 rõ rệt. Không chỉ tốc độ xử lý đơn thuần, Active 1 còn cho hiệu năng chơi game tốt hơn (nhờ GPU Adreno 512 của Snapdragon 660 mạnh hơn Adreno 509 của Snapdragon 636), và cả khả năng đa nhiệm tốt hơn (nhờ dung lượng RAM lớn hơn).
Rẻ hơn nhưng Vsmart Active 1 lại có cấu hình mạnh hơn đáng kể so với Bphone 3
Hiệu năng của Active 1 không chi đến từ phần cứng, mà công lớn còn đến từ phần mềm: Active 1 chạy Android gốc, trong khi Bphone 3 chạy BOS với giao diện tùy biến từ BKAV. Việc chạy Android gốc với ít tùy biến đã giúp Active 1 có một trải nghiệm mượt mà hơn hẳn.
Ngoài ra, Vsmart Active 1 có bộ nhớ trong 64GB, gấp đôi mức 32GB của Bphone 3. Cả hai đều hỗ trợ thẻ nhớ microSD, cho phép người dùng mở rộng bộ nhớ.
Bộ nhớ trong của Vsmart Active 1 là 64GB, còn Bphone 3 dừng lại ở mức 32GB.
Camera: Active 1 nhỉnh hơn chút ít
Vsmart Active 1 được trang bị camera kép bao gồm camera chính 12MP f/1.8 và một camera phụ 5MP đo khoảng cách nhằm hỗ trợ chụp ảnh xóa phông. Trong khi đó, Bphone 3 chỉ có 1 camera đơn 12MP f/1.8, tuy nhiên máy vẫn hỗ trợ chụp ảnh xóa phông bằng phần mềm.
Bphone 3 được trang bị camera đơn còn Vsmart Active 1 là camera kép.
Qua thử nghiệm thực tế, Vsmart Active 1 cho khả năng chụp ảnh tốt hơn Bphone 3, dù cách biệt là không quá lớn.
Trong điều kiện đủ sáng, chất lượng ảnh mà hai máy cho ra là khá tương đồng. Tuy nhiên, Active 1 nhỉnh hơn ở dynamic range (có thể thấy rõ những người trên cầu Thê Húc, Bphone 3 thì không rõ) do có chế độ HDR Auto. Với Bphone 3, chiếc máy này chỉ có HDR On/Off và người dùng sẽ phải tự mình quyết định mỗi khi chụp, khiến cho đôi lúc ảnh có thể cho ra không như ý.
Trong điều kiện thiếu sáng, ảnh của Vsmart Active 1 mặc dù nhiễu hơn Bphone 3, nhưng chúng tôi vẫn đánh giá cao hơn Bphone 3 do giữ lại được nhiều chi tiết hơn.
Ảnh chụp tối của Bphone 3 cũng thường bị phần mềm xử lý để làm sáng hơi "quá lố". Trong đa số trường hợp, cách xử lý này khiến ảnh của Bphone 3 không thật sự tự nhiên, và quan trọng nhất là nó khiến cho mức độ chi tiết của ảnh bị ảnh hưởng.
Phần mềm: BOS nếu muốn "chất", VOS nếu muốn ổn định và mượt mà
Chúng tôi đã từng có bài viết so sánh BOS của Bphone và VOS của Vsmart tại đây và các bạn có thể tham khảo. Để tóm gọn lại, BOS được BKAV tùy biến nhiều và đem đến trải nghiệm khác biệt, tuy nhiên đánh đổi lại là hiệu năng không thật sự tốt, còn tồn tại lỗi vặt và vấn đề cập nhật bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, VOS của Vsmart chẳng khác gì Android gốc và các ứng dụng Google, trải nghiệm không có gì mới mẻ nhưng lại rất ổn định, mượt mà và thường xuyên được cập nhật.
Bphone 3 và Vsmart Active 1 đều chạy Android 8 Oreo, tuy nhiên phần mềm của Bphone có được BKAV tùy biến còn của Vsmart thì như Android gốc.
Cổng kết nối: Đều USB-C, nhưng Vsmart Active 1 nhỉnh hơn nhờ jack cắm tai nghe
Cả Vsmart Active 1 và Bphone 3 đều sử dụng cổng USB-C tiên tiến. Tuy nhiên, BKAV đã gỡ bỏ jack cắm tai nghe trên Bphone 3, buộc người dùng phải sử dụng adapter nếu muốn nghe nhạc. Vsmart Active 1 thì vẫn giữ cổng kết nối này, tạo sự thuận tiện cho người dùng.
Điểm mạnh riêng của từng máy: Bphone 3 có kháng nước, Active 1 có loa kép
Mỗi smartphone đều được trang bị một tính năng độc đáo riêng và lấy đó làm thế mạnh của mình. Đối với Vsmart Active 1, chiếc máy này được tích hợp hệ thống loa kép (bao gồm một loa ở loa thoại và một loa ở cạnh đáy) cho âm lượng lớn và đầy đặn hơn những mẫu máy trong cùng phân khúc.
Vsmart Active 1 được trang bị hệ thống loa kép với âm lượng lớn.
Trong khi đó với Bphone 3, chiếc máy này có khả năng kháng nước theo chuẩn "tương đương IP68". Chống nước là một tính năng thiết thực, giúp người dùng bảo vệ smartphone của mình trong các tình huống "tai nạn" chẳng may đánh rơi xuống nước hay cho phép sử dụng máy trong trời mưa nhỏ.
Bphone 3 có khả năng kháng nước theo chuẩn "tương đương IP68".
Giá bán & hậu mãi: Vsmart Active 1 áp đảo
Bphone 3 có giá 6.99 triệu đồng, trong khi đó Vsmart Active 1 có giá 4.99 triệu đồng (giai đoạn 1) và 5.29 triệu đồng (giai đoạn 2). Như vậy, Active 1 có giá rẻ hơn Bphone 3 gần 2 triệu đồng, trong khi cấu hình lại mạnh hơn. Thực tế, cấu hình của Active 1 mạnh ngang ngửa với chiếc Bphone 3 Pro đang được BKAV bán với giá 9.99 triệu đồng.
Vsmart Active 1 cũng dễ mua hơn Bphone 3. Active 1 được phân phối rộng rãi tại Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn Thông A và nhiều trang thương mại điện tử khác. Trong khi đó, Bphone 3 được bán tại hơn 300 cửa hàng liên kết, đa số trong đó là các cửa hàng nhỏ lẻ, không tên tuổi, thậm chí có cả cửa hàng trước đây chỉ bán phụ kiện. Điều này tạo cho người dùng cảm giác không yên tâm so với Vsmart.
Khâu bảo hành cũng được Vsmart làm tốt hơn nhiều. Bphone 3 được bảo hành 12 tháng (1 đổi 1 trong 30 ngày), trong khi Vsmart là 18 tháng (1 đổi 1 trong 101 ngày). Người dùng có thể gửi bảo hành Bphone tại 2 điểm tại Hà Nội và TP.HCM, trong khi Vsmart có hơn 500 điểm trên toàn quốc.
Tổng kết: Vsmart Active 1 ngon-bổ-rẻ hơn, Bphone "chất" hơn
Trong phân khúc 5-7 triệu đồng, Vsmart Active 1 là sản phẩm đem đến cho người dùng nhiều giá trị hơn. Active 1 rẻ hơn nhưng có cấu hình mạnh hơn, bộ nhớ trong lớn hơn, camera tốt hơn và chế độ hậu mãi đảm bảo hơn Bphone 3. Nếu tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại tốt trong tầm giá, Vsmart Active 1 là sự lựa chọn sáng suốt.
Bphone 3 tuy không thể đọ được với Active 1 về những yếu tố trên, tuy nhiên chiếc máy này lại ghi điểm ở độ "chất" ở những yếu tố như màn hình tràn đáy, chống nước IP68, thiết kế đẹp và trải nghiệm khác biệt với hệ điều hành BOS.
Theo GenK
Lịch sử smartphone Việt: Từ "không làm nổi con ốc vít" đến sản phẩm chỉn chu "Không làm nổi con ốc vít" nhưng làm smartphone thì khác! Giấc mơ "smartphone thương hiệu Việt" hay "smartphone Made in Vietnam" đang được hiện thực hóa từng ngày. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhìn lại một vài cột mốc đặc biệt trong lịch sử phát triển smartphone thương hiệu Việt của những cái tên nổi tiếng nhất, như: Bkav, VinSmart,...