Cuộc đua giành ghế thủ tướng Nhật bắt đầu
Đảng cầm quyền Nhật hôm nay bắt đầu chiến dịch vận động kéo dài hai ngày nhằm tìm người lãnh đạo đất nước. Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Banri Kaieda đang là ứng viên sáng giá.
Cho đến nay đã có 5 thành viên đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền ra ứng cử vị trí lãnh đạo đảng để kế nhiệm ông Naoto Kan làm thủ tướng. Tân thủ tướng sẽ là ngươi thứ 6 ngồi ghế này ở Nhật trong 5 năm.
Sáng hôm nay là thời hạn cuối để những người muốn tranh cử công bố ý định của mình. Cuộc đua ghế thủ tướng được nhận xét là sít sao và khó đoán, theo AFP.
Cựu thủ tướng Kan công bố việc từ chức trưa hôm qua, sau 15 tháng đầy sóng gió với những nỗ lực khắc phục hậu quả động đất sóng thần và khủng hoảng hạt nhân.
Bộ trưởng công thương Nhật Bản Banri, một trong các ứng viên hàng đầu cho chức thủ tướng. Ảnh: AFP.
Trong hai ngày kể từ hôm nay, thông qua các cuộc tranh luận và phát biểu, các ứng viên sẽ tìm cách chiếm được sự ủng hộ của 398 nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ. Họ sẽ bỏ là những người bầu ra chủ tịch đảng thay thế ông Kan. Quốc hội Nhật sẽ bỏ phiếu bầu thủ tướng vào thứ ba tới.
Video đang HOT
Hiện cựu ngoại trưởng Seiji Maehara từ trước đó đã dẫn đầu danh sách những ứng viên triển vọng. Bên cạnh ông là Bộ trưởng tài chính Yoshihiko Noda.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công thương Kaieda, người dẫn dắt các nỗ lực khắc phục hậu quả khủng hoảng hạt nhân Nhật, hôm qua đã vượt lên sau khi nhận được sự ủng hộ công khai của một chính khác đầy quyền lực Ichiro Ozawa. Ông Ozawa kiểm soát một phe lớn trong đảng cầm quyền.
Kaieda, 62 tuổi, là một nhà kinh tế học nổi tiếng trước khi chuyển sang hoạt động chính trị. Ông cũng nhận được sự hậu thuẫn của cựu thủ tướng Yukio Hatoyama.
Bộ trưởng công thương Kaieda bất đồng với cựu thủ tướng Kan – người đưa ra cam kết hạn chế và tiến tới ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân sau sự cố ở nhà máy điện Fukushima. Kaieda cố gắng thuyết phục các tỉnh của Nhật Bản đồng ý cho các nhà máy điện hạt nhân, vốn đã ngừng hoạt động sau động đất 11/3, được tái khởi động.
Người chiến thắng trong cuộc đua giành chức thủ tướng Nhật sẽ phải đối mặt với những sứ mệnh khổng lồ: chỉ huy công cuộc tái thiết lớn nhất kể từ sau thế chiến II, giải quyết hậu quả khủng hoảng hạt nhân lớn nhất thế giới sau Chernobyl, và tránh cho nền kinh tế khỏi những hệ quả xấu do đồng yên đang tăng giá.
Chính phủ mới cũng sẽ phải vượt qua sự chia rẽ trong quốc hội, quyết định chính sách năng lượng và hạt nhân hậu Fukushima, lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư, rằng Nhật Bản sẽ hồi phục và vượt qua các khó khăn do khủng hoảng nợ công trên thế giới gây ra.
Theo VNExpress
Năng lượng hạt nhân chỉ là thách thức nhỏ trong các vấn đề của Nhật
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima khiến cho Chính phủ Nhật Bản phải có nhiều biến hóa trong chính sách năng lượng và xem xét nghiêm túc nguyện vọng phi hạt nhân hóa của người dân nước này. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong hàng loạt thách thức liên quan đến việc cung cấp điện mà Tokyo đang phải đối mặt.
Thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật ngày 11/3 vừa qua là nhân tố chính kích hoạt cho kế hoạch đóng cửa 11 lò phản ứng hạt nhân trong tổng số 54 lò phản ứng hạt nhân mà nước này sở hữu. Việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân gây ra thách thức lớn đối với Nhật Bản khi mà nguồn cung cấp điện ở Nhật phần lớn đến từ các nhà máy điện hạt nhân.
Tại thời điểm này tại Nhật chỉ còn 18 lò phản ứng hạt nhân đang sản xuất điện. Những lò phản ứng hạt nhân đóng cửa làm thâm hụt của Nhật tổng công suất là 9.7GW.
Ngoài ra, nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 9,4 GW cũng đóng cửa sau thiên tai. Điều này dẫn đến khả năng cung cấp điện tại khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần của Nhật giảm 40% gần bằng sản lượng điện của Thụy Sỹ và Australia.
Việc chính phủ Nhật có cùng tiếng nói người dân để đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân khiến gánh nặng tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế trở thành thách thức không nhỏ đối với nước này.
Chính vì thế, khu vực phía Đông Nhật Bản bao gồm Tokyo đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Điều này dẫn tới việc các công ty điện của Nhật sẽ phải bằng mọi cách thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu bằng cách tăng năng lực sản xuất điện ở các nhà máy nhiệt điện.
Song song với việc cắt điện nhằm cân bằng cán cân cung cầu, sửa chữa các nhà máy nhiệt điện bị hư hỏng sau thảm họa kép, Chính phủ Nhật Bản cũng kêu gọi người dân nên sử dụng tiết kiệm điện. Điều này tránh cho Nhật Bản phải thực hiện chính sách cắt điện trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, thách thức thật sự đến với Nhật Bản trong những tháng mùa hè này vì đây là thời kỳ đỉnh cao về nhu cầu điện của nước này khi mà nhiệt độ ở Tokyo luôn vượt quá 30C.
Đối phó với vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi mọi người sử dụng thiết bị điện tiết kiệm. Đồng thời, Chính phủ vẫn đảm bảo việc cắt giảm này sẽ không ảnh hưởng đến việc phục hồi kinh tế của Nhật.
Song song với các kế hoạch ngắn hạn Chính phủ Nhật cũng đang xem xét lại các chính sách năng lượng dài hạn. Tại thời điểm này, các nhà máy điện hạt nhân đang đóng góp cho nước này tổng sản lượng điện là 30%.
Tuy nhiên, việc cam kết đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân theo nguyện vọng của người dân đang đẩy Chính phủ Nhật vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là các nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được yêu cầu tăng năng lực sản xuất điện để bù đắp cho sự thiếu hụt điện năng do các nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa.
Tuy nhiên, việc sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng để sản xuất điện sẽ đẩy giá điện lên cao hơn nhiều đồng thời lượng khí thải CO2 từ các nhà máy này cũng sẽ cao hơn. Điều này thực sự khiến cho Chính phủ Nhật đau đầu vì với lượng khí thải CO2 tăng lên như vậy sẽ không thể đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải CO2 mà Nhật cam kết trong nghị định thư Tokyo với mức giảm 6% trong giai đoạn đầu từ năm 2008 - 2012 và 25% vào năm 2020.
Chính phủ Nhật hi vọng vào nguồn năng lượng tái tạo để bù đắp sự thiếu hụt điện năng do việc đóng của các nhà máy điện hạt nhân mang lại
Chính phủ Nhật Bản cũng đặt hy vọng vào nguồn năng lượng điện tái tạo để bù đắp cho lượng điện thiếu hụt và khyến khích việc sử dụng các nguồn điện này. Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Pháp, Thủ tướng Nhật Naoto Kan công bố kế hoạch để tăng năng lượng điện tái tạo lên tới hơn 20% trong tổng toàn bộ nguồn cung cấp điện cho Nhật vào đầu những năm 2020. Chính phủ cũng có kế hoạch lắp đặt 10 triệu mái nhà phủ các tấm điện mặt trời.
Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và khí hậu, tiềm năng tài nguyên năng lượng tái tạo ở Nhật Bản tương đối thấp so với các nước phát triển khác.
Trước tình trạng thiếu điện trong sinh hoạt lẫn trong phát triển kinh tế, tin rằng người Nhật sẽ tạo nên những kỳ tích bằng các phát minh trong tương lai.
Theo Báo Đất Việt
Ấn Độ tìm ra mỏ uranium lớn nhất thế giới Người đứng đầu ngành hạt nhân Ấn Độ cho biết: bang Andhra Pradesh, phía nam Ấn Độ, có thể đang giấu trong mình một trữ lượng uranium lớn nhất thế giới. Theo ông S.Banerjee, người đứng đầu Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, các cuộc nghiên cứu cho thấy mỏ uranium mang tên Tummalapalle mới được phát hiện ở Kadapa, bang Andhra Pradesh,...