Cuộc đua 5G giữa Mỹ và Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ đầu tư gói kinh phí phát triển 5G trị giá 441 tỷ USD, trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2030.
Theo báo cáo của Deloitte, từ 2015 đến nay, Trung Quốc đã chi nhiều hơn Mỹ tới 24 tỷ USD tiền đầu tư vào 5G. Số cột viễn thông thu phát sóng 5G của Trung Quốc cũng nhiều hơn Mỹ tới 10 lần. Các chuyên gia cho rằng, mạng 5G sẽ là xương sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy, quốc gia nào sở hữu 5G sớm nhất sẽ có rất nhiều lợi thế về phát triển kinh tế. Trong chiến lược quốc gia có tên Sản xuất Trung Quốc Made in China 2025, phát triển mạng 5G đã được Bắc Kinh xem là một trọng tâm lớn không thể bỏ qua.
Theo Hiệp hội quốc tế ngành công nghệ viễn thông không dây Mỹ, Trung Quốc hiện là quốc gia đứng số 1 về việc sẵn sàng khởi động công nghệ 5G hiện nay.
Video đang HOT
Để thương mại hóa 5G một cách rộng rãi cần 2 điều kiện tiên quyết. Điều kiện cần là các nhà mạng viễn thông phải đầu tư một số tiền lớn cho nghiên cứu và phát triển. Trong khi điều kiện đủ là chính phủ phải cung cấp hoặc bán đấu giá nhiều phổ tần vô tuyến bổ sung, bởi 5G đòi hỏi lượng băng thông cao hơn rất nhiều các dịch vụ mạng khác.
Theo các chuyên gia và chính những người trong cuộc phân tích, con số 24 tỷ USD đầu tư mà Bắc Kinh bỏ ra nhiều hơn Mỹ trong cuộc chạy đua 5G không quá lớn, song việc chậm trễ của Chính phủ Mỹ trong việc cấp phép đấu giá phổ tần chính là một trong những nguyên nhân khiến các ông lớn viễn thông không thể thử nghiệm 5G ở quy mô lớn với tốc độ siêu nhanh.
Trong tuyên bố mới nhất, Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ đầu tư gói kinh phí phát triển 5G trị giá 441 tỷ USD, trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2030. Đây được coi là khoản đầu tư tốn kém nhất để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông của nước này từ trước tới nay. Các chương trình nghiên cứu ứng dụng 5G được phát động rộng rãi. 3 nhà khai thác mạng viễn thông lớn của Trung Quốc là China Mobile, China Unicom và China Telecom cũng bắt tay nhau và phối hợp với các ông lớn công nghệ như ZTE, Huawei, Baidu, Alibaba và Tecent nhằm tung ra các phiên bản thương mại thử nghiệm của mạng 5G ngay trong năm nay và đầu năm sau.
Theo vtv
Mỹ sẽ mất "món hời" lớn khi thua Trung Quốc trong cuộc đua 5G
Các chuyên gia chỉ ra rằng, những lợi ích to lớn của 5G là điều không tưởng, và Trung Quốc đã cho thấy sự tinh tường của mình khi đi tắt đón đầu trước Mỹ.
Mỹ đang bị Trung Quốc dẫn trước trong cuộc đua xây dựng công nghệ truyền thông di động thế hệ tiếp theo, hay còn được gọi là 5G. Theo một báo cáo của công ty tư vấn Deloitte hôm 7/8, sự hụt hơi này sẽ dẫn đến việc nước Mỹ bị mất đi những lợi ích tiềm năng lớn về kinh tế.
Trung Quốc hiện đã xây dựng số lượng các tháp viễn thông 5G nhiều gấp 10 lần so với Mỹ. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2017, nước này đã thiết lập số lượng tháp viễn thông 5G nhiều hơn so với những gì mà Mỹ làm được trong ba năm, theo báo cáo của Deloitte Consulting.
Báo cáo của Deloitte cũng chỉ rằng, những quốc gia đầu tiên áp dụng 5G sẽ nhận được những lợi ích vượt trội, vì công nghệ truyền thông di động 5G mang lại "một kỷ nguyên mới với tiềm năng kinh tế chưa được khai thác".
Trung Quốc hiện đã đầu tư 24 tỷ USD kể từ năm 2015 và đã xây dựng 350.000 tháp viễn thông mới, trong khi Mỹ chỉ xây dựng chưa đến 30.000 tháp.
Ngoài ra, trang thiết bị hỗ trợ 5G của quốc gia châu Á cũng được cho là rẻ hơn 35% so với các trang thiết bị trong kế hoạch lặp đặt của Mỹ.
Công ty tư vấn Deloitte cho biết trong một tuyên bố rằng Mỹ cần tăng tốc trong cuộc đua 5G để đuổi kịp Trung Quốc, bằng cách điều chỉnh chính sách để giảm thời gian triển khai, khuyến khích các nhà mạng tăng cường cơ sở hạ tầng.
Theo vtv
Khác biệt giữa Internet Trung Quốc và thế giới qua một biểu đồ Facebook, Google, Amazon là những dịch vụ phổ biến với đa số người dùng Internet thế giới, nhưng ở Trung Quốc hoàn toàn ngược lại. Trang thống kê Statista chia sẻ bảng so sánh các dịch vụ Internet thịnh hành tại Trung Quốc với thế giới. Trong mảng tìm kiếm, Baidu thống trị với 77%, còn ở mảng thương mại điện tử, Tmall...