Cuộc đối đầu Mỹ-Iran có ý nghĩa gì với Triều Tiên?
Các chuyên gia không tin Triều Tiên sẽ học theo cách làm của Iran, mà thay vào đó sẽ chỉ quan sát cách thức ông Trump hành động để từ đó rút ra bài học.
Iran không phải là đối thủ duy nhất mà chính quyền ông Donald Trump tuyên bố sẵn sàng chiến đấu. Cùng ngày Lầu Năm Góc tuyên bố chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, Qasem Soleimani bị giết, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết trong cuộc phỏng vấn với Fox News rằng, nước Mỹ “ đã sẵn sàng để sử dụng lực lượng quân sự nếu cần” đối với Bình Nhưỡng.
Nhưng phát biểu của ông Esper và cuộc đối đầu với Iran có ý nghĩa gì đối với Bộ Tư lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Mỹ, khi Mỹ đang tìm cách phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên?
Cho đến nay, các chuyên gia chính sách quân sự và đối ngoại đều không mong đợi những thay đổi lớn hoặc tức thời từ INDOPACOM đối với Triều Tiền, nhưng họ tin rằng vẫn có lý do lo ngại rằng một tình huống tương tự ở Trung Đông sẽ nổ ra ở Thái Bình Dương.
“ Tôi nghĩ đó là công việc như thường lệ, nhưng cần thận trọng hơn” – Rick Lamb, chỉ huy đã nghỉ hưu của Army Green Beret nói với Military Times.
“ Đó là ‘quy tắc biệt kích’ được thử nghiệm theo thời gian từ Chiến tranh Pháp và Ấn Độ năm 1975. Hãy giữ súng của bạn luôn sạch và sẵn sàng cơ động khi có báo động trong 1 phút. Chỉ cần nhìn về phía trước và chờ đợi” – ông Lamb, người từng đóng quân tại Hàn Quốc vào những năm 1980 và từng là cố vấn dân sự cho Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt Hàn Quốc từ năm 2015 đến 2017, nói.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhiều khả năng sẽ quan sát chặt chẽ cách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump đối phó với Iran trước khi thực hiện bất cứ hành động nào. (Ảnh: AP)
Tổng thống Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un 2 lần để đàm phán phi hạt nhân hóa, nhưng cuối cùng ông ấy lại từ bỏ cuộc đàm phán với ông Kim tại Hà Nội vào tháng 2/2019, sau khi ông Kim yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, trong khi chỉ sẵn sàng gỡ bỏ một phần chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Mặc dù Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo về một “ món quà Giáng sinh” cho Mỹ vào cuối năm, nhưng món quà đã không được giao. Thay vào đó, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên đưa tin vào ngày 1/1 rằng, ông Kim tuyên bố Triều Tiên sẽ không bao giờ phi hạt nhân hóa, và cho biết Bình Nhưỡng sẽ sớm tiết lộ vũ khí chiến lược mới.
Chuyên gia Lamb cho biết ông hy vọng “ món quà Giáng sinh” bị chậm trễ là do các hệ thống vũ khí chưa sẵn sàng hoặc ông Kim được đề nghị nhượng bộ và điều đó chưa được công khai. Nhưng nếu không có nhượng bộ nào được đưa ra, ông Lamb dự đoán Bình Nhưỡng sẽ bắt đầu “gây ồn ào trở lại”.
“ Trong vài tháng tới, có lẽ chúng ta sẽ có một số tình huống khiêu khích từ Triều Tiên trong cuộc xung đột mở – và không có thương vong. Nhưng chỉ khi ông Kim sẵn sàng và nếu ông ấy tin rằng mình có thể đạt được sự nhượng bộ” – ông Lamb nói.
Video đang HOT
Điều này có ý nghĩa gì với INDOPACOM?
Hàn Quốc là nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, Camp Humphreys. Tổng cộng, có hơn 28 nghìn lính Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc. Các chuyên gia luôn khẳng định INDOPACOM sẵn sàng giải quyết nhiều tình huống khác nhau trong việc đối phó với Triều Tiên.
“ Tôi nghĩ rằng INDOPACOM là mối lo lắng của Hàn Quốc, nhưng cũng là sự may mắn bởi họ có kế hoạch tại chỗ và sự chỉ huy chuyên dụng để chiến đấu và giành chiến thắng tại Hàn Quốc. Họ sẽ đảm bảo về mặt tình báo, vật lực và hậu cần, sẵn sàng phản ứng trước mọi hành động khiêu khích ở Hàn Quốc, trong khi tiếp tục hợp tác với các đối tác trong khu vực để xây dựng năng lực ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến” – ông Lamb nói.
Bà Kathryn Botto, nhà phân tích thuộc Chương trình châu Á tại Tổ chức vì Hòa bình thế giới Carnegie, nghi ngờ về sự leo thang căng thẳng đột ngột với Triều Tiên và cũng nhấn mạnh INDOPACOM đã sẵn sàng cho một loạt các tình huống.
“ Chúng ta luôn sẵn sàng chuẩn bị cho tất cả các khả năng. Tôi không nghĩ bất cứ ai nhìn vào tình hình hiện tại và nói rằng có khả năng leo thang đến bờ vực chiến tranh như chúng ta hiện đang có với Iran” – bà Botto nói với Military Times, đồng thời tin rằng có những dấu hiệu phía Triều Tiên cho thấy họ vẫn quan tâm đến việc tiếp cận ngoại giao với Mỹ.
Theo cách mà chính quyền ông Trump hành động tại khu vực hoạt động của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, bà Botto hy vọng rằng tình hình ở Trung Đông sẽ làm giảm khả năng khiêu khích từ Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, tình thế đối đầu của Mỹ với Iran có thể sẽ khiến Bình Nhưỡng thấy rằng không nên phi hạt nhân hóa và Mỹ là không đáng tin.
Năm 2018, chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung, trong đó đặt ra giới hạn cho chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Các lệnh trừng phạt sau đó đã được áp dụng lại đối với Iran.
Triều Tiên sẽ phản ứng thế nào?
Các chuyên gia tin rằng ông Kim đang quan sát cách Mỹ đối phó với sự leo thang ở Iran, chẳng hạn như vụ tấn công nhằm vào tướng Soleimani của Iran sau khi Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị tấn công, và hiểu rằng sẽ có hậu quả cho bất kỳ hành động khiêu khích đáng kể nào.
“ Ông Kim Jong-un sẽ không muốn có thương vong. Tôi nghĩ ông ấy rất ý thức được rằng bất kỳ sự leo thang lớn nào đều sẽ dẫn đến việc Mỹ phản ứng khá gay gắt” – theo bà Botto.
Theo ông Maxwell, Đại tá quân đội nghỉ hưu, người có nhiều năm phục vụ quân sự ở châu Á, vẫn còn một dấu hỏi là liệu cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran sẽ thúc đẩy ông Kim kiềm chế hay bắt đầu thử nghiệm vũ khí mới – hiện giờ ông ấy đang không còn được chú ý nữa.
“ Giả sử ông ấy có thể chứng minh ‘vũ khí chiến lược’ mới của mình, thậm chí trong tương lai gần, thì cái chết của tướng Soleimani sẽ tăng tốc hay làm chậm thời gian phô diễn vũ khí đó? Một mặt, ông ấy có thể hành động để thu hút sự chú ý trở lại với mình. Mặt khác, ông ấy có thể khôn ngoan trì hoãn cho đến khi tình hình xung quanh cái chết của tướng Soleimani lắng xuống” – chuyên gia nhận định.
Trong khi đó, ông Lamb dự đoán rằng, ông Kim có thể sẽ cố gắng tăng cường những lời hùng biện về một Bán đảo Triều Tiên thống nhất trong nỗ lực đẩy Hàn Quốc ra xa khỏi Mỹ.
“ Tôi tin rằng ông Kim giờ đây sẽ di chuyển thường xuyên với mức độ bảo vệ an ninh cao. Tôi nghĩ rằng ông ấy chắc chắn đang lo lắng. Chúng ta có thể thấy ông ấy đang nỗ lực giảm căng thẳng trong quan hệ với Hàn Quốc để thúc đẩy tình cảm ‘một nhà‘” – ông Lamb nhận định.
Nhưng nhìn chung, chuyên gia hoài nghi ông Kim sẽ lợi dụng tình hình ở Trung Đông như một cách để tìm kiếm ảnh hưởng, và thay vào đó sẽ chỉ giám sát động thái của ông Trump.
“ Tôi nghĩ ông Kim đang theo dõi nhất cử nhất động của Tổng thống Trump và nhận thức về cách ông Trump hành động sẽ quyết định đến hành động của ông ấy” – ông Lamb kết luận.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Military Times)
Theo vtc.vn
Tấn công địa điểm di sản của Iran: Trump nói có, Lầu Năm Góc nói không
Trước đe dọa của ông Trump về việc tấn công các địa điểm di sản của Iran, Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ sẽ tuân thủ các quy định của luật xung đột vũ trang.
Trái với những tuyên bố trước đó của Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 6/1 đã khẳng định Mỹ sẽ không tấn công các địa điểm di sản của Iran sau khi Washington không kích giết chết Tướng Qassem Soleimani.
"Chúng tôi sẽ tuân theo luật xung đột vũ trang", ông Esper nhận định với CNN.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: Reuters
Khi nhấn mạnh về việc liệu điều đó có đồng nghĩa với việc sẽ không tấn công các địa điểm di sản của Iran hay không, ông Esper đã trả lời: "Đó là luật xung đột vũ trang".
Những bình luận này được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Trump nhắc lại đe dọa của mình về việc sẽ nhắm vào các địa điểm di sản của Iran trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo giới trên chuyên cơ Không lực Một.
"Họ được phép giết người dân của chúng ta, họ được phép tra tấn và làm bị thương người dân của chúng ta, họ được phép sử dụng bom bên đường và tấn công người dân của chúng ta và chúng ta thì không được phép động vào các địa điểm di sản của họ sao? Mọi thứ sẽ không diễn ra theo cách này", Tổng thống Trump tuyên bố.
Những đe dọa này của ông Trump đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ bởi không giống như các địa điểm quân sự, luật pháp quốc tế nghiêm cấm tấn công các mục tiêu di sản và chính sách của Mỹ trong một thời gian dài cũng tránh tấn công các khu vực có ý nghĩa quan trọng về văn hóa.
2 quan chức cấp cao của Mỹ đã nhận định với CNN ngày 5/1 rằng chính quyền Mỹ phản đối mạnh mẽ việc tấn công vào các địa điểm di sản của Iran nếu Mỹ tiến hành các hoạt động trả đũa nước Cộng hòa Hồi giáo này.
"Tuân thủ luật pháp và các quy chuẩn trong xung đột vũ trang, chúng tôi sẽ tôn trọng nền văn hóa của Iran", một quan chức Mỹ khẳng định.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì kiên quyết bảo vệ ông Trump khi khẳng định hôm 5/1 trên chương trình "State of the Union" của CNN rằng hành động như vậy không vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời đề xuất rằng chính quyền Tổng thống Trump nên tiếp tục những nỗ lực an ninh và phòng thủ.
"Nếu chúng ta cần bảo vệ lợi ích của người dân Mỹ, chúng tôi sẽ làm vậy", ông Pompeo cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 5/1, ông Pompeo khẳng định Tổng thống Trump chưa bao giờ nói rằng ông sẽ ra lệnh tấn công các địa điểm di sản nếu Iran tấn công nước Mỹ hay các tài sản của Mỹ.
"Đối với những chỉ trích này, Tổng thống Trump không nói rằng ông ấy sẽ nhắm tới một địa điểm di sản nào đó. Hãy đọc cho ký những điều ông ấy nói. Chúng tôi chỉ khẳng định về cái giá phải trả nếu họ sử dụng các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực".
Thứ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Khalid bin Salman đã tweet hôm 6/1 rằng ông đã gặp ông Pompeo để thảo luận về tình hình khu vực và "những nỗ lực để duy trì hòa bình cũng như sự ổn định quốc tế và khu vực"./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
CNN
Tướng cấp cao của Mỹ 'bóc phốt' đòn trả thù của Iran Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhận định rằng chủ đích của Iran đánh vào các căn cứ quân sự là để sát hại các binh sĩ". Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. "Căn cứ vào những gì được biết và từng chứng kiến, tôi cho rằng Iran có...