Cuộc đời của cô bé bị ‘mẹ nuôi’ ép bán trinh
Mồ côi cha mẹ từ năm mười tuổi, lại bị chị gái nhẫn tâm đuổi đi, Lý Thị H. (1987 Lào Cai) chỉ biết cắn răng chịu đựng, tự tìm đường mưu sinh. H. đã 2 lần bị bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Lần thứ 3 may mắn H được một người đàn ông dân tộc ít người nước bạn mua về làm vợ.
Những tưởng từ đây H sẽ có một mái ấm gia đình thực sự, nào ngờ cô lại bị trục xuất do không có giấy tờ tùy thân khi đứa con mới được 2 tuổi.
Nhớ chồng, xót con, như con thú cùng đường, H lại lao vào cái nghề “bán thân nuôi miệng”, vừa để kiếm miếng sinh nhai qua ngày, vừa để phục vụ ý định trốn sang Trung Quốc đoàn tụ với người thân
Đứa bé bất hạnh
25 tuổi đầu nhưng trông Lý Thị H. (1987, người dân tộc Dao ở Lào Cai) chỉ như đứa trẻ lên 10.
Nếu không được chị Đào Thị Huyền – Phó Phòng Giáo Dục Trung tâm giáo dục lao động số II – xã Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội giới thiệu trước hẳn không ai tin cô gái nhỏ bé này đã “lưu lạc trên giang hồ” từ khi mới 10 tuổi và đã có thâm niên hơn 13 năm trong nghề “bán vốn tự có”.
H kể rằng, cuộc sống của cô tràn ngập nỗi tủi cực, đắng cay. Từ ngày H. còn chưa biết cảm nhận tình yêu của mẹ, bà đã bỏ bố con H. mà sang thế giới bên kia.
Một mình bố vất vả gà trống nuôi 2 chị em H, trong khi bà con họ hàng chẳng thấy bóng ai tới thăm.
Đến tuổi đi học H. không được cắp sách tới trường như các bạn khác vì nhà không có tiền mua sách vở và trường xa nhà tới 20 cây số đường rừng. Dù thèm đi học tới mấy H. cũng đành cam chịu.
Và rồi ước mơ của H. vĩnh viễn không thành hiện thực khi bố H. đột ngột ra đi năm cô mới 10 tuổi.
Người thân duy nhất còn lại là chị Lý Thị T. (người mà theo lời cha H. trăn trối là chị em cùng mẹ khác cha, do mẹ H lầm lạc với người đàn ông khác rồi sinh chị khi bố em đang đi bộ đội).
Ngày còn ở nhà, chị T. vốn coi H như cái gai trong mắt. Tới khi bố mất, thấy chị gái đưa chồng con quay về lo việc, chịu tang, H cứ ngỡ chị đã nghĩ lại.
Nhưng H. đâu có ngờ người chị rắp tâm chiếm tài sản cha để lại, đồng thời còn làm giấy tờ chứng nhận cô không còn người thân, rồi nhờ chính quyền đưa xuống làng trẻ S.O.S ở Hà Nội
Dù được các mẹ ở đây nuôi nấng dậy dỗ và chuẩn bị cho đi học, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ rừng đã khiến H. nằng nặc xin về mà không biết rằng tất cả tài sản của bố để lại cho hai chị em gồm đất khai hoang, đất trồng rừng và căn lều nhỏ lưng chừng núi đều đã bị chị gái bán sạch.
Không còn chốn dung chân, H. đành tìm tới nhà chị cố xin ở nhờ nhưng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh, hắt hủi từ chị gái. Được một thời gian, thấy em gái nhất quyết “bám” mình, T. bèn nghĩ nhiều chiêu độc để đuổi em đi.
H kể rằng, chị gái từng bắt cô “ngồi xổm xuống đất cho chồng ở truồng, tồng ngồng bước qua, bước lại trên đầu, nhằm tỏ rõ sự miệt thị, khinh bỉ”.
H. nói đây là cách người trong vùng vẫn làm để tống khứ vận đen cũng như những điều xấu xa khiến cô không còn mặt mũi nào ở lại nhà chị.
Tủi cực, H đánh liều tìm đường ra Hà Nội, mong kiếm việc làm và tìm một chỗ trú thân.
Ở bến xe tại Hà Nội, khi đang co ro vì đói rét H. được một bà cụ bán nước chè chén dạo trong bến xe mở lòng cưu mang. Nhưng rồi một lần theo bà đi kiếm ăn, H. không may bị tai nạn giao thông và đứt liên lạc với bà bán nước chè.
Ra viện, H. được các chú công an đưa trở lại quê, nhưng tiếp tục bị chị gái hắt hủi, không thừa nhận. Chẳng biết làm gì hơn, các chú công an đành bàn giao H. cho chính quyền địa phương.
Video đang HOT
Lúc chia tay, các chú tặng cô 200 ngàn tiền phòng thân, rồi dặn “không đi lang thang nữa bởi dễ bị kẻ xấu lừa gạt”.
Sa vào ổ quỷ
Ở quê không nhà cửa, không người H. trở lại Hà Nội, lang thang ra ga Hà Nội nhặt giấy vụn bán kiếm tiền, đêm ngủ vạ vật quanh sân ga. Được vài ngày, H. gặp một phụ nữ trẻ đẹp, tên Huệ tới làm quen, mua bánh cho ăn, lân la hỏi chuyện rồi tỏ vẻ xót xa nhận làm con nuôi.
H. thấy mình thật may mắn khi được ông trời thương ban cho một người mẹ nhân hậu như Huệ và ngỡ cuộc sống từ nay sẽ khác.
Nạn nhận Lý Thị Hồng
Một hôm, H. được Huệ trở bằng xe máy tới một nhà nghỉ. Khi H. thắc mắc hỏi sao Huệ đưa mình vào nhà nghỉ, “ mẹ nuôi” đáp rằng muốn H. tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tinh tươm mới đưa về nhà , lúc ấy “bố” dễ đồng ý cho nhận H làm “con nuôi” hơn.
Xuôi tai, H. tắm rửa, mặc quần áo đẹp Huệ mua cho, khiến cô bé từ một “con vịt xấu xí” thành ra xinh như mộng.
Lúc này Huệ mới gật đầu hài lòng và bảo H. đi ăn và hứa cho gặp “bố nuôi” ở nhà hàng. Chỉ nghe tới vậy tim H. đã đập loạn xạ với nỗi lo người đàn ông “của mẹ” không thương yêu mình.
Đó là người đàn ông cỡ 40-50 tuổi tên Hùng, khá phong độ, rất đàn ông với bộ râu quai nón xanh rì. Nỗi lo ngại ban đầu dần tan biến, khi “bố” liên tục âu yếm, vuốt ve, hôn hít và lôi H. lên lòng ông ngồi cho “tình cảm”.
Cô bé vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn tin tưởng từ giờ mình đã có một mái ấm tràn đầy hạnh phúc thực sự với bố, mẹ nuôi vô cùng nhân hậu.
Tối đó, bố nuôi mời cô bé mới 12 tuổi lên phòng nghỉ uống nước nói chuyện. Không biết H. được cho uống thứ nước gì, chỉ thấy người nóng bừng bừng, đầu óc mụ mị đi.
Sáng hôm sau, H. nhận ra cả mình và bố nuôi không một mảnh vải che thân đang quấn lấy nhau trong phòng, dưới tấm nệm có vương chút máu.
Thấy thế, H. khóc nức nở vì sợ hãi. Ngược lại, “bố nuôi” vui vẻ đưa H. 1 tờ tiền đi ăn kẹo, đưa “mẹ nuôi” 3 sấp tiền mới cóng và hứa sẽ quay lại khi trời tối.
Ba ngày liền H. sống trong sợ hãi, câm lặng phục vụ “bố nuôi” vì bị “mẹ nuôi” dọa đưa ra giao nộp công an vì tội “ăn cắp tiền”. Thân cô, thế cô, lại cần nơi trú thân qua ngày, H đành chấp nhận ngậm trái đắng.
Nhưng cũng chỉ được vài ngày, H. lại bị “mẹ nuôi” dùng chiêu đánh thuốc mê để bán cô bé cho một ổ mại dâm ở Trung Quốc.
Nhớ lại quãng thời gian đầy cay đắng tủi nhục của mình H. chua chát: “Mới 12 tuổi đầu, em đã bị bán vào ổ mại dâm bên kia biên giới, trở thành nô lệ tình dục mà chưa bao giờ được cầm lấy một đồng tiền và cũng không bao giờ được nghỉ cho dù có bị ốm….”.
3 năm sau, H. liều chết trốn khỏi động quỷ. Không biết tiếng, không biết đường, H. vẫn liều mình đi theo cảm tính. Sau 3 ngày trèo đèo, lội suối hái quả rừng, rau rừng ăn tạm, H. đã đặt chân trở về Việt Nam.
Để trở lại thành phố H, đã tự bán mình cho một người lái xe đường dài để trả tiền vé và một bữa ăn.
Biết H. không nghề nghiệp, không nơi nương tựa, sau khi “vui vẻ”, người phụ xe liền hứa tìm cho cô một công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng.
H vội vàng gật đầu đồng ý, mà không biết mình tiếp tục bị bán lần thứ hai. Lần này H. trở thành nữ phục vụ bàn ở một tiệm cà phê đèn mờ ở Thị trấn Xuân Mai.
Tại đây, H. được “chúa động” đối xử tử tế hơn. Cô được ăn mặc đẹp, được hưởng phần trăm sau mỗi cuộc mây mưa và cả tiền boa của khách. Tuy nhiên, tiền dễ đến thì cũng dễ đi. Cho tới ngày bị bắt lần đầu, H. cũng không để lại được đồng nào.
Rời trại phục hồi nhân phẩm, H. trở về quê, nhưng tiếp tục bị chị gái hắt hủi. Chị nói “H. là biểu hiện của sự ô uế, xấu xa không thể ở lại nhà làm tấm gương xấu cho các cháu”.
Xuống Hà Nội lần này, do đã có kinh nghiệm, H. đã tìm cách tự nuôi sống bản thân bằng việc bán dâm tại khu vực Hồ Thiền Quang. H. tự biết cách “đánh bóng” bản thân, biết “khoe hàng”, “câu khách” nên đã có cuộc sống khá thoải mái.
Thậm chí, cô còn biết “yêu”, biết “cặp bồ” để lấy người bảo vệ, lấy người xi-nhan mọi chuyện khi cần. Nhưng nhiều kinh nghiệm hơn không có nghĩa H. có thể tránh mọi cạm bẫy.
Một buổi đêm hè, trong lúc chờ khách, H. tình cờ gặp một phụ nữ trung niên dáng vẻ sang trọng, quý phái ở Móng Cái lên Hà Nội.
Bà ta nói cần tìm người giúp việc, nhưng không dám tìm người trẻ trung, xinh xắn, cao ráo vì sợ mất chồng. Bà nói rằng chỉ cần một cô nhanh nhẹn, tháo vát như H. là được.
Nghe người phụ nữ lạ nói thế, H. cũng tin ngay, nghĩ rằng đây là cơ hội tốt vừa giúp cô có tiền, vừa thoát khỏi chốn bùn nhơ.
Rồi cô theo bà này tới một nhà nghỉ gần cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc. Ở đây, người đàn bà nọ bảo cô chờ.
Trong lúc chờ đợi, H. ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, cô đã thấy mình đang nằm cạnh một người đàn ông Trung Quốc.
Người đàn bà nọ để lại cho H. một tờ giấy vẻn vẹn vài chữ “em chịu khó đi theo người đàn ông này, ngoan ngoãn làm vợ người ta, em sẽ có một mái nhà hạnh phúc”.
Biết mình một lần nữa bị lừa bán, nhưng khát khao có một mái ấm gia đình từ sâu trong thâm tâm khiến H. quyết định theo người lạ kia băng rừng, vượt núi tới làm vợ anh ta tại một nơi hẻo lánh ở Trung Quốc.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang
Sau gần chục năm phiêu bạt, cuối cùng H. cũng đã có một gia đình êm ấm. Dù nhà chồng H. ở vùng núi, nhưng được xây 3 tầng tươm tất. May mắn, chồng H. khá thạo tiếng Việt nên cuộc sống của cô không đến nỗi quá khó khăn.
Sau này chồng H. nói rằng anh phải bỏ 3 vạn NDT để được gặp cô và hy vọng cô sẽ tự nguyện chung sống với anh suốt đời.
Nghe “chồng” nói vậy H. rất mừng, bởi cuối cùng mong ước “có một gia đình” cũng trở thành hiện thực.
Một năm sau, vợ chồng cô thêm hạnh phúc, khi đứa con trai đầu lòng bụ bẫm chào đời.
Nhưng sự may mắn của H. chẳng kéo dài lâu, khi đứa bé được tròn 1 tuổi, công an nước bạn phát hiện H. không có giấy tờ tùy thân, sinh sống bất hợp pháp nên ngay lập tức cô bị trục xuất về nước.
H. chỉ kịp trao lại đứa con đang khóc thét vì sợ hãi cho chồng và nghe chồng dặn dò: “Em cố gắng về Việt Nam hoàn tất thủ tục giấy tờ, sớm quay lại với bố con anh. Khi nào em sang được nhớ gọi điện anh sẽ đón. Bố con anh mãi mãi chờ em…”.
Lời dặn ấy luôn văng vẳng bên tai H. Về nước H. vội vã quay về quê tìm cách làm lại giấy tờ. Nhưng với sự hiểu biết có hạn, H. chẳng biết phải bắt đầu từ đâu.
Cô đành quay lại Hà Nội tìm kế mưu sinh bằng nghề bán dâm, chờ sau một năm đủ tiền sẽ tiếp tục trốn sang Trung Quốc đoàn tụ với chồng con. Chẳng ngờ, làm tới tháng thứ 8 thì H. bị bắt và phải lại quay lại trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2.
Trong cuộc gặp gỡ với phóng viên, H. nói cô rất xấu hổ với hành động tội lỗi của mình, và giờ chỉ mong ngày được ra trại để hoàn tất thủ tục giấy tờ, đường hoàng về sống với chồng con ở bên kia biên giới.
Theo Phunutoday
Đớn đau phận bị ép làm nô lệ tình dục
Những ai không may bị lừa bán vào động quỷ thì sẽ bị ép làm nô lệ tình dục (Hình minh họa)
Tới tỉnh Tây Ninh, một nơi mà bọn buôn người đã và đang lộng hành. Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Phượng, một trong những nạn nhân từng bị lừa bán sang Trung Quốc, đã vượt qua sự e ngại, sợ sệt kể lại với phóng viên những năm tháng đọa đày, kinh hoàng khi bị bè lũ "buôn thịt người" hành hạ, vắt kiệt thân xác ở các nhà thổ, nơi với khách làng chơi là "thiên đường" nhưng lại là địa ngục với nạn nhân bị mua bán và bị ép buộc phải làm nô lệ tình dục...
Quyết định sai lầm
"Như bao cô gái mới lớn khác ở xã Mỏ Công, em từng có những năm tháng vui sống hồn nhiên bên người mẹ già và những người thân yêu. Tuy cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm rau đạm bạc nhưng với tâm trạng của một cô gái ở tuổi thanh xuân nhiều mơ mộng, hoài bão, em cảm nhận được tương lai hứa hẹn tương sáng ở ngày mai. Nhưng vì nhẹ dạ, cả tin vào những lời ngon tiếng ngọt của những kẻ có tâm địa độc ác mà em đã tự đưa mình vào chốn đọa đày. Chuyện xảy ra đã gần 2 năm nhưng đến tận bây giờ hằng đêm nằm ngủ em vẫn giật bắn người khi những tháng ngày bị hành hạ, chà đạp nơi xứ người thi nhau hiện về".
Giữa cái nắng đổ lửa như thiêu đốt ở một huyện vùng biên với một huyện vùng biên với thời tiết khắc nghiệt, trong căn nhà nhỏ xiêu vẹo, chắp vá như số phận buồn tủi, bần cùng của chủ nhân ở xã Mỏ Công, Phượng, sinh năm 1985, bắt đầu câu chuyện cô bị bọn buôn người chuyên nghiệp lừa gạt và bán đi bán lại như một món hàng nơi xứ lạ vào đầu năm 2006 bằng những dòng nước mắt uất hận: "Trước khi bị lừa bán qua Trung Quốc, em chơi thân với Thảo, cùng tuổi con trâu như em, người ở tỉnh Vĩnh Phúc, theo người thân vào lập nghiệp tại Mỏ Công từ năm 17 tuổi. Khoảng năm 2002, mẹ Thảo điện thoại vào bảo phải về Bắc lấy chồng, từ đó tụi em xa cách. Nào ngờ khi bị biến thành món hàng, em mới biết Thảo là mắt xích trong một đường dây buôn người có tổ chức".
Trong tâm trạng nhớ bạn khôn nguôi thì vào một sáng tháng 3 - 2006, đang lúc hái rau ở vườn nhà, cô thôn nữ, Nguyễn Thị Phượng đón một cặp vợ chồng ăn vận sang trọng, nói giọng Bắc, bảo là chị của Thảo, nhân chuyến đi công tác vào Nam có mang theo lời nhắn gửi của cô em gái cho cô bạn thân: "Sau khi giới thiệu mình tên Thủy, chị nọ hỏi thăm cuộc sống của em và cho biết Thảo hiện sống ở Trung Quốc, công việc kinh doanh café của vợ chồng Thảo rất thuận lợi và đang tính chuyện mở rộng quán. "Thảo mong muốn đón em sang, trước là để gặp gỡ hàn huyên, sau là mong em phụ giúp vợ chồng nó quản lý quán, lương trả hậu hĩnh" - người phụ nữ đó nói.
"Má là người có dự cảm không tốt về chị Thủy nên không đồng ý cho em theo chị ta" - Phượng kể chuyện trong sự hối hấn muộn màng: "Tuổi trẻ bồng bột, suy nghĩ đơn giản nên má càng bàn ra thì ý định xuất ngoại trong em càng lớn. Phần thương nhớ bạn lâu ngày không gặp, phần khát khao đi du lịch nước ngoài cho biết đó biết đây và quan trọng nhất là được làm việc nhàn hạ nhưng thu nhập cao gấp chục lần công việc đồng áng nặng nhọc, bấp bênh... nên một ngày nọ, em âm thầm gói ghém đồ đạc trốn gia đình theo chị Thủy. Xuất phát tại Bến xe Tân Biên, theo các chuyến xe đò, xe khách, cùng một cô gái khác em chỉ biết tên là Mai, ngụ cùng huyện, vậy là hai đứa em theo chị Thủy vượt hàng ngàn kilomet ra tới Hà Nội, rồi từ đó sang Trung Quốc và đi sâu vào nội địa nước này. Qúa trình di chuyển tụi em vui lắm, chẳng lo lắng, nghĩ ngợi gì vì mọi chi phí chị Thủy lo hết. Tụi em nào biết phía trước là những ổ quỷ với bọn đầu trâu mặt ngựa, đám tú bà, tú ông và những ông khách làng chơi bệnh hoạn, thô bạo... đang đợi mình".
Trong vòng siết phường buôn người
Khi đặt chân đến Trung Quốc, ngày gặp được người bạn cũ dấu yêu cũng là ngày mà cô thôn nữ Nguyễn Thị Phượng biết mình chỉ là món hàng đối với bạn. "Khi gặp gỡ, thay vì mừng vui thì Thảo cùng chồng đanh mặt phớt lờ em, trao đổi, mặc cả thẳng thừng với vợ chồng chị Thủy về chuyện trả tiền mua em và Mai. Hai bên kỳ kèo một hồi nhưng do Thảo không đủ tiền nên vợ chồng Thủy dẫn tụi em đi nơi khác để bán. Hiểu được bản chất thật của bạn, em căm hận lắm, nhất định không chịu đi và yêu cầu chị Thủy đưa trở lại Việt nam thì chị bảo "thích thì về" kèm lời đe dọa "đường về nếu bị bọn xấu bắt giết vùi mất xác thì ráng chịu". Thân gái dặm trường, không tiền bạc, không giấy tờ tùy thân vì bị chị Thủy giữ, không biết nói tiếng thổ ngữ nên tụi em đành phó mặc cho số phận. Trong quá trình dịch chuyển, cả thảy phải trốn chui trốn lủi để né tránh sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, có lần phải trốn trong bụi gai rậm đến nửa đêm rồi lần theo những con đường mòn tiến sâu, trèo lên những đồi núi heo hút ở tạm...
Ngày thứ 20 kể từ lúc đặt chân sang địa phận Trung Quốc, sau hơn chục ngày băng rừng, vợ chồng Thủy đã đưa hai cô gái nhẹ dạ cả tin dừng trước dãy nhà gỗ tuềnh toàng vốn là động thổ bình dân trên một mỏm đồi và bán cho một phụ nữ người Việt. "Em không rõ Thủy nhận từ người phụ nữ ấy bao nhiêu tiền" - Phượng, nhớ lại: "Chỉ biết ngay sau khi vợ chồng Thủy đi, người đàn bà nọ mà sau này em mới biết chị ta cũng từng là nạn nhân của bọn buôn người, đưa 2 đứa em xuống một thị trấn nhỏ, nơi chị ta làm chủ một quán bia ôm. Ngay trong ngày chị ta ép Mai phải bán thân cho khách, tiền khách trả chị ta giữ hết. Bản thân em cũng bị chị ta buộc bán trinh cho một ông khách còn hơn tuổi ba em có kiểu nói năng, hành xử thô bạo. Lúc ấy em sợ lắm, em đã nghĩ đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm nhưng khi nghĩ đến mẹ và các anh chị nơi quê nhà đang sống khắc khoải, âu lo không biết em hiện ở đâu, sống chết ra sao nên em ráng sống nuôi cơ hội dào thoát trở về để chăm lo cho mẹ và tố cáo tội phạm".
Sau khi bị ép phải bán đời con gái cho người đàn ông nọ với số tiền gần 10 triệu đồng. Phượng cho biết cô và Mai bị bà chủ ép phải tiếp khách liên tục. "Chị ta không cần biết tụi em và khoảng 20 cô gái khác đau đớn và mệt mỏi ra sao. Hễ có khách vào, khách chọn ai thì người ấy phải làm cho họ vừa lòng, bằng không thì bà chủ sai bọn đầu trâu mặt ngựa đánh đập".
Đừng để trả giá đắt vì sai lầm tuổi trẻ
Bị cầm tù trong động "buôn thịt người" gần 6 tháng trời, khi thấy khách làng chơi trong vùng không còn mặn mà với mấy "món hàng" cũ rích, vậy là mụ tú bà quyết định thanh lý "hàng tồn kho" để nhập về "lô hàng" mới: "Lúc đó vào khoảng giữa tháng 8 - 2006. Đó là lần cuối cùng em gặp được Mai. Đến tận bây giờ em không biết nó sống chết ra sao" - Phượng rấm rứt kể: "Hôm bị bà chủ bán, nói thật lòng em cảm thấy vui vì nghĩ sang nơi mới biết đâu cơ hội đào thoát rộng mở, chứ không như chốn này, nằm biệt lập giữa núi rừng heo".
Nói đến đây Phượng lại bưng mặt khóc và liên tục rùng mình nhớ về những khoảnh khắc kinh hoàng nhất mà cô đã trải qua: "Động thổ thứ hai cũng kinh khủng không kém gì động thứ nhất. Em và các cô gái bị bọn chủ chứa chăn dắt ép đi khách ngày đêm. Vắt xác tụi em hơn 4 tháng, chủ chứa bán em cho một động khác. Động thứ 3 mới thực sự hãi hùng. Bình quân mỗi ngày em buộc tiếp ít nhất 20 khách, có ngày hơn 30 lượt. Ở đây, bọn chủ chứa đề ra nội quy rất khắc nghiệt. mỗi ngày mỗi tiếp viên phải tiếp khách đến con số thứ 15 mới được cho ăn cơm. Để được no bụng, tụi em phải tích cực chiều khách. Những hôm đến kỳ phụ nữ, mệt mỏi quá, em và một số chị không muốn tiếp khách thì họ đẩy tụi em vào phòng kín, bắt cởi hết quần áo, cho bọn ma cô đánh đập, bỏ đói không cho ăn uống. Bị tra tấn, hành hạ, em không còn con đường nào khác ngoài việc phải gắng sống và làm mọi điều chúng bảo".
Sau gần 3 tháng ở động thứ 3, thấy sức khỏe Phượng suy sụp, nhan sắc tàn phai nên mụ tú bà người bản địa quyết định bán cô cho một chủ chứa khác. "Đó là động mại dâm lớn gấp đôi động mại dâm thứ 3. Trong ấy tập trung đông gái Việt nam bị lừa như em. Ở đây bọn ác thú nhốt tụi em trong những căn phòng cửa sắt chật chội, mỗi phòng có 10 cô, chúng không cho mặc quần áo để khách làng chơi thỏa mắt chọn lựa. Riêng em do sức khỏe kém, bà chủ tạm cho nghỉ ngơi để hồi sức và nhân lúc chúng sơ hở, em lấy được giấy tờ và trốn thoát với sự giúp đỡ của những nạn nhân đồng cảnh. Nhờ số tiền họ cho, em mua quần áo, thuê phòng trọ nghỉ ngơi và giữa lúc chưa biết phải về nước như thế nào thì em được một phụ nữ người Việt giúp đỡ công việc làm. Với số tiền dành dụm ấy, 4 tháng sau em tìm được đường về Tây Ninh và đã đến cơ quan công an tố giác tội phạm".
Phượng chấm dứt câu chuyện bị bán bên kia biên giới khi trời sập tối. Lúc chia tay cô nhắn nhủ các cô gái trẻ chớ nên nhẹ dạ, cả tin những lời lẽ ngon ngọt, rủ rê của bạn bè, nhất là những người bạn lâu ngày gặp lại. Trước khi làm ăn xa hay đi du lịch phải tham khảo ý kiến với gia đình người thân. Đừng để đến lúc hối hận, ăn năn thì chuyện đã quá muộn.
Bà Nguyễn Thị Tám - Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Tân Biên: Tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn huyện diễn ra rất phức tạp. Dưới vỏ bọc kết hôn với người nước ngoài, đi hợp tác lao động, du lịch, đến nay toàn huyện có đến 1.333 phụ nữ xuất ngoại. Chưa có con số thống kê cụ thể trong số xuất ngoại kia có bao nhiêu người bị bọn buôn người lừa gạt, buôn bán nhưng đến nay huyện đã tiếp nhận 12 nạn nhân của bọn buôn người được giải cứu ở nước ngoài và được trao trả qua con đường ngoại giao. Phần lớn các nạn nhân bị buôn bán khi trở về tinh thần hoảng loạn vì chấn thương tâm lý lúc bị hành hạ nơi xứ người. Qua khảo sát cho thấy những trường hợp xuất ngoại, bị mua bán đa phần là phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hạn chế về trình độ văn hóa, thiếu hiểu biết trong phòng ngừa tệ nạn xã hội....
Theo Cảnh sát toàn cầu
Bà lão bị con nuôi đâm, cướp tiền Kẻ đâm vào cổ mẹ nuôi - Trần Biên Cương tại cơ quan điều tra. Không có tiền sử dụng ma túy, Cương trộm cắp và bán nhiều xe máy của gia đình bố mẹ nuôi. Một lần, gã dùng dao dâm vào cổ người mẹ nuôi, rồi cướp tiền. Ngày 29/11, Công an quận Lê Chân, Hải Phòng đã kết thúc điều...