Cuộc chiến về giá chipset 5G sẽ ảnh hướng lớn đến giá smartphone trong tương lai
Mới đây, “ông đồng” phân tích Ming-Chi Kou cho biết, ngành công nghiệp chip bán dẫn 5G bắt đầu có dấu hiệu cạnh tranh về giá.
Theo PhoneArena, Qualcomm đã giảm giá bán chipset 5G Snapdragon 765 tầm trung sau khi doanh số điện thoại cao cấp được trang bị 5G không đạt như kỳ vọng. Bằng việc cắt giảm chi phí cho chipset 5G tầm trung, Qualcomm cho thấy nỗ lực muốn tạo ra nhiều smartphone 5G tầm trung để thu hút người dùng. Dự kiến, trong thời gian sắp tới, Qualcomm cũng sẽ giảm giá các dòng chip cấp thấp của mình.
Kou cho biết, do ảnh hưởng từ việc giảm giá nên MediaTek sẽ phải đối mặt với áp lực về giá trên dòng chip 5G Dimensity, buộc hãng phải đẩy nhanh lộ trình ra mắt sớm hơn từ ba đến sáu tháng so với dự kiến. Thay vì đạt tỷ suất lợi nhuận gộp từ 40 – 50% cho các dòng chip, MediaTek sẽ phải hứng chịu sự sụt giảm mạnh, xuống mức 30 – 35%.
Lợi nhuận của MediaTek quá thấp để có thể chịu sự cạnh tranh của Qualcomm. Cụ thể, Qualcomm đã giảm giá chipset Snapdragon 765 5G (SD7250) khoảng 25 – 30 USD xuống còn 40 USD. Trong khi, dòng chip Dimensity của MediaTek đã có giá thành sản xuất dao động từ 45 – 50 USD cho một đơn vị, và bán ra với giá 60 – 70 USD.
Dễ thấy nhất là bộ vi xử lý Snapdragon 865 của Qualcomm với modem 5G X55 được tích hợp có giá bán cao hơn nhiều so với chipset hàng đầu của MediaTek Dimensity 1000. Với mức giá từ 120 đến 130 USD, hiện Qualcomm không có ý định giảm giá cho dòng chip cao cấp này.
Gần đây, MediaTek đã công bố chipset Dimensity 800 tầm trung, chỉ hỗ trợ tín hiệu 5G sub-6GHz và sẽ được phát hành vào tháng 5 năm nay. Dòng chip này được phát triển nhằm hướng đến các smartphone 5G có mức giá phải chăng. MediaTek dự kiến sẽ bán ra Dimensity 800 với giá 40 – 45 USD cho một đơn vị, trong khi lợi nhuận có được dao động từ 10 đến 15 USD.
Và dường như MediaTek đang bị động trước những động thái giảm giá chipset 5G của Qualcomm. Nhiều khả năng, công ty Đài Loan có thể sẽ mất đi một vài đối tác. Trước mắt, những cái tên như Oppo, Vivo và Xiaomi được cho là đang chuyển từ MediaTek sang Qualcomm để đặt hàng lượng chipset 5G mới, bao gồm 20 – 25 triệu đơn vị. Chúng dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 2 tới.
Video đang HOT
Bộ vi xử lý Snapdragon 765 được trang bị tám lõi CPU Kryo 475, GPU Adreno 620, xung nhịp 2,4GHz, có tích hợp modem 5G X52 hỗ trợ mmWave và sub-6GHz. Ngoài ra, còn có một biến thể khác là Snapdragon 765G dành cho các thiết bị chuyên chơi game, được trang bị GPU cao cấp hơn, cho khả năng xử lý nhanh hơn 10% so với S765 tiêu chuẩn.
Trong khi đó, đối thủ Dimensity 1000 cũng được tích hợp modem 5G, CPU 4 nhân hiệu năng cao Cortex-A77, xung nhịp 2,6GHz và 4 nhân tiết kiệm điện Cortex-A55. Ngoài ra, Dimensity 1000 còn được trang bị GPU Mali-G77 MC9 của ARM.
Thành thật mà nói, việc làm của Qualcomm sẽ không tác động mạnh đến thị trường chất bán dẫn nếu mức doanh thu của MediaTek đủ lớn. Nhưng trên thực tế, Dimensity 1000 chỉ mang lại 10 – 25 USD lợi nhuận cho mỗi đơn vị, trong khi Dimensity 800 chỉ dao động từ 5 – 15 USD.
Dimensity 1000 nói riêng và toàn bộ dòng chip Dimensity của MediaTek nói chung hiện đang được sản xuất bởi TSMC trên dây chuyền 7nm. Trong khi Snapdragon 765/765G của Qualcom thì được Samsung đảm nhận và dựa trên dây chuyền 7nm.
Mặt khác, bộ vi xử lý 7nm Snapdragon 865 của Qualcomm hiện đang được bàn giao cho TSMC sản xuất. Trước đó, Qualcomm dự định sẽ giao phần sản xuất S865 cho Samsung, nhưng hãng lo ngại Samsung sẽ sao chép, học theo và cho ra mắt một con chip tương tự dưới vỏ bọc Exynos vào năm 2020.
Thị trường chip di động 5G có thể sẽ sôi động hơn khi TSMC bắt đầu sản xuất chip 5nm cho hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn ngay trong năm nay. Trong số đó, có thể kể đến như vi xử lý A14 Bionic của Apple và chipset mới của Huawei, dự kiến sẽ được đặt tên là Kirin 1020.
Theo VN Review
Cuộc chiến thương mại tác động xấu đến ngành công nghiệp chip bán dẫn
Chủ tịch hiệp hội ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn Trung Quốc, Lung Chu cho biết: 'ngành công nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt với mối đe dọa sâu sắc từ căng thẳng chính trị leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc'.
Sự bão hoà của thị trường thiết bị di động đã làm ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn gặp nhiều khó khăn. Cộng hưởng với chiến tranh thương mại gần đây tình hình trở nên tệ hơn.
Theo Chu, với việc nhiều đối tác trên thế giới từ chối sử dụng công nghệ chip cũng như hạn chế trong xuất khẩu đối với Huawei, có thể tác động mạnh lên cả ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn. Hơn hết, nó sẽ thay đổi cả quy trình của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bị bị kẹt trong chiến thương mại hơn một năm nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Vào tháng 5, chính quyền Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.
Ngay sau đó, Mỹ đã 'bồi thường" cho Huawei khoản 90 ngày để mua vật tư và cho phép các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục bán các sản phẩm cho viễn thông Trung Quốc. Khoản bồi thường đó đã được kéo dài thêm 90 ngày vào tháng Tám.
Tuần này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ báo cáo đã nhận được hơn 130 đơn đăng ký từ các công ty yêu cầu bán hàng hóa Mỹ cho Huawei. Đương nhiên, những đơn đăng ký này vẫn bị bỏ ngỏ.
Trong trường hợp bị từ chối hợp tác với công ty Mỹ, như Qualcomm và Intel thì sự chững lại trong ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn sẽ trở nên tồi tệ hơn, ông Chu chia sẻ.
Huawei là người mua chip bán dẫn lớn thứ ba trên thế giới, Chu nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng phải hứng chịu những bất lợi, khi mà các công ty Mỹ thống trị ngành công nghiệp bán dẫn.
Đây sẽ là một tác động lớn đối với các công ty Mỹ nếu họ không thể bán chip bán dẫn cho Huawei, ông nói thêm.
Về lâu dài, điều này có thể sẽ mang lại lợi ích cho các công ty ngoài Mỹ nếu những công ty này không bị lệnh cấm của chính quyền Washington, Chu nói. Huawei đã tiến hành phát triển việc tự sản xuất chip bán dẫn mà không phụ thuộc vào công ty nào và có khả năng sẽ đẩy nhanh quá trình.
Tuy nhiên, Chu bày tỏ hy vọng họ sẽ được trở lại hợp tác với các công ty chip bán dẫn trên toàn cầu.
Tôi vẫn tin tưởng vào sự hợp tác toàn cầu như là một cách để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, Chu nói. Chính trị chia rẽ, nhưng về mặt công nghệ chúng ta phải cùng nhau đoàn kết và tôi nghĩ đây là một bài học mà tất cả chúng ta đều có thể rút ra được.
Theo Thế Giới Di Động
Công ty IDH là gì, có vai trò gì trong sản xuất smartphone? Trong ngành công nghiệp sản xuất, các khái niệm như IDH, OEM, ODM... chỉ những đơn vị thực hiện những công đoạn khác nhau để hoàn thành một sản phẩm. Ngành smartphone, giống như nhiều ngành sản xuất khác, giờ đây được chia thành nhiều công đoạn với các đơn vị phụ trách khác nhau. Một thương hiệu smartphone do đó có thể...