Cuộc chiến toàn diện không thể tránh khỏi giữa Israel và Hezbollah?
Bất chấp những nỗ lực tích cực và những cảnh báo cứng rắn, nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông vẫn đang tăng lên từng giờ.
Một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và Hezbollah sẽ gây thiệt hại nặng nề cho tất cả những bên liên quan. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ tháng 10 năm ngoái, các quan chức phương Tây đã làm việc không ngừng nghỉ để cố gắng ngăn chặn chiến tranh ở Gaza lan rộng, tập trung vào khả năng xảy ra xung đột toàn diện giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực tích cực và những cảnh báo cứng rắn, nguy cơ xung đột khu vực lan rộng hiện đang tăng lên từng giờ, khiến đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Amos Hochstein, phải nhấn mạnh khả năng xảy ra một “cuộc chiến tranh lớn hơn” khi ông dừng chân ở Jerusalem và Beirut mới đây.
Một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và Hezbollah sẽ gây thiệt hại nặng nề cho tất cả những bên liên quan, và những dư chấn của nó sẽ làm rung chuyển toàn bộ khu vực cũng như thế giới. Nó sẽ có nguy cơ làm hỏng quá trình bình thường hóa mong manh do Mỹ dẫn đầu vốn đã được hình thành một cách tỉ mỉ nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Arab.
Hơn nữa, một cuộc chiến tranh toàn diện có thể sẽ kéo Iran vào cuộc xung đột và gây thương vong nhiều hơn so với những cuộc chiến đẫm máu, bất phân thắng bại giữa Israel và Hezbollah năm 1996 và 2006. Đó chính là thông điệp mà Iran đang gửi đi. Tháng 4 vừa qua, trong một động thái chưa từng có, Iran đã lần đầu tiên tấn công trực tiếp vào Israel từ lãnh thổ của mình – vượt qua những gì mà trong nhiều thập kỷ được coi là “ranh giới đỏ”.
Video đang HOT
Nhưng với áp lực gia tăng trong nước nhằm giải quyết vấn đề ở biên giới phía Bắc do Hezbollah gây ra, liệu các nhà lãnh đạo Israel có tiếp tục lắng nghe lời kêu gọi kiềm chế của Mỹ?
Kể từ khi Israel phát động chiến dịch quân sự trả đũa Hamas ở Gaza 8 tháng trước, sau vụ tấn công ngày 7/10 năm ngoái, Hezbollah và Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thường xuyên tấn công lẫn nhau xuyên biên giới. Tuy nhiên, họ đã duy trì cuộc giao tranh này dưới ngưỡng chiến tranh toàn diện, hoặc trong phạm vi mà các chính trị gia Liban gọi là “trong tầm kiểm soát” với những quy định không chính thức được thiết lập sau năm 2006 để giảm nguy cơ tính toán sai lầm và leo thang bởi cả hai bên.
Tuy nhiên, như ông Hochstein đã lưu ý, những ngày gần đây đã chứng kiến những thay đổi từng bước, với sự tăng cường tấn công đáng kể của Hezbollah và Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 23/6 cho rằng trận chiến khốc liệt ở Rafah sắp kết thúc, trận chiến tiếp theo sẽ là với Hezbollah.
Khi IDF hoàn thành cuộc chiến khốc liệt ở Rafah, “chúng tôi sẽ hướng về phía Bắc”, ông Netanyahu nói, trong bối cảnh ngày càng có nhiều dự báo rằng IDF chuẩn bị phát động một chiến dịch quân sự ở Liban nhằm đánh bật Hezbollah khỏi khu vực biên giới với Israel.
Ông Hochstein lưu ý nhu cầu giảm leo thang là “khẩn cấp”, đồng thời nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công lẫn nhau qua biên giới đã “diễn ra đủ lâu”.
Nhận xét của ông Hochstein dựa trên thực tế là tuần trước, Hezbollah đã bắn hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái vào các địa điểm quân sự của Israel sau khi một trong những chỉ huy cấp cao của họ, Taleb Abdullah, bị IDF tiêu diệt. Tổng cộng, Hezbollah cho biết họ đã tiến hành hơn 2.000 cuộc tấn công vào Israel kể từ tháng 10 năm ngoái và sẽ chỉ chấm dứt hành động khi đạt được thỏa thuận ở Gaza – một khả năng dường như ngày càng xa vời.
Thêm vào tình trạng báo động gia tăng, Hezbollah công bố một đoạn video gần 10 phút về cảng Haifa và các địa điểm quân sự nhạy cảm khác ở miền Bắc Israel, bao gồm cả hệ thống phòng không Iron Dome và David’s Sling.
Về phần mình, Israel đã cảnh báo trong nhiều tháng nay rằng họ có ý định đẩy Hezbollah ra xa biên giới với Liban và qua sông Litani – thông qua ngoại giao hoặc chiến tranh.
Và trong những ngày gần đây, lời lẽ của các quan chức Israel đã trở nên cứng rắn hơn một cách đáng chú ý: Bộ trưởng Ngoại giao Israel Katz cảnh báo Hezbollah rằng trong trường hợp xảy ra “chiến tranh tổng lực”, lực lượng này sẽ bị tiêu diệt và rằng Israel “rất gần đến thời điểm chúng tôi quyết định thay đổi chính sách”.
Trong khi đó, quân đội Israel cho biết IDF đã phê duyệt kế hoạch tác chiến của họ nhằm tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới phía Bắc của Israel. Tất cả những gì cần thiết bây giờ là sự “bật đèn xanh” từ Thủ tướng Netanyahu.
Đáp lại, lãnh đạo của Hezbollah Hassan Nasrallah đe dọa rằng không nơi nào ở Israel có thể an toàn nếu chiến tranh toàn diện nổ ra, nhấn mạnh rằng chiến trường sau đó sẽ mở rộng ra ngoài Levant bao gồm cả Síp, nếu Israel sử dụng sân bay và cơ sở vật chất ở đó để phục vụ hậu cần chiến đấu.
Thực tế là cả hai đều có khả năng gây sát thương khủng khiếp cho bên kia nếu xung đột toàn diện nổ ra. Israel có khả năng san phẳng Liban và đã cảnh báo họ sẽ làm như vậy trong trường hợp xảy ra chiến tranh – những gì xảy ra với Gaza chỉ củng cố thêm mối đe dọa đó.
Trong khi đó, Hezbollah không phải là lực lượng của năm 2006, khi họ được trang bị vũ khí tốt hơn nhiều, với kho tên lửa ước tính từ 40.000 đến 120.000 quả và đã nói rõ rằng sẽ đưa cuộc chiến vào ngay giữa Israel. Thậm chí vào năm 2016, các chỉ huy của Hezbollah đã tiết lộ rằng các hoạt động của Hezbollah ở Syria chỉ là một “cuộc diễn tập hữu ích cho cuộc chiến tiếp theo với Israel”.
Mỹ ước tính số con tin Israel bị Hamas bắt giữ vẫn còn sống
Các quan chức Mỹ ước tính chỉ có 50 trong số 120 con tin bị Hamas bắt giữ ở Gaza vẫn còn sống, trong bối cảnh các nỗ lực giải cứu và đàm phán đang diễn ra.
Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Israel vào trại tị nạn Nuseirat trong chiến dịch giải cứu con tin ở Dải Gaza ngày 8/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 20/5 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, chỉ 50 trong số 120 con tin còn lại mà Hamas bắt giữ ở Gaza được cho là vẫn còn sống.
Sau sứ mệnh giải cứu 4 con tin Israel ở Gaza, nhiều con tin khác đã thiệt mạng và được trao trả về Israel, dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng trở về của những con tin còn lại và mục tiêu của Chính phủ Israel là loại bỏ Hamas khỏi Gaza.
Trong số khoảng 250 người bị Hamas bắt làm con tin vào ngày 7/10 năm ngoái, chỉ có 120 người được cho là vẫn bị Hamas giam giữ ở Gaza, một số người trong số họ đã chết trong thời gian bị giam giữ.
Theo ước tính này, số người chết sau khi bị Hamas bắt giữ nhiều hơn khoảng 25 người so với báo cáo chính thức của Israel.
SIPRI: Israel nâng cấp plutonium trong lò phản ứng hạt nhân Dimona Israel không công khai thừa nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi SIPRI dự đoán nước này có khoảng 90 đầu đạn hạt nhân. Quang cảnh lò phản ứng hạt nhân ở Dimona, miền Nam Israel. Ảnh: Sputnik/AFP Tờ Bưu điện Jerusalem (Israel) ngày 18/6 dẫn báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI)...