‘Cuộc chiến thị phần SGK mới: Bịt ‘lỗ hổng’ để tránh xung đột lợi ích
Theo thông tin mà Tiền Phong có thì ban biên soạn một bộ SGK do Bộ GD&T tổ chức biên soạn dự kiến khoảng 230 người. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK – có nhiệm vụ thẩm định 1 bộ SGK do Bộ biên soạn và các SGK do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn – dự kiến khoảng 230 người. Nhưng làm thế nào để tránh xung đột lợi ích mới là câu hỏi mà dư luận quan tâm.
Với một thị trường SGK cạnh tranh tới đây, dư luận lo ngại sẽ xảy ra xung đột lợi ích giữa các khâu biên soạn và thẩm định chương trình, SGK. Ảnh: Như Ý
Theo tài liệu mà Tiền Phong có được, các ban biên soạn 1 bộ SGK (do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn) có nhiệm vụ biên soạn đủ 1 bộ SGK cho tất cả các môn học của chương trình mới, mỗi môn học có SGK của các lớp ở các cấp học bảo đảm tính thống nhất giữa các SGK, lớp học, cấp học. Dự kiến các ban biên soạn SGK khoảng 230 người. Trong đó tiếng Việt và Ngữ văn 30 người, Toán 30, lĩnh vực Giáo dục Đạo đức – Công dân 20, Thể dục – Thể thao 20, Nghệ thuật 20, Khoa học xã hội 30, khoa học tự nhiên 40, lĩnh vực Công nghệ 20, hoạt động trải nghiệm sáng tạo 10, chuyên đề học tập 10.
Tiêu chuẩn đối với các thành viên của ban biên soạn, ngoài những yêu cầu về đạo đức, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… thì phải có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông hoặc có ít nhất 5 năm làm các công việc liên quan đến xây dựng, biên soạn chương trình, SGK.
Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, Bộ GD&ĐT cũng quy định nhiệm vụ thẩm định 1 bộ SGK do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn và các SGK do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn (năm 2016, Bộ GD&ĐT dự kiến là có khoảng 3 bộ). Mỗi cuốn SGK môn học thành lập 1 Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK phải có đủ các thành phần nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên được lựa chọn trên phạm vi cả nước. Trong đó có ít nhất 30% tổng số các thành viên là giáo viên. Thành viên Ban biên soạn SGK môn học không được tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định SGK của môn học đó. Khuyến khích thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình môn học tham gia thẩm định SGK. Dự kiến các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK khoảng 230 người. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK tương tự như ban biên soạn 1 bộ SGK do Bộ tổ chức.
Một cá nhân “diễn” quá nhiều vai?
Liên quan đến câu chuyện biên soạn chương trình, viết SGK mới, nhà nghiên cứu Đỗ Thị Ngọc Quyên cho biết trong quản trị tổ chức, có một thước đo quan trọng, đó là quản lý, xử lý xung đột lợi ích. Vì khi có xung đột lợi ích, cá nhân sẽ có đánh giá thiên lệch, không công tâm, và ra quyết định ảnh hưởng tiêu cực, gây bất lợi cho lợi ích chung, hoặc cố ý, hoặc vô thức.
Lợi ích ở đây có thể là vật chất, tiền – tài chính, hoặc có thể là phi vật chất, như danh tiếng, uy tín, cơ hội được học tập, cơ hội được thể hiện và khẳng định bản thân, vv. Lợi ích có thể là lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì lợi ích đến từ rất nhiều nguồn đa dạng nên việc quản lý xung đột lợi ích không đơn giản. Các tổ chức lớn có hệ thống quản trị tốt, đều có quy định chi tiết về xung đột lợi ích và cách xử lý nó. “Khi phát hiện có xung đột lợi ích thì họ vô hiệu hóa nguồn lợi ích đó bằng cách loại người có xung đột lợi ích ra khỏi tầm ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Họ tuyệt đối không sử dụng việc cho cá nhân cam kết” – bà Đỗ Thị Ngọc Quyên nhấn mạnh.
Quay trở lại vấn đề chương trình, SGK, bà Đỗ Thị Ngọc Quyên khẳng định : Chương trình giáo dục công nghệ hay chương trình phổ thông đại trà (gọi là chương trình 2000 và chương trình mới đang triển khai) cũng như tất cả các bộ SGK, bao gồm SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, SGK công nghệ giáo dục, và SGK Cánh buồm, đều phải được đặt ngang nhau và đều chịu sự thẩm định, đánh giá của một hội đồng chuyên môn. Để đảm bảo sự đánh giá công tâm, tránh sự can thiệp của các nhóm lợi ích, và quản lý xung đột lợi ích, các thành viên của hội đồng thẩm định này phải hoàn toàn độc lập với các nhóm biên soạn SGK.
Nhưng thực tế không phải như vậy. “Với câu chuyện phán xét về sách công nghệ giáo dục vừa qua, nếu nghi ngờ có bàn tay lợi ích nhóm thì cũng không phải không có căn cứ” – bà Quyên cho hay.
Bà Đỗ Thị Ngọc Quyên phân tích: ông Bùi Mạnh Hùng được giới thiệu là Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đồng thời ông Hùng cũng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục. Ông Hùng cũng là chủ biên chương trình học môn Ngữ văn của chương trình phổ thông mới. Được biết, ông Hùng, cũng như GS. Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình và một số thành viên nhóm biên soạn sách chương trình 2000 cũng đang tham gia vào các nhóm biên soạn SGK mới. Nhìn vào chức danh, nhiệm vụ có thể thấy có vấn đề về xung đột lợi ích: Ông vừa tham gia biên soạn 1 bộ SGK trong khi lại là Chủ tịch hội đồng đánh giá một bộ sách khác. Rõ ràng công luận có quyền đặt câu hỏi về tính công tâm của các thành viên hội đồng, có gì đảm bảo họ không đưa ý kiến hoặc quyết định bất lợi cho bộ sách khác để duy trì lợi thế cho bộ sách mà mình tham gia biên soạn và tư vấn? Theo cách quản lý xung đột lợi ích thông thường, rõ là họ không thể được phép cùng lúc tham gia nhiều vai như vậy, bởi đó là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Video đang HOT
Theo một GS tham gia phát triển Chương trình và biên soạn sách, vấn đề nêu trên thì luật lại không cấm. “Vậy là có lỗ hổng, lỗi thời về Luật điều chỉnh mảng “kinh doanh” sinh lời khủng khiếp này?” – bà Quyên đặt câu hỏi.
Công luận không thể không đặt câu hỏi về tiêu chí và cách thức lựa chọn đội ngũ chuyên gia biên soạn, thẩm định SGK. Với một dự án, chương trình lớn và có tầm quan trọng như vậy, đội ngũ này cần phải chứng minh năng lực và trách nhiệm thông qua một quy trình đánh giá, tuyển chọn công khai, để được lựa chọn và giao trọng trách.
Câu hỏi mà dư luận đặt ra, thẩm định chương trình môn học, thẩm định SGK và viết SGK là cùng một người thì câu chuyện lợi ích sẽ giải quyết thế nào ? Vì theo quy định, Bộ GD&T khuyến khích thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình môn học tham gia thẩm định SGK, nhưng lại không cấm họ viết SGK.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
7 điều trao đổi cùng người thẩm định chương trình Công nghệ giáo dục
TS Nguyễn Hoàng Chương là hiệu trưởng một trường phổ thông ở Lâm Đồng. Sau khi đọc bài viết Mấy điều trao đổi về phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình, TS Chương đã gửi tới VietNamNet bài viết "xin được trao đổi cùng Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục" 7 điều.
Ảnh minh họa
1. Công nghệ giáo dục
N. M. Iacôplép (1975), với chuyên khảo Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông, tác giả có nhấn mạnh: "Ý nghĩa của sự dạy học là ở chỗ làm thế nào để cho trẻ học tập, nghĩa là thực hiện được quy trình công nghệ của tri giác, chế biến, củng cố và vận dụng vào thực tiễn những kỹ năng và tri thức".
Theo tiếp cận này, "người hoạt động chính của quá trình học tập là học sinh, chính học sinh trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ của sự phát triển và hoàn thiện của mình".
Cũng theo N. M. Iacôplép, "trong việc dạy học gồm có hai quá trình công nghệ chồng lên nhau: quá trình "của giáo viên" và quá trình "của học sinh". Cả hai quá trình này diễn ra đồng thời, vì vậy, kết hợp được chúng với nhau một cách hài hòa là một việc khó".
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là nội hàm của công nghệ giáo dục, luôn có giá trị, cần được vận dụng và tiếp tục phát triển lên tầm cao mới trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Thiết kế tỉ mỉ một quy trình dạy học, nếu được thể hiện trong sách giáo khoa, rất cần thiết cho lớp 1 và những lớp tiếp sau. Khẳng định điều đó lên các lớp trên (sau lớp 1) là không phù hợp và không hiệu quả - một nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu cơ sở khoa học.
Càng áp đặt hơn khi cho rằng trong TV1 - CNGD có những điều "cực đoan", cực đoan hay kiên quyết đột phá?
2. Với lớp 1, "chân không về nghĩa" - tại sao không?
Các cháu mẫu giáo, lớp 1 trong giao tiếp với gia đình, với người thân quen, các cháu nói có lúc rất người lớn, chưa hiểu hết điều mình nói ra.
Có những điều tuy đơn giản nhưng các cháu chưa được nghe vì thế lúng túng khi trả lời.
Cháu tôi vào lớp 1, cô hỏi: "Con có phải cháu thầy Chương không?", cháu tôi trả lời không.
Biết chuyện, tôi hỏi cháu vì sao, cháu hồn nhiên trả lời chỉ có ... bác Chương.
Nhiều trẻ mẫu giáo, đầu lớp 1, cứ nhìn hình là đọc trôi chảy, cả những từ khó. Điều này, có gì là không ổn? Đọc - hiểu - cảm xúc - phát triển nhân cách, trong nhiều trường hợp được bắt đầu từ "chân không về nghĩa".
3. Ngôn ngữ hàng ngày với trẻ lớp 1
"Chân không về nghĩa" và học sinh lớp 1 cần được học ngôn ngữ hàng ngày có mối liên hệ biện chứng. Ngữ liệu "thô ráp" của đời thường, dẫn trẻ lớp 1 đến đâu là cả một quá trình.
Đừng đem lo lắng, suy diễn của người lớn để quy chụp và lấy trẻ ra để ... dọa, đó không phải là cách làm khoa học.
4. Bàn về vật thật và vật thay thế
Trong lĩnh vực cơ học, vật chuyển động - vật thật như: ô tô, tàu hỏa, máy bay, ..., ở Cơ học lớp 10, khi giải bài toán chuyển động của các vật đó, người ta dùng vật thay thế là chất điểm. Chất điểm giúp vấn đề khảo sát trở nên đơn giản hơn nhưng từ đó giúp nghiên cứu chuyển động của vật rắn về sau được đầy đủ, chính xác.
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, tuy người viết là người ngoại đạo, nhưng với lập luận của PGS Bùi Mạnh Hùng, dùng khái niệm vật thật, vật thay thế có vẻ làm phức tạp hóa vấn đề khi vận dụng vào dạy ngôn ngữ, đó là nhận định chưa toàn diện.
5. Lớp 1, cần yêu thương
Trong bài hát "Cô và Mẹ", có câu: "Cô và Mẹ là hai cô giáo, Mẹ và Cô ấy hai mẹ hiền", sự yêu thương này giúp trẻ lớp 1 tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động ở lớp, trong gia đình - một cơ sở quan trọng của công nghệ giáo dục.
Món quà tặng đầu đời cho trẻ là yêu thương, những điều tốt đẹp khác, trẻ phải tự kiếm tìm. Niềm tin vào người lớn bắt đầu từ tình yêu thương trẻ và được xác lập thông qua quá trình học chủ động, những năm tháng suy xét, lớn khôn.
Dường như có sự nhầm lẫn này, một sự nhầm lẫn không vô tình!? Tôi cho rằng, tâm huyết của GS Hồ Ngọc Đại thể hiện trong TV1 - CNGD là khởi nguồn, là yêu thương dành cho trẻ.
6. Nhiều thế hệ trưởng thành được bắt đầu từ lớp 1 với tập đọc và chính tả
Đọc một văn bản Tập đọc, nghe người khác đọc và ghi lại thành chữ viết Chính tả, có từ rất lâu, được nhà trường xưa đặc biệt chú trọng. Phải chăng vì thế, với những ai đã trải qua nhà trường xưa, dù chỉ qua lớp 1, lớp 2, họ rất khó tái mù - đây là cơ sở thực tiễn. Tập đọc, Chính tả tốt ngay từ lớp 1 giúp học sinh đọc - hiểu - diễn đạt ở những lớp học cao hơn và có thể nói, trẻ khó tái mù.
7. Cần hiểu đúng vấn đề nêu gương trong giáo dục
Đứng trong hệ quy chiếu giáo dục mà công nghệ giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp (một phần tử của hệ quy chiếu giáo dục) để hiểu đúng vấn đề nêu gương. Dường như PGS Bùi Mạnh Hùng có sự nhầm lẫn hoặc gán ghép, bóc tách ngôn ngữ kiểu "giáo dục không cần nêu gương", đó mới là không nêu gương trong khoa học. Không tương kính sẽ khó có tâm huyết, không tương kính thì khó từ chối quyền cao chức trọng để cống hiến và cho ra đời công trình TV1 - Công nghệ Giáo dục. Lẽ thường, lúc trao đổi trong không gian cảm xúc, ân tình, có sự cộng hưởng cao giữa người nói và người nghe, việc diễn đạt gần gũi, thật lòng, thẳng thắn thì không thể nói là không tương kính.
(Bài viết có trích dẫn tài liệu trong cuốn: Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay của hai tác giả Phan Văn Kha và Nguyễn Lộc)
TS Nguyễn Hoàng Chương
Theo vietnamnet
Bộ GD-ĐT chính thức lên tiếng về tài liệu tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục Trước những thông tin trái chiều về tài liệu tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, hôm nay 8.9, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chính thức lên tiếng về việc này. HOÀNG TRUNG Thực hiện trên tinh thần tự nguyện TS. Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: Tài liệu tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1- CNGD) là...