Cuộc chiến tàn khốc giữa hổ bengal và gấu lợn hung dữ ở Ấn Độ
Cuộc chiến gay cấn diễn ra bên trong khu bảo tồn hổ Todoba Andhari, Ấn Độ.
Cuộc chiến tàn khốc giữa hổ bengal và gấu lợn ở Ấn Độ
Khoảnh khắc ‘chỉ có một lần trong đời’ may mắn được tận mắt chứng kiến một con hổ nặng 660 pound tấn công dữ dội vào con gấu lợn hung dữ bậc nhất đã nằm trọn trong máy ảnh của một hướng dẫn viên.
Arpit Parekh, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh gia ở khu bảo tồn hổ Todoba Andhari Tiger, Maharashtra, Ấn Độ, ghi lại cuộc chạm trán kéo dài gần 30 phút giữa hổ Bengal và gấu lợn.
Đoạn phim về trận chiến đáng kinh ngạc cho thấy hổ Bengal đè chặt con gấu lợn nặng 300 pound và dùng hàm răng sắc nhọn của nó cắn vào cạnh sườn đối thủ.
Tuy nhiên, con gấu cao khoảng 6 feet người đẫm máu nhưng đã đứng lên, dùng móng, răng vuốt trả đũa lại con hổ buộc nó phải tạm rút lui.
Hướng dẫn viên du lịch Arpit Parekh, 33 tuổi, đến từ Palghar, ghi hình trận chiến diễn ra chỉ cách chiếc xe của anh ta 1.000 thước.
Arpit Parekh, cho biết: “Con hổ đang tận hưởng giấc ngủ trưa thì bất ngờ lao thẳng vào bụi cây gần đó một cách hung dữ. Chúng tôi nghe thấy tiếng la hét và nhanh chóng phát hiện con hổ đang chiến đấu với một con gấu to lớn”.
Vào một số thời điểm, con gấu dường như bị đánh bại, kêu lên vô cùng đau đớn, cố gắng nỗ lực để đẩy con hổ ra sau khi bị kẻ thù cắm răng vào bên sườn.
May mắn, bằng sự nỗ lực, con gấu đã thoát khỏi sự kìm kẹp của hổ. Đoạn gấu từ từ bỏ đi trong khi đối thủ rình rập ngay phía sau rồi bất ngờ lao với tốc độ nhanh về phía con hổ.
Arpit Parekh nói: “Tôi nghĩ con gấu sẽ chết nhưng con hổ kiệt sức đã bỏ đi. Cuối cùng sau trận chiến căng thẳng, cả hai đối tượng khổng lồ hung dữ đã quyết định tạm dừng và rời xa nhau. Đó thực sự là khoảnh khắc hiếm có, chỉ có một cơ hội trong đời được tận mắt chứng kiến”.
Ở Ấn Độ, thì có con gấu lợn Mysore, tương đối nhỏ nhưng rất hung tợn chỉ sống ở bán lục địa Ấn Độ. Vì những nguyên nhân chưa rõ, một con gấu lợn đã tấn công ít nhất 36 người, giết chết 12 người. Một số nạn nhân của nó bị ăn một phần và mặt bị xé rách từ sọ đầu. Những người sống sót cũng không tốt hơn, vì mắt và mũi đều bị mất.
Mới đây nhất là vụ gấu tấn công người ở Tamil Nadu (Ấn Độ) khi anh này vừa cứu con vật ra khỏi giếng. Hai nhân viên bảo vệ rừng dùng lưới cứu con gấu nhưng vừa lên khỏi mặt giếng, gấu lao vào cắn ân nhân.
Gấu mẹ liều mình chống trả hổ dữ để bảo vệ con
Dù có phần thua thiệt về kích thước và sức mạnh, nhưng tình mẫu tử dường như đã tiếp thêm sức mạnh giúp gấu mẹ chống trả hổ dữ để bảo vệ con của mình...
Cuộc đụng độ giữa một con gấu lợn cái và hổ Bengal diễn ra tại vườn quốc gia Tadoba (Ấn Độ), khi một con gấu lợn đang dẫn con mình ra chỗ uống nước thì bắt gặp một con hổ Bengal cũng đang uống nước tại đây.
Con hổ sau đó đã tấn công gấu mẹ, không cho phép hai mẹ con gấu tiếp cận nguồn nước, cũng như mục đích biến gấu con thành bữa ăn của mình. Tuy nhiên, gấu mẹ đã sử dụng hết sức mạnh của mình để bảo vệ con.
Dù có phần lép vế về kích thước cũng như sức mạnh, tình mẫu tử dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho gấu lợn mẹ để giúp chống trả hổ dữ để bảo vệ con của mình.
Sau trận chiến kéo dài khoảng 15 phút, cả gấu mẹ lẫn hổ đều bị thương, nhưng điều quan trọng là gấu lợn mẹ đã xua đuổi được kẻ săn mồi nguy hiểm, bảo vệ được con của mình và giúp con của mình tiếp cận được nguồn nước.
Những con gấu lợn (hay còn gọi là gấu lười) trưởng thành có cân nặng từ 80 đến 140kg đối với con đực, còn con cái có cân nặng từ 55 đến 95kg. Gấu lợn là loài chủ yếu ăn kiến và mối, nhưng thỉnh thoảng cũng có ăn mật ong, hoa quả và thịt.
Trong khi đó, hổ Bengal là một trong những loài hổ lớn nhất thế giới. Con đực trưởng thành có thể nặng từ 180 đến 300kg, thậm chí có một vài cá thể nặng hơn 300kg. Còn những con hổ Bengal cái trưởng thành có thể nặng từ 110 đến 200kg.
Gấu mẹ liều mình chống trả hổ dữ để bảo vệ con
Ngôi làng "huýt sáo": Gọi nhau bằng tiếng hát thay tên, dùng tiếng huýt sáo để tìm vợ Thay vì gọi nhau bằng những cái tên như thông thường, suốt bao đời nay, người dân của ngôi làng này lại sử dụng tiếng huýt sáo để gọi nhau. Thế nhưng điều kỳ lạ là họ vẫn gọi hoàn toàn chính xác, gần như không bao giờ nhầm người. Làng Kongthong cũng giống như bao ngôi làng khác, nằm nép mình bên...