Cuộc chiến mới giữa Apple và Facebook
Sự cạnh tranh lớn nhất trong ngành công nghệ 10 năm tới có thể xoay quanh Apple và Facebook, công ty vừa đổi tên thành Meta.
Google được xem là đối thủ chính của Apple suốt 10 năm qua. Cả 2 cạnh tranh trong lĩnh vực smartphone, hệ điều hành di động, dịch vụ web và nhà thông minh. Tuy nhiên trong thập kỷ tới, Bloomberg nhận định đối thủ lớn nhất của Apple có thể là Facebook, công ty vừa đổi tên thành Meta để tập trung vào chiến lược phát triển mới.
Từng có lúc Apple và Meta thường xuyên chỉ trích nhau. CEO Apple Tim Cook luôn nhắc đến Mark Zuckerberg, CEO Meta về cách công ty bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Táo khuyết còn phát triển hộp thoại quyền riêng tư và quản lý tần suất sử dụng smartphone, những tính năng tác động đến hoạt động kinh doanh của Meta.
Trong khi đó, Meta liên tục chỉ trích chính sách của Apple, nổi bật là mức chiết khấu cho lập trình viên phát hành ứng dụng trên App Store, quan điểm về game di động và sự kiện ảo.
Apple và Meta có thể cạnh tranh nhau trong lĩnh vực kính thực tế hỗn hợp.
Kính thực tế hỗn hợp là lĩnh vực cạnh tranh mới
Các lĩnh vực trên chỉ là bề nổi của những thứ đang được 2 công ty chuẩn bị kỹ càng. Theo Bloomberg, Apple và Meta sẽ cạnh tranh nhau trong lĩnh vực kính thực tế ảo (VR) hay thực tế tăng cường (AR), smartwatch, thiết bị nhà thông minh, dịch vụ Internet và metaverse – vũ trụ ảo được dự báo là xu hướng công nghệ của tương lai.
Trong thời đại bùng nổ của smartphone, Meta đã không thể bắt kịp xu hướng. Giống như Amazon từng thất bại với dòng điện thoại Fire Phone, Meta đang tìm kiếm lĩnh vực mới có khả năng mang đến thành công. Thị trường được kỳ vọng nhất là thực tế ảo, Meta từng tự tin chi 2 tỷ USD để thâu tóm hãng kính VR Oculus vào năm 2014.
Meta đã ra mắt nhiều mẫu kính VR Oculus trong 7 năm qua, nhưng 2022 được xem là năm bùng nổ của kính thực tế ảo về nền tảng, phần cứng lẫn sự cạnh tranh.
Trong sự kiện Connect 2021 diễn ra cuối tháng 10, Meta đã tiết lộ Project Cambria, dự án kính thực tế hỗn hợp đầu tiên của công ty. Sau nhiều năm tập trung vào thực tế ảo (đưa người dùng vào môi trường hoàn toàn không có thật), công ty muốn kết hợp chúng với thực tế tăng cường (phủ thông tin ảo lên thế giới thực) bằng dự án này.
Ảnh dựng kính thực tế hỗn hợp của Apple dựa trên tin đồn.
So với những chiếc kính Oculus trước đây, Cambria có chip xử lý, cảm biến theo dõi chuyển động và camera tiên tiến hơn. Đó cũng là mục tiêu của Apple, công ty có kế hoạch ra mắt kính thực tế hỗn hợp vào năm 2022.
Tin đồn cho biết kính của Apple sẽ có giá khoảng 2.000 USD, trong khi thiết bị đến từ Meta có thể rẻ hơn đôi chút. Đây được xem là những bước đi đầu của 2 công ty công nghệ để đưa người dùng tiếp cận thế giới metaverse.
Đối thủ mới của Apple Watch và Facebook Portal
Đó không phải lĩnh vực duy nhất mà Facebook và Meta có thể cạnh tranh. Tin đồn cho biết Meta đang có kế hoạch gia nhập thị trường smartwatch, nơi Apple đang thống lĩnh với thị phần số một thế giới.
Mẫu smartwatch đầu tiên của Meta được đồn đoán sẽ ra mắt vào đầu năm 2022. Theo Bloomberg, công ty thậm chí đang phát triển 3 thế hệ smartwatch, cho thấy kế hoạch thách thức Apple trong những năm tới. Điểm nổi bật trên smartwatch của Meta là camera hỗ trợ gọi video, yếu tố có thể gây tranh cãi về quyền riêng tư.
Ảnh rò rỉ smartwatch của Meta với camera để gọi video.
Smartwatch của Meta còn có thể theo dõi hoạt động tập thể thao của người dùng, đó cũng là tính năng nổi bật trên Apple Watch. Kết hợp cùng những app tập thể thao trong kính Oculus, đây được xem là tính năng đáng chờ đợi trên mẫu smartwatch của Meta.
Tất nhiên, Apple có thể làm điều tương tự nếu ý tưởng của Meta được người dùng đón nhận bằng cách bổ sung camera cho Apple Watch hay giới thiệu dịch vụ tập thể thao trong môi trường VR.
Lĩnh vực cạnh tranh tiếp theo giữa 2 công ty là nhà thông minh. Tuy chưa phải những cái tên nổi bật, Apple và Meta hoàn toàn đủ khả năng cạnh tranh lẫn nhau.
Meta gia nhập thị trường nhà thông minh từ 3 năm trước với thiết bị hỗ trợ gọi video có tên Portal. Sau đó, công ty ra mắt phiên bản sử dụng TV làm màn hình. Thế hệ mới nhất có tên Portal Go được trình làng vào tháng 9 với kích thước nhỏ gọn, dùng pin.
Tuy vẫn còn chặng đường dài để cạnh tranh với Amazon hay Google, cây viết Mark Gurman từ Bloomberg cho rằng Portal là hướng đi phù hợp của Meta trong lĩnh vực nhà thông minh, đặc biệt là thiết bị gọi video di động Portal Go.
Loa HomePod chưa giúp Apple có chỗ đứng trong lĩnh vực thiết bị nhà thông minh.
Apple cũng không phải cái tên nổi bật trong thị trường nhà thông minh, ít nhất về mặt phần cứng. Năm 2018, hãng ra mắt loa thông minh HomePod. 2 năm sau, phiên bản nhỏ gọn hơn mang tên HomePod mini được giới thiệu, sau đó bổ sung nhiều màu mới vào tháng 11 năm nay. Về phần mềm, nền tảng HomeKit ngày càng hỗ trợ nhiều thiết bị, trong khi trợ lý ảo Siri cũng tương thích với một số sản phẩm bên thứ ba.
Năm 2022 có thể là thời điểm Apple nghiêm túc hơn trong lĩnh vực nhà thông minh. Tin đồn cho biết Táo khuyết đang thử nghiệm ít nhất 2 thiết bị mới, gồm loa soundbar kiêm set-top-box cho TV và loa thông minh có màn hình tương tự Portal hay Amazon Echo Show.
Metaverse, smartwatch và nhà thông minh hứa hẹn chứng kiến cuộc cạnh tranh thú vị giữa Meta và Apple – 2 công ty rất thành công trong lĩnh vực mạng xã hội và thiết bị công nghệ.
Mark Zuckerberg lần đầu khoe găng tay xúc giác
Nguyên mẫu găng tay hỗ trợ tương tác AR và VR, nằm trong dự án bí mật của Meta, lần đầu xuất hiện trên tay của Mark Zuckerberg.
"Nhóm Reality Labs của Meta đang phát triển găng tay xúc giác với mục tiêu giúp người dùng có cảm giác thực tế khi tương tác trong metaverse. Một ngày nào đó, bạn sẽ có thể cảm nhận kết cấu và lực khi chạm vào các vật ảo", CEO Meta viết trên Facebook sáng nay.
Mark Zuckerberg trải nghiệm găng tay haptics mới.
Trong video, Zuckerberg mang găng tay kết hợp kính VR và lần lượt chạm vào mặt bàn, di chuyển quân cờ, xúc xắc, rút thanh gỗ... Tất cả được thao tác trên môi trường ảo được mô phỏng. Video nhanh chóng gây sốt với 30.000 lượt thích và gần 5.000 bình luận sau khoảng 9 tiếng xuất hiện. Đa phần tỏ ra thích thú với găng tay mới và mong muốn sớm được trải nghiệm.
7 năm phát triển
Theo The Verge, găng tay haptics là thiết bị nằm trong một dự án bí mật và tham vọng của bộ phận Reality Labs - mảng chuyên nghiên cứu thực tế ảo và thực tế tăng cường của Meta. Mục tiêu của các nhà phát triển là tạo ra găng tay xúc giác với khả năng tái tạo những trải nghiệm như nắm vật thể hoặc đưa tay chạm dọc theo bề mặt một vật ảo nhưng vẫn cho cảm giác như thật.
Ở mức độ đơn giản, nguyên mẫu haptics được lót 15 miếng đệm bằng nhựa có gờ và bơm hơi bên trong, được gọi là bộ truyền động. Những miếng đệm này được sắp xếp vừa với lòng bàn tay người đeo. Mặt dưới và đầu ngón tay cũng có các cảm biến cực nhạy.
Găng tay hoạt động như một bộ điều khiển VR. Mặt sau có các điểm đánh dấu màu trắng nhỏ, cho phép camera theo dõi ngón tay di chuyển trong không gian. Cảm biến sẽ ghi nhận cử chỉ để tạo thành hoạt động trong môi trường ảo.
Khi người dùng đeo và tham gia trải nghiệm VR, AR, một hệ thống điều khiển tinh vi sẽ ghi nhận các áp lực lên các bộ phận khác nhau của bàn tay thông qua cảm biến. Nếu chạm vào vật thể ảo bằng đầu ngón tay, người dùng sẽ có cảm giác vật thể đó đang "ấn" vào da của mình. Còn nếu đang nắm chặt một món đồ ảo, cơ cấu truyền động trong găng tay cứng lại, tạo ra cảm giác cầm nắm như thật. Những cảm giác này hoạt động cùng với âm thanh và hình ảnh đi kèm để tạo ra "ảo giác đụng chạm vật lý".
Găng tay haptics được bộ phận Reality Labs của Meta nghiên cứu nhiều năm.
Găng tay được Meta phát triển ngay từ khi mua lại công ty Oculus VR vào năm 2014. Hãng đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên với một ngón tay kèm bộ truyền động duy nhất vào năm 2015.
"Tôi dùng kính VR, nhìn thấy chiếc đĩa ảo, sau đó thử cọ xát với bề mặt và cảm giác như đang chạm vào lớp gốm thô", Michael Abrash, người đứng đầu Reality Labs, mô tả về thiết bị mới cách đây 6 năm.
Công nghệ mà Reality Labs áp dụng dựa trên lĩnh vực robot mềm, thay thế các động cơ cồng kềnh bằng các van khí nhỏ. Các thiết bị dùng cảm ứng mô phỏng như vậy không mới, nhưng đều là các sản phẩm chuyên dụng, chủ yếu được sản xuất để bán cho quân đội, một số ngành công nghiệp hoặc học viện.
Trong khi đó, Meta hướng thiết bị của mình đến nhiều người dùng hơn. "Nếu găng tay xúc giác được đưa vào thực tế, Meta có thể đảm bảo một tương lai rộng mở hơn với metaverse khi thu hút nhà phát triển cũng như người dùng mới nhiều hơn", một chuyên gia bình luận.
Theo Reality Labs, găng tay haptics là một trong nhiều phương pháp điều khiển cho kính và tai nghe VR, AR tương lai. Bên cạnh đó, nhóm này cũng triển khai giải pháp EMG - hệ thống đọc tín hiệu thần kinh trên cánh tay và chuyển thành hành động trong môi trường số. Meta từng mua lại công ty thiết bị đeo tay EMG CTRL-Labs vào năm 2019 cũng nhằm mục tiêu này.
Dù vậy, hiện còn nhiều rào cản đối với việc sản xuất găng tay xúc giác đại trà. "Thực tế, thiết bị chỉ mang lại cảm giác về đường nét của vật thể, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các bề mặt. Nó chủ yếu dựa vào sức mạnh gợi ý của âm thanh và hình ảnh cho người dùng tưởng tượng", kỹ sư Katherine Healy của Reality Labs cho biết.
Bên cạnh đó, Healy cũng cho rằng kích thước găng tay còn quá lớn và cần tinh chỉnh trước khi đưa ra thị trường để không gây khó chịu cho người đeo. Việc cải tiến có thể mất thêm vài năm.
Ngoài ra, nếu găng tay được thương mại hóa, chúng sẽ đối mặt với những thách thức về quyền riêng tư và bảo mật giống như các thiết bị đeo thu thập thông tin sinh trắc học khác. Các chuyên gia lo ngại thiết bị này có thể theo dõi, thu thập và phân tích chuyển động vật lý của con người. Tuy vậy, Abrash khẳng định Reality Labs chỉ phát triển găng tay haptics để kết hợp với kính VR nhằm phục vụ cho các nội dung thực tế ảo.
Meta bị kiện đòi 100 tỷ USD vì "Hồ sơ Facebook" Tổng chưởng lý bang Ohio (Mỹ), Dave Yost, cho biết vừa đệ đơn kiện Meta, công ty mẹ Facebook, dựa trên các tiết lộ của cựu nhân viên Frances Haugen và tài liệu nội bộ. Thay mặt Hệ thống Hưu trí công chức Ohio và các nhà đầu tư khác, ông Yost cáo buộc Meta đánh lừa công chúng về thuật toán của...