Cuộc chiến “ly hôn” của những cô dâu trẻ con ở Ấn Độ
Laxmi Sargara, người Ấn Độ bị cha mẹ hứa gả khi cô bé mới chỉ 1 tuổi và theo đó, bị xem là đã “có chồng”. Khi Sargara vừa tròn 16 tuổi, gia đình “chồng” cô bé liền đến nhà xin đón dâu..
Tương tự như Sargara, Santa Devi Meghwal bị cha mẹ hứa gả khi mới 11 tháng tuổi. Và theo đính ước của hai bên gia đình, khi tròn 16, cô bé sẽ phải về nhà chồng.
Sargara, hiện 21 tuổi chia sẻ, gia đình “chồng” của cô ở bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ. Khi cô tròn 16 tuổi, họ đến nhà cô để xin đón dâu. Tuy nhiên, Sargara kiên quyết không chịu về nhà chồng sau khi nghe kể về trường hợp một cô gái bằng tuổi mình, bị ép buộc lấy chồng quá sớm theo sự sắp đặt của cha mẹ đã tự vẫn sau nhiều năm bị bạo hành và lạm dụng. Thiếu nữ cũng chưa chuẩn bị tâm lý để đi làm dâu.
Sargara đã cầu cứu các nhà hoạt động vì quyền của trẻ em và phụ nữ ở địa phương. Sau đó, cô gái trẻ được hướng dẫn nộp đơn ra tòa xin hủy hôn ước mà cha mẹ hai bên tự ý sắp đặt.
Do “chồng” cô cũng chấp thuận, đơn xin “ly hôn” của Sangara được thẩm phán chấp thuận. Khi đó, Sangara 17 tuổi và đã thoát khỏi cuộc tảo hôn do cha mẹ sắp đặt khi cô lọt lòng. Cách đây 2 năm, khi Sargara tròn 19 tuổi, cô kết hôn với người đàn ông mà cô tìm hiểu và yêu thương thực sự.
Tình trạng tảo hôn đặc biệt phổ biến ở các vùng nông thôn Ấn Độ khi những bé gái bị gả chồng từ rất sớm. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, đối với Meghwal, việc “ly hôn” lại không dễ dàng và suôn sẻ như Sargara. Meghwal chia sẻ, khi cô tròn 16 tuổi, Saanval Ram, người Meghwal bị hứa gả khi chưa tròn 1 tuổi và gia đình anh ta lần đầu tiên tới nhà gái để xin đón dâu. Meghwal phản kháng và tìm mọi cách để trì hoãn cuộc hôn nhân của mình.
Hai năm sau, khi Meghwal 18 tuổi, nhà trai tiếp tục sang nhà gái đòi xin dâu. Meghwal vẫn không chịu về nhà chồng. Một năm sau, khi thiếu nữ tròn 19 tuổi, gia đình Ram lại sang đòi đón dâu nhưng Meghwal vẫn kiên quyết khước từ. Đến lúc này, gia đình nhà trai phẫn nộ.
Video đang HOT
Các già làng nơi Meghwal sinh sống quyết định phạt vạ gia đình cô gái 1,6 triệu rúp (hơn 25.000 USD). Không có khả năng thanh toán khoản tiền khổng lồ đó, gia đình thiếu nữ phải bỏ trốn khỏi làng.
Tuy nhiên, “chồng” và nhà chồng của Meghwal không buông tha cho cô.
Saanval Ram không chấp nhận hủy bỏ hôn ước và đe dọa sẽ bắt cóc cô dâu nếu cô tiếp tục phản kháng.
Dù vậy, Meghwal không bị khuất phục bởi những lời dọa nạt. Cô gái trẻ đã nộp đơn “ly hôn” ra tòa và nhấn mạnh, cô muốn được đi học. Meghwal cho biết, cô đang nỗ lực học tập để trở thành cô giáo. Cô muốn sống cuộc đời do chính mình lựa chọn.
“Cảm xúc bất mãn trào dâng mãnh liệt trong tôi vào thời điểm đó (khi gia đình “chồng” cô đến nhà đòi xin dâu). Tại sao tôi phải thuận theo một việc mà tôi không hề mong muốn và chưa từng chấp thuận. Tôi không thể chấp nhận việc mình bị đối xử giống như một món hàng, được một người đàn ông xa lạ lựa chọn…”, Santa Devi Meghwal chia sẻ qua điện thoại từ quận Jodhpur, bang Rajasthan.
Một cô dâu trẻ ở Ấn Độ khóc đẫm nước mắt khi phải kết hôn sớm.
Bharti, một nhà hoạt động chống lại nạn tảo hôn 27 tuổi và cũng từng “ly hôn” với người chồng mà cô bị ép gả, hiện đang giúp Meghwal nộp đơn khiếu kiện ra tòa nhấn mạnh: “Trường hợp của Meghwal sẽ mất nhiều thời gian hơn (để giải quyết). Ram không chấp nhận hủy hôn. Tuy nhiên, tất cả những gì anh ta có thể làm là rút lui. Cuối cùng, Meghwal sẽ chiến thắng vì luật pháp đứng về phía cô ấy”.
Ấn Độ vốn là một trong những nước có tỷ lệ ly hôn thấp nhất thế giới. Việc ly hôn đặc biệt bị kỳ thị ở các khu vực nông thôn. Một phụ nữ ly hôn cũng sẽ rất khó tái hôn. Thủ tục ly hôn ở Ấn Độ cũng rất rườm rà khi tòa án phải mất nhiều tháng để giải quyết và quá trình này rất tốn kém. Đặc biệt, thủ tục giải quyết hủy hôn cho các cô dâu trẻ con trong các vụ tảo hôn càng rối rắm, phức tạp hơn nhiều.
Các nhà hoạt động ở Ấn Độ cho biết, gần một nửa thiếu nữ Ấn Độ kết hôn trước khi họ bước sang tuổi 18, bất chấp việc này vi phạm pháp luật.
Nhiều bậc cha mẹ ở Ấn Độ vội vàng gả chồng cho con gái từ khi con còn rất bé. Họ lo sợ rằng nếu không sớm gả chồng, các cô con gái sẽ giống như “quả bom” trong nhà, có thể yêu đương sớm và quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên rồi mang thai, bôi nhọ danh dự gia đình. Nguyên nhân quan trọng thứ 2 là, các bậc cha mẹ lo lắng, nếu không sớm được gả chồng, các cô gái có thể bị ế, hoặc không thể tìm được chồng môn đăng hộ đối.
Tảo hôn dẫn đến việc các cô gái có thể phải bỏ học, có thai sớm và phải làm mẹ khi còn quá trẻ, chưa phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tâm lý.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình của Ấn Độ, nữ dưới 18 tuổi và nam dưới 21 tuổi kết hôn là vi phạm pháp luật. Những người kết hôn dưới độ tuổi cho phép có thể bị phạt tù 2 năm và phạt tiền tới 200.000 rúp (hơn 3.200 USD). Tuy nhiên, theo ước tính của UNICEF, năm 2014, 47% các thiếu nữ Ấn Độ kết hôn trước khi họ bước sang tuổi 18. Việc tảo hôn phổ biến nhất ở các vùng nông thôn do trình độ dân trí thấp.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Bắt 8 nghi can cưỡng bức tập thể, giết chết một phụ nữ trầm cảm
- Theo BBC ngày 9-2, cảnh sát thị trấn Rohtak bang Haryana (Ấn Độ) đã bắt giữ 8 nghi can dính líu đến vụ hãm hiếp tập thể một phụ nữ Nepal giữa lúc làn sóng biểu tình chống lạm dụng phụ nữ tại nước này dâng cao.
Tổng thanh tra bang Haryana YP Singhal nói với BBC rằng 9 thủ phạm đã gây ra vụ hãm hiếp và sát hại một phụ nữ 28 tuổi người Nepal khi cô này trong thời gian điều trị chứng trầm cảm tại Ấn Độ.
Xác của cô đã được phát hiện trên một cánh đồng cách đường lộ 18 km hôm thứ tư tuần trước sau khi cảnh sát nhận thông báo mất tích hôm 1-2.
Xác nạn nhân được tìm thấy tại một cánh đồng bang Haryana (ảnh: BBC)
Người biểu tình tay trong tay ngọn nến cầu nguyện cho nạn nhân (ảnh: BBC)
Các cuộc biểu tình ngày càng phổ biến sau nhiều vụ tấn công tình dục xảy ra gần đây (ảnh: BBC)
Theo mô tả ban đầu của nhân viên pháp y SK Dhattarwal, nạn nhân chịu rất nhiều nhục hình khiến thân thể đa chấn thương. "Các vết thương cho thấy cô này bị đánh vào đầu bằng vật nặng đến bất tỉnh và sau đó bị hãm hiếp tập thể. Nhiều loài động vật và gặm nhấm đã ăn mất phần thi thể của cô". Vị này còn nói thêm trong suốt 29 năm hành nghề của mình, ông chưa từng thấy trường hợp nào kinh hoàng như thế này. Giám định sơ bộ còn cho thấy thủ phạm đã chèn nhiều dụng cụ rắn như đá, dao và gậy gộc vào trong thi thể nạn nhân. Hôm chủ nhật, hàng trăm phụ nữ đã xuống đường biểu tình khiến giao thông tắc nghẽn tại tuyến đường lớn trong vùng. Mỗi người trong số họ tay trong tay ngọn nến để cầu nguyện cho nạn nhân xấu số. Tháng trước giới chức điều tra cũng ghi nhận trường hợp du khách nước ngoài bị hãm hiếp. Cụ thể, một sinh viên người Nhật bị một đàn ông địa phương lừa đảo và hãm hiếp tại miền bắc bang Rajasthan. Cảnh sát cho biết liên can đã gặp nữ sinh 20 tuổi này tại Jaipur (thủ phủ bang Rajasthan) và đề nghị làm hướng dẫn viên du lịch cho nạn nhân. Tên này sau đó đã chở cô bằng xe máy đến ngôi làng ngoại ô và thực hiện hành vi đồi bại, theo BBC. Được biết, việc người dân, đa phần là phụ nữ xuống đường phẫn nộ vì những vụ bạo lực tình dục vốn đã diễn ra mạnh mẽ hồi tháng 12-2012 tại New Deli sau vụ nữ sinh y khoa bị hiếm dâm tập thể và sát hại dã man bất chấp người yêu cô ra sức can ngăn. Chính quyền hiện vẫn đau đầu vì nhiều biện pháp xử phạt nghiêm khắc có từ năm 2013 còn bất cập với số vụ án không những không thuyên giảm mà hành vi gây án còn phức tạp hơn.
Hồng Phạm
Theo_PLO
Không thèm Nga, Ấn Độ tự đại tu tiêm kích Su-30MKI Việc gửi sang Nga mất rất thời gian, tiền bạc khiến Ấn Độ quyết tâm tự đại tu sửa chữa lớn tiêm kích Su-30MKI, và họ đã thành công. Tạp chí Jane"s Defence Weekly đưa tin, công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng nhà nước Hindustan Aeronautics Limited (HAL) Ấn Độ lần đầu tiên đại tu thành công tiêm kích Su-30MKI...