Cuộc chiến kinh tế Nga – Mỹ: Đồng Rúp hồi sinh
Tính đến khoảng 14h chiều 19/12 theo giờ Việt Nam, đồng ruble đã tăng nhẹ 2,8% so với đồng USD
Những biện pháp khẩn cấp của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga cùng những câu trả lời rõ ràng của Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo quốc tế ngày 18/12, đã có tác động tích cực góp phần đẩy giá đồng ruble lên cao và trấn an tâm lý của người dân cũng như nhà đầu tư.
So với euro, đồng nội tệ của Nga cũng đã tăng 4,1%. Một số nhà phân tích cho rằng, giá đồng ruble được cải thiện là nhờ giá dầu thế giới tăng và thông tin các nhà sản xuất dầu lửa hàng đầu của Nga có thể thanh toán được những khoản nợ sắp đáo hạn.
Đồng ruble đã tăng nhẹ 2,8% so với đồng USD
Nhưng cũng không thể phủ nhận hiệu quả của những biện pháp khẩn cấp và táo bạo của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga khi tăng vọt lãi suất một cách bất ngờ thêm 6,5% để đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh nền kinh tế này bị bóp nghẹt bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Video đang HOT
Nhiều người Nga đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của nước ngoài đã gây ra tình trạng bất ổn hiện nay của nền kinh tế.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Rosbank nói rằng, giải pháp có phần thận trọng của Ngân hàng trung ương Nga trong vấn đề tính thanh khoản của đồng rúp và chính sách dự trữ ngoại tệ có thể giúp đồng rúp ổn định trong mức 60-62 rúp ăn 1 đô la Mỹ.
Một trong những dấu hiệu tích cực cho đồng tiền Nga là chính phủ Nga đang gây áp lực buộc các nhà xuất khẩu của nước này không được giữ doanh thu và lợi nhuận ở nước ngoài và từ đầu tuần tới các công ty xuất khẩu này phải chuyển về nước để nộp thuế cho chính phủ khi ngày kết thúc năm 2014 đã đến gần.
Sáng ngày 19/12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định, Bộ Tài chính đã bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ và hy vọng các doanh nghiệp cũng sẽ bán đô la ra để hỗ trợ đồng rúp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo thường niên
Trong năm nay, Ngân hàng trung ương Nga đã bán ra 80 tỉ đô la để bảo vệ đồng rúp trước tác động của giá dầu thế giới giảm mạnh và biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga liên quan tới bất ổn ở Ukraine làm cho nhà đầu tư rút vốn ồ ạt.
Cách đấy hai ngày, trong nỗ lực cứu đồng Rúp bị mất giá nghiêm trọng, ngày 17/12, Bộ Tài chính Nga đã bắt đầu bán ngoại tệ dữ trữ ra thị trường. Ngay sau thông báo này, đồng Rúp bất ngờ tăng khoảng 3% so với USD lên 65,52 Rúp/USD và tăng 4,2% so với euro lên 81,5 Rúp/euro.
Trước đó, ngày 16/12, Ngân hàng Trung ương Nga khẩn cấp tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17%/năm. Tuy nhiên, đồng nội tệ Nga lại càng giảm sâu hơn trong những phiên giao dịch sau đó do người dân bán tháo Rúp.
Theo NTD
Belarus từ chối giao dịch với Nga bằng đồng rúp
Tổng thống Belarus yêu cầu thực hiện các cuộc giao dịch với Nga bằng đồng USD hoặc Euro vì sự sụt giảm giá trị của đồng rúp.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Minsk hồi tháng 5. Ảnh: Reuters
"Chúng ta sẽ giao dịch thương mại không phải bằng đồng rúp, mà là bằng USD", hãng thông tấn Belta dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm qua nói. "Đáng lẽ từ lâu chúng ta phải yêu cầu Nga trả bằng loại tiền tệ mạnh".
Đồng rúp của Nga hôm 16/12 mất giá, xuống đến mức kỷ lục kể từ năm 1998 và điểm yếu này trở thành mối đe doạ với nền kinh tế Belarus, một đồng minh thân cận và cũng là đối tác thương mại chính của Nga.
"Chúng ta sẽ không chạy theo Nga. Đây là điều cấm tuyệt đối, vì không rõ chuyện gì đang xảy ra với thị trường Nga", ông Lukashenko nói. Tổng thống Belarus cũng cho biết ông sẽ không phá giá tiền tệ của nước mình do sự yếu kém của đồng rúp.
Hơn một nửa sản lượng hàng hoá xuất khẩu của Belarus thuộc về Nga, chủ yếu là các xe tải, máy kéo, máy công nghiệp và khoảng 92% giao dịch đang được thực hiện bằng đồng rúp.
Kim ngạch xuất khẩu của Belarus giảm 739 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, dù sản lượng vẫn giữ nguyên, theo các số liệu chính thức.
Trọng Giáp
Theo VNE
Người Việt ở Nga lao đao vì rúp rớt giá Việc kinh doanh và cả cuộc sống sinh hoạt của người Việt ở Nga đang rất khó khăn khi đồng rúp rớt giá mạnh. Nhiều người Việt kinh doanh tại Trung tâm thương mại Sadovod ở Moscow. Ảnh: Võ Hoài Nam Trao đổi với VnExpress, chị Trịnh Thị Quỳnh Ngân, một người sống tại Moscow gần 30 năm nay, cho biết gia đình...