‘Cuộc chiến’ không đối không trên biển Hoa Đông
Để tăng sức mạnh không đối không trong cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển Hoa Đông với Trung Quốc, Nhật Bản quyết định trang bị thêm tên lửa AIM-120 từ Mỹ.
Theo UPI, Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DICA) đã trình Quốc hội nước này về đề nghị kể trên của Nhật Bản. Ước tính giá trị thương vụ này vào khoảng 33 triệu USD. Theo DICA: “Nhật Bản muốn sở hữu các tên lửa không đối không tầm trung để hiện đại hóa kho vũ khí, cũng như tương thích tốt hơn với hệ thống vũ khí Mỹ”.
“Thương vụ này sẽ tăng cường năng lực cho Lực lượng Không quân phòng vệ Nhật Bản, giúp bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ các cơ sở quan trọng của Nhật – Mỹ. Nhật Bản hiện sở hữu các tên lửa AIM-120C5 bởi vậy sẽ không có trở ngại nào khi họ bổ sung các tên lửa cùng loại cho lực lượng vũ trang của mình.”
Theo nguồn tin trên, gói hợp đồng dự kiến sẽ gồm tên lửa không đối không tiên tiến AIM-120C7 (AMRAAM), 02 tên lửa huấn luyện, vật mang, các trang bị hỗ trợ và thử nghiệm, các phụ tùng thay thế, sửa chữa và các dịch vụ hỗ trợ hậu cần khác.
Theo UPI, khi tiêm kích của Nhật được bổ sung thêm tên lửa AIM-120C7, chúng sẽ trở nên bất bại trước dàn tiêm kích đông đảo của Trung Quốc với những tên lửa đối không nội địa SD-10A, PL-11… trên biển Hoa Đông.
AIM-120C7 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển. AMRAAM dài 3,6m, đường kính thân 17,7m, sải cánh 52,5cm và trọng lượng phóng tên lửa là 150,7kg. Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg.
Về mặt động cơ, AIM-120C7 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C7 đạt tầm phóng tối đa tới 105km. Trong ảnh: Tiêm kích F-15 của Singapore với tên lửa AIM-120C7.
Video đang HOT
Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.
Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị.
Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120C7 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.
Với khả năng của AIM-120C7, khi chúng được tích hợp trên tiêm kích F-15J và tương lai là tiêm kích F-35, dòng tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với dàn tiêm kích Trung Quốc nếu xảy ra sung đột trên không tại biển Hoa Đông.
Trong khi đó, lực lượng tiêm kích của Trung Quốc thường &’gây rối’ trên vùng biển này chỉ được trang bị những dòng tên lửa nội địa SD-10A, PL-11, PL-8, PL-7… Hầu hết trong số tên lửa này đều được sản xuất từ những năm 1980 trở về trước nên tầm bắn chỉ từ 40km trở lại.
Duy nhất chỉ có tên lửa SD-10A ( sao chép tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ) được coi là có tính năng tương đương với AIM-120 Mỹ hay R-77 của Nga, nhưng khả năng thực tế của dòng tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng. Vì vậy, nếu phải đối đầu với tiêm kích Nhật Bản trên biển Hoa Đông thất bại là điều khó tránh khỏi với tiêm kích Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Nhật Bản đối phó Trung Quốc bằng kế hoạch khủng
Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng manh động trên biển Hoa Đông, lần đầu tiên Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch cực lớn của mình.
Theo bản kế hoạch được tiết lộ, Nhật Bản đã chi gần 500 triệu JPY (khoảng gần 4,9 triệu USD) để mua thử nghiệm 4 trong tổng số 52 chiếc xe thiết giáp lưỡng thê AAV7 dự định mua của Mỹ. Ngày 20/2, lô AAV7 đã được chuyển đến cảng Yokohama. Sau đó, chúng tiếp tục hành quân về nơi đóng quân của lực lượng tự vệ nằm ở khu vực Kanto.
"AAV7" là trang bị mà lực lượng tự vệ Nhật Bản lần đầu tiên được sử dụng, nên bộ quốc phòng Nhật sẽ kiểm tra kỹ tính năng của nó, để làm cơ sở nghiên cứu về sau. Việc mua sắm các xe thiết giáp lưỡng thê này nằm trong "Kế hoạch phòng vệ trung hạn" mà Tokyo đã xây dựng.
Căn cứ vào kế hoạch này, trong vòng 5 năm tới, Nhật dự chi ngân sách 24,67 nghìn tỷ Yên (tương đương 239 tỷ USD); thành lập các "Trung đoàn thủy - lục cơ động" thuộc lực lượng tự vệ trên đất liền.
Đây chính là lực lượng nòng cốt, chịu trách nhiệm phòng vệ các đảo xa của Nhật Bản. Để phục vụ cho nhiệm vụ này, các phương tiện tác chiến đổ bộ là yếu tố không thể thiếu được, do đó, kế hoạch của Nhật là sẽ mua tổng cộng 52 chiếc xe thiết giáp đổ bộ lưỡng thê.
Ngoài ra, Nhật còn mua sắm 17 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey, 3 máy bay trinh sát không người lái chiến lược, tầm cao - tầm xa RQ-4 Global Hawk để nâng cao khả năng giám sát và năng lực cơ động tác chiến. Số máy bay này sẽ được triển khai bố trí tại Okinawa, cùng với lực lượng của Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 thuộc lực lượng tự vệ trên bộ, trong vòng 10 phút có thể triển khai đổ bộ xuống Senkaku.
Theo đại cương kế hoạch phòng vệ mà chính phủ Nhật xây dựng tháng 12/2013, Tokyo sẽ xây dựng thành công biên chế cơ bản của lực lượng tác chiến đổ bộ trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này được xây dựng trên nền tảng "Trung đoàn thủy - lục cơ động", với biên chế chuẩn 3.000 quân, nhiều gấp 4 lần biên chế của Trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía tây (khoảng 700 người). (Trong ảnh: Máy bay V-22 Osprey)
Việc mua sắm máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey và xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 là nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các trung đoàn thủy - lục cơ động. Có thể nhận thấy, các trung đoàn này sẽ sử dụng V-22 Osprey và AAV-7 để đổ bộ đánh, tái chiếm đảo, mục đích chính là nhằm vào quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo. (Trong ảnh: Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi)
Đồng thời, có thể Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ. Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B. Lực lượng này sẽ càn quét các chiến đấu cơ, đánh phá các căn cứ bờ và tiêu diệt các chiến hạm Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng tác chiến đổ bộ.
Ngoài ra, ngày 5/1, Nhật đã quyết định tái biên chế 7 sư đoàn và lữ đoàn trong tổng số 15 sư đoàn/lữ đoàn thuộc lực lượng tự vệ trên bộ (lục quân) trong toàn quốc, thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động phản ứng nhanh, chuyên trách bảo vệ khu vực cụm đảo tây nam. Động thái này chủ yếu để thay đổi thể chế lực lượng tự vệ trên bộ, được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm đối phó với tình huống đổ bộ quy mô lớn của đối phương. Trong ảnh: Tiêm kích F-35B.
Được biết, trong thời gian 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2014, lực lượng tự vệ trên bộ của Nhật Bản sẽ tái biên chế sư đoàn 6 và sư đoàn 8; lữ đoàn 11 và lữ đoàn 14 thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động. Trong thời gian 5 năm kế tiếp, sẽ tiếp tục tái biên chế các sư đoàn 2; lữ đoàn 5 và lữ đoàn 12 nhưng vẫn giữ nguyên địa điểm đóng quân của các Bộ tư lệnh sư đoàn/lữ đoàn này. Trong ảnh: Máy bay V-22 Osprey.
3 sư đoàn và 4 lữ đoàn cơ động mới thành lập sẽ trở thành lực lượng cơ động phản ứng nhanh. Có thể nhận định là trong vòng 5 năm nữa, binh chủng hải quân đánh bộ này của Nhật Bản sẽ trở nên rất mạnh, có khả năng áp đảo hoàn toàn 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ số 1 và 164 của Trung Quốc.
Chương trình xây dựng lực lượng quân đội lần này của Nhật Bản trước hết là để đối phó về một cuộc tấn công ồ ạt của Trung Quốc đang hiển hiện. Bởi theo Đại tá James Fannell, Phó tham mưu trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hôm 19/2 tiết lộ, Trung Quốc đã tập luyện chiến đấu chớp nhoáng chống Nhật nhằm chiếm quần đảo tranh chấp Điếu Ngư mà Tokyo gọi là Senkaku. Trong ảnh: Lính Nhật Bản diễn tập chiếm đảo.
Đại tá James Fannell cho biết thêm: "Chúng tôi đã chứng kiến cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Có thể kết luận rằng PLA đã nhận nhiệm vụ mới để có thể tiến hành một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm tiêu diệt quân đội Nhật Bản ở biển Hoa Đông, nhằm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư...". Trong ảnh: Lính Nhật Bản diễn tập chiếm đảo.
Tuy nhiên Lầu Năm Góc đã phủ nhận báo cáo của Đại tá James Fannell, dù vậy với những gì mà Nhật Bản đã lên kế hoạch, thì một cuộc tấn công vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc không làm cho Nhật Bản bất ngờ. Trong ảnh: Lính Nhật Bản diễn tập chiếm đảo.
Theo Đất Việt
Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản tiên tiến nhất và lớn nhất thế giới Để ngăn chặn Liên Xô, Nhật Bản được Mỹ trợ giúp phát triển tàu ngầm, tốc độ đổi mới thế hệ tàu ngầm của Nhật Bản đáng kinh ngạc, số lượng có thể tăng mạnh... Tàu ngầm tấn công thông thường lớp Harushio Nhật Bản Tờ "Giải phóng quân" Trung Quốc ngày 15 tháng 11 đăng bài viết "Sát thủ Soryu lặn bí...