Cuộc chiến giành tài sản từ thế giới ngầm
Tịch thu các doanh nghiệp của thế giới ngầm rồi biến chúng thành những công ty chân chính là chủ trương của chính phủ Italy trong nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của các ông trùm xã hội đen.
Nằm bên rìa thị trấn San Marcellino thuộc khu vực ngoại thành của Napoli, công ty phân phối các sản phẩm sữa Euromilk giống như mọi doanh nghiệp nhỏ khác trong lĩnh vực kinh doanh sữa.
Nhưng khuôn viên của công ty cùng với nhà kho và các trụ sở của nó lại nằm ở vị trí trung tâm trong vùng ảnh hưởng của Camorra, một mạng lưới tội phạm khét tiếng. Vì thế nó từng thuộc quyền sở hữu của những thành viên trong mafia. Nhưng hiện giờ, nó đang cố gắng rũ bỏ quá khứ.
Euromilk là một trong hàng trăm công ty bị tịch thu và được đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan quản lý tài sản tịch thu từ tội phạm có tổ chức của Italy ( NAMACO). Cơ quan này sẽ “gột rửa” gốc gác thế giới ngầm và bán chúng cho những người chủ trung thực khác.
Tuy nhiên, chỉ một số ít công ty bị tịch thu tồn tại được do những vấn đề phức tạp của hoạt động chuyển đổi.
Cảnh tượng bên trong một nhà máy sữa tại Italy. Ảnh: blogspot.com.
Giới chức NAMACO cho biết, Casalesi, nhánh khét tiếng nhất của tổ chức tội phạm Camorra, chính là chủ sở hữu Euromilk. Michele Zagaria, thủ lĩnh của nhánh Casalesi, là một trong những người bị truy nã gắt gao nhất ở Italy cho tới khi ông ta bị bắt trong một hầm ngầm gần công ty Euromilk vào năm ngoái.
“Công ty bị tịch thu bởi vì người điều hành nó là một trong những thành viên của mafia địa phương”, Gianpaolo Capasso, người đứng đầu NAMACO ở vùng Campania, cho biết.
Video đang HOT
Trên thực tế, khi doanh nghiệp nằm trong tay một người như vậy, nhà chức trách có quyền tịch thu dù nó hoạt động hợp pháp hay không.
Sau khi tịch thu Euromilk, NAMACO đã bán nó cho Giuseppe, một người từng có kinh nghiệm trong việc tiếp quản những công ty gặp rắc rối hay phá sản.
Vậy, những người trong công ty đó sẽ cảm thấy như thế nào khi họ đã quen làm việc với ông chủ mafia cũ trước đây?
“Dĩ nhiên họ không vui vẻ. Nhưng tôi không bao giờ lo sợ. Tôi cố gắng giải thích để họ hiểu rằng chúng tôi đều có chung một mối quan tâm, đó là tiếp tục duy trì hoạt động của công ty. Tôi nhận thấy mọi người đều sẵn sàng trợ giúp tôi và nhờ vậy, công ty vẫn tiếp tục hoạt động”, ông Castellano mỉm cười và nói.
Việc Euromilk vẫn hoạt động trong nhiều năm sau khi bị tịch thu thực sự là một thắng lợi đối với Castellano. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa khi không còn thuộc sở hữu của mafia. Trong khu vực xung quanh Napoli, NAMACO đã tịch thu khoảng 300 công ty, nhưng chỉ 6 công ty còn hoạt động.
Tư tưởng đáng sợ
Khi mafia thành lập công ty, chúng tạo việc làm cho người dân. Nhưng khi nhà nước tịch thu tài sản của các ông trùm, công ty sẽ phá sản còn người dân mất việc làm.
“Nhà nước sa thải người lao động trong khi Camorra tạo việc làm cho chúng tôi” là lời trách móc mà các nhân viên của NAMACO nhận được.
Đó là một tư tưởng độc hại mà các thành viên mafia muốn quảng bá – theo đó, trong những điều kiện thực tế, cuộc sống của cộng đồng có thể tốt đẹp hơn nhờ mafia, chứ không phải nhờ luật pháp.
Vậy NAMACO giải quyết vấn đề này như thế nào? Họ sẽ làm gì khi nghi ngờ rằng một số thành viên quan trọng nhất trong đội ngũ nhân viên của công ty bị tịch thu trung thành với người quản lý cũ và có thể vẫn liên lạc với mafia?
“Bạn biết đấy nếu bạn sa thải ba hay bốn thành viên chủ chốt của công ty, công ty ấy sẽ đóng cửa ngay lập tức và tất cả công nhân sẽ mất việc làm, kể các những người không liên quan tới xã hội đen. Do vậy chúng tôi chọn biện pháp cho phép những người này ở lại công ty làm việc, giám sát chặt chẽ các hoạt động của họ và cố gắng hạn chế mọi hành vi bất hợp pháp trong công việc của họ”, Gianpaolo Capasso, người đứng đầu NAMACO ở vùng Campania, phát biểu.
Tuy nhiên, ông Capasso cho rằng cuối cùng, khi NAMACO chuẩn bị bán công ty cho chủ mới, những thành viên được cho là liên quan tới mafia vẫn buộc phải thôi việc.
Các ông trùm mafia tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, đó là cơ hội để họ kiếm tiền “sạch” từ một công ty có nhiều hợp đồng trong một ngành nào đó, chẳng hạn như xây dựng. Điều đó đặc biệt đúng nếu bạn nhớ “đạo đức kinh doanh” của mafia, như đe dọa đối thủ cạnh tranh hay hối lộ các quan chức địa phương, những người quyết định các hợp đồng.
Thứ hai, một doanh nghiệp hợp pháp về mặt hình thức có thể bị mafia lợi dụng nhằm rửa tiền mà chúng kiếm được từ hoạt động phi pháp, như buôn bán ma túy. Nhờ đó mà con cháu, người thân của các phần tử mafia có thể tiêu những đồng tiền “sạch”.
MANACO thừa nhận rằng, trong những khu vực mà mafia tung hoành, môi trường kinh doanh trở nên sa đọa tới mức các công ty kinh doanh chân chính khó có thể tồn tại. Họ phải trả tiền bảo kê cho mafia để kinh doanh bình thường. Nhưng một đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực – công ty của mafia – sẽ không phải trả khoản phí bảo kê đó.
Dario Caputo, phát ngôn viên cấp cao của NAMACO ở Rome, nhận định: “Tình hình vẫn còn rất khó khăn ở những khu vực mà cơ cấu xã hội bị phá hủy nghiêm trọng. Sự kiểm soát của mafia mạnh đến mức chúng tôi có cảm giác người dân sống trong một thực tế khác, ngoài vòng pháp luật”.
Nhưng bất chấp những khó khăn, ông Caputo coi việc tịch thu tài sản là một phần tất yếu trong cuộc chiến đấu với mafia tại Italy.
“Vào tù trong một thời hạn nhất định và mất tài sản là hai điều có thể gây tổn thương nặng nề nhất cho các phần tử xã hội đen,. Bởi vì tài sản là thứ mang lại thanh thế cho họ, khiến họ cảm thấy là người quan trọng trong mắt mọi người”, ông lập luận.
Theo xahoi
Tài xế taxi Thái Lan biểu tình phản đối "mafia Nga"
Một bãi biển ở Phuket, Thái Lan - Ảnh: AFP
Trên 100 tài xế taxi Thái Lan ngày 28.1 đã biểu tình chống lại một công ty du lịch Nga, bị tố là "mafia" ở tỉnh đảo Phuket, phá giá dịch vụ du lịch để cạnh tranh với các công ty du lịch nội địa.
Đoàn biểu tình nhắm vào Công ty du lịch Alex Tour tại khu vực bờ biển Bang Tao, được cho là do người Nga làm chủ, theo tin tức từ trang tin The Phuket News của Thái Lan ngày 28.1.
Những người biểu tình chặn hết lối ra vào chính của công ty này và đập phá bảng hiệu.
Họ bức xúc trước việc các doanh nghiệp du lịch Nga hạ giá dịch vụ để cạnh tranh với các công ty Thái. Họ mang theo các biểu ngữ "Doanh nghiệp Nga hãy cút xéo" và "Bang Tao không có chỗ cho mafia Nga".
Người Nga đã đến Bang Tao làm ăn, cướp hết công việc làm của người dân địa phương, kể cả nghề lái taxi, giặt ủi và dịch vụ nhà hàng, những người biểu tình cho biết.
Hôm 4.1, các doanh nhân Thái Lan ở Phuket đã kêu gọi chính quyền địa phương ngăn chặn người Nga kinh doanh tour du lịch, nhà hàng, mát xa và các loại hình kinh doanh khác.
Ông Alexander Burtin, Giám đốc Công ty du lịch Tez Tour ở Thái Lan, cho biết những vụ biểu tình xảy ra do những công ty nhỏ của Nga thuê người Nga không có giấy phép lao động để làm hướng dẫn viên du lịch và nhiều người Nga đã bị bắt vì đi làm việc không có giấy phép lao động.
Theo TNO
Cuộc đời bố già mafia Nga vừa bị ám sát Dấn thân vào thế giới ngầm từ khi còn nhỏ, Aslan Usoyan buôn ma túy, kinh doanh sòng bạc và có khối tài sản lên đến 2 tỷ USD, trở thành trùm sò lừng danh trong mắt giới tội phạm. "Bố già Hassan" hiếm khi lộ diện trên đường phố. Ảnh: Euronews "Bố già Hassan" là tên mà người ta vẫn gọi trùm...