“Cuộc chiến” đất rừng: DN bỏ bê trồng rừng, dân bế tắc mưu sinh
Tình trạng lấn chiếm, cho thuê, cho mượn hay chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng đất không rõ ràng không chỉ diễn ra tại Đăk Nông (NTNN số 258; 259), NTNN còn ghi nhận tại huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), nhiều người dân than thiếu đất bởi đất rừng đã được doanh nghiệp thuê hết.
“Thâu tóm” đất rừng
Huyện miền núi Quế Phong có hơn 177.000ha đất lâm nghiệp có rừng; 56.357ha đất trống, đồi núi trọc. Nhận thấy ưu thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp tại địa phương này nên từ lâu nay UBND tỉnh Nghệ An đã khuyến kích các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng thực hiện trồng rừng sản xuất, khai thác và chế biến lâm sản.
Ông Lô Văn Quang ở xã Tiền Phong, huyện Quế Phong nói: Đa số đất lâm nghiệp trên địa bàn đều đã được quy hoạch cho doanh nghiệp thuê để trồng rừng. Ảnh: C.T
Nhiều hệ lụy khó lường
Theo ông Lê Văn Giáp, doanh nghiệp muốn trồng rừng tại địa phương cần phải phối hợp với chính quyền sở tại và người dân bản địa, khi đó phương án trồng rừng mới đạt hiệu quả cao. Còn không khi dân thiếu đất sản xuất, thiếu kế sinh nhai thì sẽ phát sinh nhiều hệ lụy đáng tiếc và rất khó lường.
Video đang HOT
Ngay từ tháng 8.2008, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định quy hoạch 5.840ha đất lâm nghiệp tại xã Đồng Văn (1.894ha), xã Quang Phong (1.355ha), xã Cắm Muộn (1.301ha) và xã Tiền Phong (1.290ha) cho Công ty TNHH InnovGreen Nghệ An trồng rừng sản xuất và khai thác chế biến lâm sản. Tuy nhiên, tỉnh quy hoạch và tiến hành cho thuê hơn 987ha đất lâm nghiệp vào năm 2009 cho phía công ty nhưng phía công ty trồng rừng một cách ì ạch, chậm tiến độ; trong khi nhiều người dân nơi đây thì thiếu đất sản xuất. Theo ông Lô Thanh Hương – Phó trưởng Phòng TNMT huyện Quế Phong thì từ năm 2009 đến nay, phía InnovGreen chỉ trồng được có 300/5.840ha rừng sản xuất, số còn lại để hoang hóa.
Giống như phía Công ty TNHH InnovGreen, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt cũng thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất tại huyện Quế Phong và được UBND tỉnh Nghệ An quy hoạch cho hơn 2.860ha vào năm 2011 tại xã Nậm Giải (768ha), xã Quang Phong (1.238ha) và xã Nậm Nhoóng (853ha). Tuy nhiên, đã hơn 3 năm nay phía Thanh Thành Đạt chỉ mới trồng được 150ha rừng sản xuất, số diện tích còn lại phía công ty để hoang, hoặc đang tiến hành xây dựng quy hoạch để triển khai trồng mới.
Khác với hai công ty kể trên, Công ty CP Đầu tư tài chính và Bất động sản Việt cũng đã tiến hành lên huyện Quế Phong khảo sát đất rừng và được UBND tỉnh quy hoạch cho hơn 3.642ha đất lâm nghiệp tại xã Quang Phong (1.051ha), xã Tri Lễ (1.852ha) và xã Châu Thôn (738ha) vào đầu năm 2016 để trồng rừng sản xuất và phát triển cây dược liệu tại địa phương. Nhưng đến nay, phía công ty trên vẫn án binh bất động, dù diện tích đất quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Anh Lô Văn Quang trú tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong cho hay: “Chúng tôi sống ở đây đã lâu, nhưng hiện nay rất nhiều hộ dân như tôi không có đất để sản xuất, thiếu nước sạch để sinh hoạt. Hễ chúng tôi muốn vào rừng để trồng cây, thả trâu bò mưu sinh thì đi đến đâu cũng đụng phải đất của doanh nghiệp… Cuộc sống vốn đã khó khăn, thiếu thốn lại không có đất để sản xuất nên chắc phải chịu nghèo mãi thôi…”.
Kiến nghị thu hồi
Trao đổi với NTNN về vấn đề trên, ông Nguyễn Tiến Lâm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nghệ An cho biết: “Huyện Quế Phong đang quản lý 35.000ha đất lâm nghiệp, không có căn cứ để khẳng định người dân ở huyện Quế Phong thiếu đất sản xuất?!…Việc quy hoạch đất rừng có phương án lâu dài chỉ là doanh nghiệp chưa triển khai. Vấn đề quy hoạch giao đất chậm không phải thuộc thẩm quyền của Sở NNPTNT mà thuộc của Sở TNMT. Thông thường doanh nghiệp chọn thuê đất là phải đất ngon, đất tốt họ mới thuê”.
PV làm việc với Sở TNMT Nghệ An, ông Nguyễn Văn Chất – Trưởng Phòng Quản lý đất thuộc Sở này nói: “Nếu xét về thời gian thì tốc độ trồng rừng như đã quy hoạch của UBND tỉnh cho các doanh nghiệp như thế là quá chậm, các doanh nghiệp trồng rừng chưa đạt được yêu cầu. Trong khi những doanh nghiệp trồng rừng này vẫn được hỗ trợ của Nhà nước từ cây giống, phân bón và các chính sách thuận lợi khác. Nếu doanh nghiệp nào đã quy hoạch đất để trồng rừng chậm hoặc không triển khai thì phía Sở NNPTNT gửi văn bản sang Sở TNMT, chúng tôi sẽ tiến hành kiến nghị lên UBND tỉnh thu hồi đất đã giao như đã được quy hoạch…”.
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho hay: “Trên địa bàn huyện Quế Phong có quá nhiều doanh nghiệp thuê đất để quy hoạch trồng rừng, nhưng đến nay triển khai ít, chủ yếu họ giữ đất. Nếu doanh nghiệp nào không trồng rừng thì huyện sẽ kiến nghị lên tỉnh trả lại đất cho địa phương để địa phương giao lại đất cho người dân. Theo tôi, Sở NNPTNT và Sở TNMT nên tiến hành rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn. Sau đó giao cho doanh nghiệp trồng rừng ở những chỗ khó khăn trước, rồi mới trồng chỗ dễ”.
Còn ông Lô Thanh Hương – Phó trưởng Phòng TNMT huyện Quế Phong thì cho biết: “Từ tháng 4.2016 đến nay, huyện đã đề nghị lên tỉnh xem xét việc thu hồi lại đất của Công ty TNHH InnovGreen vì từ năm 2013 đến nay phía công ty không thực hiện trồng rừng như cam kết”.
Theo Danviet
Trao quyền chủ rừng cho nông dân
"Chính quyền và lực lượng chức năng phải hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng; không can thiệp quá sâu vào việc trồng và tiêu thụ lâm sản trên diện tích rừng kinh tế" - ông Vũ Đức Thuận- Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Sơn La, bảo vậy.
Tự nguyện trồng rừng
Rừng thông bản Áng, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu được khoanh nuôi, bảo vệ tốt nên đã thành điểm tham quan du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: K.T
Đến với những cánh rừng mới trồng trong 3 năm trở lại đây thuộc 2 huyện Vân Hồ và Mộc Châu của tỉnh Sơn La, thấy cây rừng phát triển tốt, tỷ lệ sống rất cao và đặc biệt là người dân không còn xâm hại diện tích rừng nữa. Nói về hiệu quả này, ông Đào Mạnh Phong-Hạt trưởng Kiểm lâm Mộc Châu, cho biết: Chúng tôi đã tuyên truyền để nông dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng. Khi người dân ý thức được vấn đề thì họ chuyển từ hành động ép buộc sang tự giác nên hiệu quả cao và có tính bền vững.
Cách để Mộc Châu huy động sức dân trồng và bảo vệ rừng chính là trao quyền chủ động cho người dân trong việc trồng và sử dụng sản phẩm. Ông Lò Văn Quán, dân bản Ta Niết, bảo rằng: Khi hạt kiểm lâm huyện vận động chúng tôi giao lại đất lâm nghiệp mà chúng tôi đã chiếm dụng để làm nương thì họ không phạt mà chỉ hướng dẫn chúng tôi thực hiện trồng rừng và hỗ trợ chúng tôi cây giống.
"Cán bộ bảo ai trồng cây gì thì sau này hưởng lợi từ cây ấy, không ép chúng tôi về chủng loại cây giống, mật độ cây trồng và cách thức tiêu thụ sản phẩm. Nhà tôi cũng có hơn 3.000m2 đất nương nằm trong diện tích đất lâm nghiệp và tôi đã trồng hơn 200 cây xoan và hoa ban. Hoa ban tôi trồng ở gần nhà để làm đẹp, còn xoan thì chỉ sau 3 năm nữa là tôi được bán gỗ. Bán gỗ xong lại trồng tiếp. Vừa giữ được rừng, vừa có nguồn thu".
Chính quyền là người định hướng, hỗ trợ
Nói về cách huy động sức dân trồng và bảo vệ rừng của Mộc Châu, ông Vũ Đức Thuận, cho biết: Đó là cách làm đúng đắn và sáng tạo. Thực tế qua kiểm kê rừng vừa qua, toàn tỉnh Sơn La có tới 318.000ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Kiểm lâm đang tham mưu cho tỉnh chuyển diện tích đất này sang làm rừng sản xuất, giao cho nông dân trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác sản phẩm.
"Có một thực tế là trong thời gian vừa qua, chính quyền can thiệp quá sâu vào quá trình trồng cũng như khai thác, sử dụng sản phẩm lâm nghiệp nên chưa thật sự khích lệ được người trồng rừng. Bây giờ sẽ phải thay đổi, chính quyền chỉ là người định hướng, hỗ trợ người dân trồng rừng và đưa ra những cảnh báo khi cần thiết. Còn nông dân chính là chủ rừng, họ có quyền quyết định trồng loại cây gì, mật độ ra sao, khai thác khi nào... Như vậy, họ mới thực sự là chủ rừng và quyền đó giúp họ yêu quý rừng hơn".
Để nâng cao năng lực hỗ trợ, định hướng người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, ông Thuận cũng cho biết: Chúng tôi đã xây dựng danh mục với 56 loại cây trồng có lợi ích kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thực tế lâm nghiệp của Sơn La để người dân lựa chọn. Đồng thời chi cục cũng đã kiến nghị với tỉnh, với trung ương về việc tăng cường phụ cấp cho cán bộ lâm nghiệp cấp xã để nâng cao khả năng bám sát địa bàn và hiệu quả hoạt động của cán bộ lâm nghiệp ở cơ sở.
The Danviet
Mãn hạn tù về quê, vươn lên thành nhà nông giỏi Mãn hạn tù trở về quê hương, anh Lê Song Toàn, thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã vượt qua mặc cảm, vươn lên trở thành nông dân giỏi của địa phương. Anh Lê Song Toàn giới thiệu bàu nuôi cá của gia đình. Ảnh: Đ.M.T Tốt nghiệp trung cấp thú y, năm 2000, Lê Song Toàn khởi...