Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK
GS.TS Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa mới.
Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào sách giáo khoa (SGK) mới, trao đổi với Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình ( ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.
Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến nàyđã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?
Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.
Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.
Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?
Video đang HOT
Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộphận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.
Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?
Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.
Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.
Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn
Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?
Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.
Xin trân trọng cảm ơn GS!
Theo dân trí
Phản hồi của SV sư phạm bị "phân biệt"
Bị "phân biệt" nhưng kết quả thi tuyển giáo viên của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc vừa qua SV Trường ĐH Hùng Vương, Tây Bắc... có điểm số tương đương, cao hơn nhiều so với SV tốt nghiệp chính quy các trường khác.
Như chúng tôi đã thông tin, đợt xét tuyển công chức giáo viên năm 2011- 2012, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã từ chối SV tốt nghiệp các trường: ĐH Hùng Vương và ĐH Tây Bắc, cử nhân sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 với lí do kém chất lượng.
Kết quả thi tuyển giáo viên vừa qua của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, SV các trường "bị phân biệt" có điểm số tương đương thậm chí cao hơn SV tốt nghiệp chính quy các trường khác
Qua đấu tranh, cuối cùng Sở đã chấp nhận tuyển dụng tất cả SV các trường ĐH chính quy. Tuy nhiên, ngày 12/11/2012 Sở Giáo dục lại đưa ra hướng dẫn tuyển dụng số 305 mà theo các SV là "sự phân biệt rất bất công".
Theo hướng dẫn trên, khi xét tuyển chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ được hưởng 30% số chỉ tiêu biên chế và khi số người tuyển còn thừa sẽ được xét tiếp ở nhóm 2.
Nhóm 2: Sinh viên các trường sư phạm (được thống kê ở trên) và số sinh viên chưa trúng tuyển của nhóm 1 được 50% số chỉ tiêu.
Nhóm 3: Riêng sinh viên Trường ĐH Hùng Vương, ĐH Tây Bắc (được đào tạo sư phạm chính quy) lại bị đẩy xuống nhóm 3 cùng với cử nhân các trường đại học chính quy (ngoài sư phạm) và số sinh viên chưa trúng tuyển nhóm 1, 2 chia nhau 20% số chỉ tiêu ít ỏi còn lại.
Nhiều SV tốt nghiệp hệ sư phạm chính quy Trường ĐH Hùng Vương và Trường ĐH Tây Bắc bức xúc vì thông báo tuyển GV kiểu phân biệt của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc
Ngày 23 và 26/12/2012, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc tổ chức đợt thi sát hạch chất lượng giáo viên các cấp. Sinh viên tất cả các trường được làm chung đề theo chuyên môn của mình. Nếu ai không qua vòng thi tự luận thì sẽ bị loại ngay.
Kết quả thi tuyển vừa được công bố cách đây vài ngày cho thấy SV Trường ĐH Hùng Vương, ĐH Tây Bắc, cử nhân sư phạm các trường có điểm số tương đương như SV tốt nghiệp sư phạm chính quy các trường khác.
Thậm chí, ở môn Hóa học, SV tốt nghiệp cử nhân Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 có điểm số cao nhất (97,5/100 điểm) trong tất cả các ứng viên.
Một SV trong số "bị phân biệt" tâm sự: "Trong số chúng tôi dù có người kém nhưng cũng nhiều người tốt, giỏi. Việc từ chối hàng trăm SV như vậy không chỉ gây bức xúc mà còn lãng phí nguồn chất xám phục vụ cho chính ngành giáo dục".
Dù còn phải đợi xét tuyển hồ sơ nhưng như một SV hệ cử nhân sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tâm sự: "Dù bị loại mình cũng vui với điểm số như vậy, các bạn tốt nghiệp chính quy phải nể phục".
Mong mỏi lớn nhất của những SV các trường "bị phân biệt" là lãnh đạo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc nhìn nhận lại và cho họ được xét công bằng như SV tốt nghiệp các trường khác.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Bí quyết bồi dưỡng học sinh giỏi của cô giáo người Mường Thực sự thương yêu, chia sẻ những khó khăn của các em học sinh, cô giáo người dân tộc Mường Lê Thị Hằng luôn khích lệ niềm say mê học tập và sáng tạo, vun đúc ước mơ cho các em và kiên trì trong truyền thụ kiến thức. Cô giáo Lê Thị Hằng, người dân tộc Mường, hiện công tác tại Trường...