Cúng rằm tháng 7: Lễ vật và văn khấn cúng chuẩn nhất
Cúng rằm tháng 7 là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam. Dưới đây là lễ vật và văn khấn cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất.
Mâm cỗ cúng cô hồn rằm tháng 7
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được tự do trở về dương thế.
Chính vì vậy, vào ngày rằm tháng 7, nhiều gia đình thường cúng chúng sinh (cô hồn) bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.
Việc cúng cô hồn vào rằm tháng 7 mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam. Hành động này cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu đau đớn, khổ cực.
Lễ vật cúng rằm tháng 7
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 chỉ nên chuẩn bị các món đồ chay để các cô hồn không phát sinh lòng tham. Một mâm lễ cúng cô hồn điển hình gồm có:
- Quần áo chúng sinh được gỡ ra thành từng món, rải xuống dưới mâm, một ít tiền vàng cũng làm như vậy
- Vài chén cháo trắng loãng, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), – Bỏng gạo và các loại, ngô, khoai,sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ…
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)
- Bánh, kẹo
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay cửa hàng, nơi đang buôn bán)
Văn khấn cúng rằm tháng 7 Âm lịch đầy đủ nhất
Dưới đây là bài văn khấn cúng cô hồn, chúng sinh theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin).
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Video đang HOT
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Lưu ý: Thời gian cúng cô hồn nên vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày rằm tháng 7 (15/7) và phải cúng ngoài trời. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.
Tuy nhiên, một số quan niệm cho rằng, thời gian cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất là từ mùng 2 đến 14/7 (Âm lịch), vì ngày 15/7 Diêm Vương sẽ đóng cửa ngục lại, linh hồn nào không về kịp, sẽ vất vưởng trên nhân gian.
Theo Đời sống
Chị em phấn khích điểm danh 5 món ăn HOT nhất MXH tuần qua
Một tuần lại trôi qua, chị em dù bận rộn như thế nào vẫn không quên khoe những mâm cơm và món ăn xuất sắc nhất của mình.
Mâm cơm hằng ngày
Trước đây chị Trang Nguyễn cùng từng gây sốt mâm cơm của nhà mình trên cộng đồng nấu ăn. Hầu hết các món ăn nhà chị Trang đều rất bình dân, không quá cầu kỳ nhưng lại rất ngon miệng. Điều đặc biệt là chị Trang luôn cố gắng lặp lại các món ăn rất ít và cách xa nhau nên lúc nào mâm cơm tối cũng đều mới mẻ và hấp dẫn.
Khoai tây chiên
Sau Tết, chị Diễm được gia đình gửi vài cân khoai tây, ăn mãi không hết nên chị quyết định làm món khoai tây chiên, không ngờ là thành công ngay lần đầu tiên thực hiện. Cách làm của chị cũng rất đơn giản, chỉ cần gọt vỏ bào thật mỏng rồi ngâm trong 30 phút với nước muối pha loãng, vắt thêm tí chanh, sau đó rửa lại vài lần rồi để ráo nước đem chiên.
Rán bánh chưng bằng nước lọc
Thêm một cách ăn bánh chưng không ngấy dầu mỡ được nhiều chị em chia sẻ rầm rộ dạo thời gian gần đây là rán bằng nước lọc. Cách làm rất đơn giản, thay vì đổ dầu, chỉ cần đổ nước sâm sấp mặt chảo, thả bánh chưng vào và nhừ nát ra như cháo, dàn đều và nấu trên bếp với lửa vừa phải để rút hết nước, cháy xém là được. Tuy cách làm đơn giản bánh vàng giòn, nhưng bắt buộc phải sử dụng chảo chống dính và tốn thời gian hơn từ 30-1 tiếng.
Mâm cỗ
Tất cả chị em không thể tin được là mâm cỗ của do chị Duy Anh chuẩn bị như thế này chỉ tốn 1.5 tiếng. Nhìn mâm cỗ quá nhiều món ăn, mà lại là 2 mâm với các món như thịt gà luộc, xào, nộm, canh...khiến nhiều chị em rất ngưỡng mộ.
Socola hậu Valentine
Nhân dịp được tặng vài thanh socola, chị Lan Anh quyết định thử làm dâu tây nhúng socola. Mặc dù đây là lần làm đầu tiên nhưng hầu hết mọi người đều công nhận những trái dâu bọc socola được trang trí rất dễ thương và tỉ mỉ đến mức không nỡ ăn.
Theo Dân Việt
Canh đắng-nét ẩm thực dân dã của đồng bào miền núi xứ Thanh Canh đắng là món ăn đặc biệt trong các ngày lễ, Tết của người Mường và người Thái ở vùng núi Thanh Hóa. Với người sử dụng nhiều bia rượu, canh đắng còn là thứ thuốc nam có tác dụng giải rượu rất tốt. Bởi vậy, với hầu hết các gia đình nơi đây dù mâm cỗ ngày Tết ngập tràn nhiều món...