Cũng như nhiều bạn, con muốn biết học gì thì không thất nghiệp ạ?
Đó là băn khoăn của em Lê Thu Hạnh, lớp 12K, Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Đây chỉ là một trong số hơn một nghìn băn khoăn tương tự của các em học sinh Trường Trung học Phổ Thông Hùng Vương tại “ Hội thảo khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″ do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức tại đây.
Và nó đã phần nào có câu trả lời sau phần chia sẻ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Chia sẻ với Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho hay, cuộc trò chuyện với các em học sinh trường Trung học Phổ thông Hùng Vương là những chia sẻ của thế hệ đi trước với các đồng môn.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giao lưu với các em học sinh Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương. (Ảnh: Đỗ Thơm)
Được biết, năm 1948-1949, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã học tập tại chính ngôi trường này.
Vì thế, ông mong muốn sẽ truyền lửa đam mê, để các em nhận ra cơ hội mới và cả thách thức khởi nghiệp trong đời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng vô cùng bất ngờ khi chưa bắt đầu hội thảo nhưng một giáo viên dắt theo đứa con nhỏ hơn 2 tuổi đến xin chữ ký của ông. Thầy giáo này xin ông ký lên tấm ảnh của chính giáo sư đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
Thầy Trung, giáo viên Hóa của trường, người xin chữ ký cho biết, giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một tấm gương học tập. Được gặp ông là niềm mơ ước của thầy suốt từ khi còn là học sinh.
Chung một niềm vui mừng khi được gặp, nghe chính giáo sư Dũng nói về khởi nghiệp, em Lê Thu Hạnh tâm sự: “Em biết đến giáo sư Nguyễn Lân Dũng từ chính mẹ của em.
Một cán bộ đang làm việc tại xã”.
Mẹ em nhắc đến giáo sư là một tấm gương nghiên cứu khoa học, một gia đình có truyền thống hiếu học.
Nhưng khi gặp trực tiếp giáo sư ngoài đời, em Hạnh đã vô cùng bất ngờ.
“Em cứ nghĩ ông sinh ra trong gia đình toàn giáo sư. Chắc ông phải có vẻ ngoài sang trọng, cầu kỳ lắm”, em Hạnh chia sẻ.
Nhưng gặp Giáo sư ngay tại Trường Trung học Phổ Thông Hùng Vương, mọi điều lại hoàn toàn khác hẳn.
“Ông giản dị ở bề ngoài, muốn đứng gần chúng em để trò chuyện.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà cả thế giới đang sôi động hiện nay là về sản xuất thông minh dựa trên thành tựu đột phá trong các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, máy móc tự động… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.
Video đang HOT
Những khái niệm đó khô khan, khó hiểu với chúng em nhưng giáo sư đã trò chuyện ở khía cạnh vô cùng sát với mỗi học sinh cấp 3.
Đó là những thách thức trong việc tìm kiếm công việc để không bị thất nghiệp trong thời đại Cách mạng 4.0.
Rất nhiều việc có thể sẽ bị mất bởi rô bốt, bởi các máy móc với trí tuệ nhân tạo.
Trong tương lai, những ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động tay chân, như gia công may mặc, lắp ráp máy móc… dần sẽ được thay thế bởi rô bốt.
Các ví dụ cụ thể giáo sư liệt kê tại chính các nhà máy, công ty tại Việt Nam là dẫn chứng rõ nhất thách thức này với chúng em”, em Hạnh phân tích.
Hạnh cho biết, ngay sau buổi nói chuyện, em cũng bắt đầu tìm hiểu về xu hướng công việc để có hướng đi đúng khi chọn ngành học sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm với giáo viên Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương. (Ảnh: Đỗ Thơm)
Thầy Vi Văn Chấn, Hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Hùng Vương cho hay, hơn một nghìn học sinh ngồi nghe chia sẻ của giáo sư Dũng trong 3 giờ đồng hồ. Điều đó phần nào cho thấy sự hào hứng của các em về nội dung này.
“Tôi hy vọng, hoạt động ngoại khóa bổ ích này sẽ giúp các em có thêm kiến thức, thêm lửa đam mê để chọn hướng đi đúng sau khi ra trường”, thầy Chấn bày tỏ.
Theo giaoduc.net.vn
Khởi nghiệp trong thời đại 4.0 đâu chỉ riêng con đường đại học!
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng quả quyết: "Chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên nếu chúng ta buông xuôi mặc cho số phận, chấp nhận làm thuê bằng sức lao động".
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giao lưu với các em học sinh tại hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" - tại trường Bến Tre (ảnh Trinh Phúc).
Hướng đi nào cho học trò phổ thông trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Tại "Hội thảo khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Trung học Phổ thông Bến Tre tổ chức.
Tại hội thảo lần này, các em học sinh được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thổi niềm đam mê vào thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Cũng như học sinh ở nhiều bậc học phổ thông, học sinh Trường Trung học Phổ thông Bến Tre băn khoăn lo lắng về thách thức trong thời đại 4.0 các em có bị thất nghiệp không?.
Trả lời những thắc mắc đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng quả quyết: "Chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên nếu chúng ta buông xuôi mặc cho số phận, chấp nhận làm thuê bằng sức lao động thì sẽ bị thất nghiệp.
Sau này, sẽ không còn công nhân dệt may nữa, không còn công nhân đóng giày da nữa và cũng sẽ không còn công nhân SAM SUNG chuyên lắp ráp điện tử một cách thô sơ nữa.
Các em phải hiểu rằng, giá trị của một sản phẩm chỉ còn 30% từ nguyên liệu còn lại 70% là trí tuệ mang lại".
Ngoài việc động viên các em học sinh học ngoại ngữ để lĩnh hội tri thức, học để sáng chế ra các phần mền như uber, grab để thu về ngoại tệ...
Học để trở thành người tự do, thành công dân toàn cầu, thế hệ trẻ Việt Nam tự tin hội nhập với thế giới giáo sư Nguyễn Lân Dũng còn động viên các em học sinh khởi nghiệp ngay trên chính quê hương mình.
"Các em phải biết theo đuổi đam mê, hoài bão bằng kế hoạch cụ thể để thực hiện hóa ước mơ của mình.
Ngay từ bây giờ, các em phải định hướng rõ ràng cho tương lai phía trước" - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.
Thấu hiểu được những băn khoăn về hướng đi chọn nghề trong tương lai, đặc biệt, đa số học sinh phổ thông không phải ai cũng đủ năng lực để học đại học nên các em thực sự hoang mang khi tìm đường đi cho bản thân mình nên Giáo sư, nhà giáo Nguyễn Lân Dũng rất đồng cảm và với các em.
Bằng những câu chuyện sinh động về những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu, những con người xuất thân từ chân đất, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tiếp lửa cho các em học sinh Trường Trung học phổ thông Bến Tre những gương sáng để bước vào đời.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể: "Tôi đến Quảng Châu - Trung Quốc thăm gia đình nông dân trồng nấm, rất ngạc nhiên khi hai người trồng nấm rơm mà buổi sáng có mấy ô tô tải đến thu mua.
Vì sao chỉ hai người nông dân nhưng có thể sản xuất được lượng nấm lớn đến vậy?
Kinh nghiệm này tôi đã thu được từ chuyến đi đó mà muốn các em học lắm. Đó là, chúng ta cần phải đổi mới công nghệ trồng nấm rơm.
Hai người nông dân đó không trồng nấm rơm như ở nước ta hiện nay mà họ trồng nấm rơm theo cách như ta trồng nấm mỡ.
Tôi đã viết cuốn công nghệ trồng nấm trong đó có quy trình trồng nấm mỡ.
Em nào muốn trồng chỉ cần đọc sách theo quy trình trồng nấm mỡ và áp dụng để trồng nấm rơm.
Điểm khác biết nấm mỡ ủ đất, nấm rơm không ủ đất thôi".
Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm: "Ví dụ đó để các em hiểu được, nhà mình có 3 sào ruộng, thu được bao nhiêu tiền và nếu mua gạo về ăn sẽ mất bao nhiêu tiền?
Trong thời đại 4.0 các em phải nghĩ được, xem mảnh đất nhà mình trồng gì phải xuất khẩu được.
Vừa được nhiều tiền lại vừa đem lại ngoại tệ cho đất nước. Đây là ví dụ đơn giản việc các em có thể làm trong thời đại 4.0".
Rồi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể câu chuyện về nông dân Trịnh Xuân Mười (Mười Bơ). Anh đa giup nhiêu ngươi dân thoat ngheo tư mô hinh trông bơ xen ca phê.
Xuât phat tư đưa tre học hết lớp sáu, trong gia gia đình đông con, nghèo khó ở quê Diễn Châu - Nghệ An.
Để tim đương thoat ngheo cho bản thân và gia đình, anh Mười đã rời bỏ quê hương để đến vùng đất Tây Nguyên lao động kiếm sống.
Bao năm lăn lộn, bươn chải trên vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió, như một cái duyên trời, anh Mười đã ben "duyên" vơi cây bơ.
Từ một người gom hàng cho lái buôn, anh Mười phát hiện ra giá trị thương phẩm của cây bơ và anh có một sáng kiến trồng cây bơ làm bóng mát cho cây cà phê và ước mơ một ngày nào đó cây bơ sẽ phủ kín Tây Nguyên.
Để thực hiện sáng kiến của mình, với kinh nghiệm nhiều năm đi buôn bơ, anh Mười biết rõ ngọn ngành từng cây bơ ngon, cho trái nhiều tại vùng đất Tây Nguyên.
Từ đó, anh Mười đến xin chủ nhà cho chiết những cành bơ có quả ngon đem về ươm mầm để bán.
Nhiều người nghe anh Mười, đã trồng bơ làm cây che bóng mát cho cây cà phê. Cũng chính vì nổi tiếng nhờ bơ mà mọi người gọi anh với biệt danh là Mười "Bơ".
Chưa dừng lại, anh Mười "Bơ" có khát khao xuất khẩu bơ ra nước ngoài. Tuy nhiên, điểm hạn chế của bơ Việt Nam thời gian chín rất nhanh, không bảo quan được lâu nên không thể đưa đi xuất khẩu xa.
Với ước mơ đó, Mười "Bơ" được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng dẫn đường sang Úc để lấy giống bơ Úc mang về.
Đặc điểm của giống bơ Úc không chỉ ngon mà còn bảo quản dễ, để lâu ngày. Hiện nay, anh Mười "Bơ" đã tiến hành đưa giống bơ Úc vào trồng trên vùng đất Tây Nguyên và tỉnh Nghệ An.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiết lộ mức thu nhập của mười bơ hiện nay gần 10 tỉ đồng trên năm.
Trong những năm tới, chắc chắn thu nhập sẽ được nhân lên vì bơ của Mười "Bơ" sẽ xuất khẩu sang thị trường nhiều nước.
Câu chuyện về anh nông dân Mười "Bơ" trình độ thấp, nhưng có ý chí, vượt qua khó khăn để đem cây bơ quý trồng trên vùng đất Tây Nguyên là một thông điệp cho các bạn học sinh phổ thông rằng, không có gì khó, chỉ sợ lòng không bền.
Thời đại 4.0 vừa mở ra nhiều thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội, nếu chúng ta biết vươn lên khó khăn, nghị lực thì trình độ phổ thông cũng có thể làm giàu".
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: "Mười "Bơ" chỉ là một trong hàng trăm tấm gương làm giàu từ làng.
Chương trình sinh ra từ làng của đài Truyền hình Việt Nam đã cung cấp cho chúng ta bao nhiêu tấm gương làm giàu.
Đó là hình mẫu để các em học tập khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0".
Theo Giaoduc.net
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (8): Bí quyết của Jack Ma Tỷ phú Jack Ma kêu gọi chúng ta "Hãy sống lạc quan, đầy cá tính và luôn nói sự thật. Chỉ có như vậy cuộc sống của chúng ta mới tràn đầy những sắc màu rực rỡ". LTS: Tiếp tục chia sẻ với bạn đọc những điều tâm đắc mình từng đọc được, tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng truyền cảm hứng...