Cung ngoại tệ được hỗ trợ sau giao dịch VHM
Tỷ giá diễn biến trái chiều trên ngân hàng và thị trường tự do.
Cung ngoại tệ trong nước được hỗ trợ bởi giao dịch trị giá 650 triệu USD mua cổ phần Vinhomes của nhóm nhà đầu tư ngoại.
Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research có báo cáo thị trường tiền tệ tuần 15/6-19/6. Tình hình đại dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, số ca nhiễm mới tại Mỹ gia tăng nhanh trong một tuần gần đây, các ổ dịch sau Mỹ như Brazil, Nga, Ấn Độ cũng chưa có tín hiệu giảm tốc, nỗi lo dịch bệnh bùng phát lần 2 tại Trung Quốc khi bất ngờ phát hiện ổ dịch mới tại Bắc Kinh.
Tâm lý thị trường tuần qua nhìn chung là thận trọng. JPY và vàng tiếp tục lên giá 0,47% và 0,76%. Chỉ số DXY cũng quay đầu tăng từ 96,7 lên 97,6, EUR và GPB giảm giá 0,69% và 1,52% so với USD trong tuần vừa qua.
Tại Việt Nam, cung ngoại tệ trong nước được hỗ trợ bởi giao dịch trị giá 650 triệu USD mua cổ phần Vinhomes của nhóm nhà đầu tư ngoại. Tỷ giá giao dịch USD/VND giảm 10 đồng/USD trên ngân hàng, xuống mức 23.120/23.330 đồng/USD. Tuy nhiên, diễn biến quốc tế khiến tỷ giá nhích tăng 20 đồng/USD chiều mua và 10 đồng/USD chiều bán ra trên thị trường tự do, lên mức 23.200/23.230 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm cũng tăng 12 đồng/USD trong khi tỷ giá mua vào – bán ra của NHNN giữ nguyên ở mức 23.175/23.650 đồng/USD.
Sau hơn 2 tháng hồi phục, tỷ giá USD/VND hiện đã về sát mức tại cuối năm 2019 và tỷ giá mua của các ngân hàng thương mại đã thấp hơn tỷ giá mua của Ngân hàng Nhà nước 55 đồng/USD. Hiện tại, cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn ổn định nên tỷ giá USD/VND sẽ vẫn đi ngang ở vùng hiện tại.
Video đang HOT
Lộ diện các nhà đầu tư đã "sang tay" hơn 200 triệu cổ phiếu Vinhomes trong phiên giao dịch tỷ USD
Sau giao dịch, nhóm quỹ đầu tư thuộc KKR nắm giữ khoảng 6% cổ phần của VinHomes.
Ảnh minh họa.
Nhóm quỹ đầu tư thuộc KKR vừa "rót" 650 triệu USD mua cổ phiếu VinHomes
Theo thông từ Vingroup, một nhóm nhà đầu tư do KKR đứng đầu, trong đó có Temasek đã chi 15.100 tỷ đồng (tương đương 650 triệu USD) để mua vào hơn 200 triệu cổ phiếu VHM, tương đương 6% cổ phần của CTCP VinHomes. Giao dịch đã được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận trong ngày 15/6, phiên giao dịch lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị giao dịch toàn thị trường lên đến 1 tỷ USD.
Cái tên KKR vốn không còn xa lạ đối với giới đầu tư tại Việt Nam. Vào tháng 4/2017, Quỹ Asian Fund II của KKR "rót" 100 triệu USD mua lại cổ phần của Tập đoàn Masan (mã MSN) từ PENM Partners (công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân của Đan Mạch). Cũng trong năm 2017, quỹ ngoại này tiếp tục chi thêm 150 triệu USD đầu tư vào Masan Nutri-Science nay là Masan MEATLife (mã MML). Ở chiều ngược lại, vào tháng 10/2018, KKR đã bán ra 54,8 triệu cổ phiếu MSN với mức giá 89.200 đồng/cổ phiếu, qua đó thu về khoảng 209 triệu USD.
Được biết, KKR là một công ty đầu tư toàn cầu hàng đầu, với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, bao gồm vốn cổ phần tư nhân, năng lượng, cơ sở hạ tầng, bất động sản và tín dụng, với các đối tác chiến lược quản lý các quỹ phòng hộ. Trong khi đó, Temasek là một công ty đầu tư, sở hữu danh mục đầu tư trị giá 313 tỷ đô-la Singapore (tương đương 231 tỷ USD) tính đến ngày 31/03/2019.
Ở chiều ngược lại, nhiều khả năng CTCP Nghiên cứu và sản xuất VinSmart là một trong những bên bán trong giao dịch trên khi đã chuyển nhượng toàn bộ 42,19 triệu cổ phiếu VHM (tỷ lệ 1,26%) cùng ngày 15/6. Sau giao dịch, VinSmart và nhóm cổ đông liên quan đã giảm lượng sở hữu từ 2,47 tỷ cổ phiếu VHM (73,6%) xuống còn 2,42 tỷ cổ phiếu (72,34%).
Số cổ phiếu này trước đó đã được VinSmart mua vào trong 2 ngày 28/5 giá thỏa thuận bình quân vào khoảng 70.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, chỉ sau chưa đầy 1 tháng nắm giữ, VinSmart đã chốt lời thành công hơn 200 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào Vinhomes.
KWE Beteiligungen bán hết gần 6 triệu cổ phiếu TDH, không còn là cổ đông lớn của TDH
Quỹ ngoại KWE Beteiligungen AG mới đây đã hoàn tất bán ra toàn bộ hơn 5,65 triệu cổ phiếu, tương đương 6,02% cổ phần của CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (mã TDH) qua đó không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 12/6/2020.
Lần gần đây nhất, hồi tháng 9/2019 quỹ này đã liên tục bán ra bớt lượng lớn cổ phiếu TDH.
Cũng liên quan giao dịch khối ngoại, trước đó ngày 9/6/2020 quỹ Yurie Vietnam Securities Investment Trust (Stock) cũng mới bán bớt 2 triệu cổ phiếu trong tổng số gần 4,5 triệu cổ phiếu sở hữu.
Nói về KWE Beteiligungen, quỹ này đã mua vào gần 3,6 triệu cổ phiếu TDH hồi tháng 3/2016 nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 3,89 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,269%) và trở thành cổ đông lớn của Nhà Thủ Đức từ đó. Tháng 5/2016 quỹ này còn tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu sau khi mua thêm lượng lớn cổ phiếu TDH.
Về diễn biến giá cổ phiếu TDH, từ đầu năm 2020 TDH giao dịch xung quanh mệnh giá, ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu và bắt đầu giảm mạnh từ đầu tháng 3. Thậm chí có lúc TDH xuyên thủng mốc 6.000 đồng/cổ phiếu, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/3/2020 ở mức 5.790 đồng/cổ phiếu. Còn hiện tại TDH đã tăng mạnh trở lại, giao dịch quanh mức giá 9.550 đồng/cổ phiếu.
KIM Vietnam bán 1,3 triệu cổ phiếu MWG
KIM Vietnam Growth Equity Fund đã thông báo chuyển nhượng 1,3 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) ngày 16/6 thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Bên nhận cổ phần là Keyrock Capital Master Fund, Ltd.
MWG là một trong những cổ phiếu kín room ngoại do đó thường được các nhà đầu tư này thỏa thuận ngoài sàn với một mức thặng dư nhất định. Giao dịch qua VSD sẽ không bị giới hạn về biên độ nhưng nếu tạm tính theo giá đóng cửa 16/6 là 84.400 đồng/cổ phiếu, giá trị giao dịch vào khoảng 110 tỷ đồng.
KIM là quỹ đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư lâu năm tại Việt Nam và có quy mô tương đối lớn. Tính đến 18/6, tổng tài sản quản lý của quỹ đạt 901,5 triệu KRW (tương đương 744 triệu USD), chỉ thấp hơn các quỹ VOF-VinaCapital hay VEIL-Dragon Capital. Top 10 danh mục của KIM Vietnam không xuất hiện cổ phiếu MWG.
Trong khi đó Keyrock Capital là quỹ mới được thành lập năm 2018 có trụ sở tại Hong Kong, tập trung đầu tư vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Công ty đầu tư vốn với phương pháp và tầm nhìn dài hạn.
Gần đây cổ phiếu MWG cũng liên tục được Arisaig Asia Consumer Fund Limited mua thêm cổ phần từ cuối năm 2019. Thống kê cho thấy quỹ này đã nhận chuyển nhượng khoảng 15,5 triệu cổ phiếu MWG từ tháng 10/2019 đến nay, giá thị trường số cổ phiếu này hiện khoảng hơn 1.300 tỷ đồng.
Lâm Nghiệp Sài Gòn muốn bán hết vốn GTNfoods
CTCP Lâm Nghiệp Sài Gòn mới đây đã đăng ký bán toàn bộ 1,77 triệu cổ phiếu CTCP GTNFoods (mã GTN) để cơ cấu danh mục, tương đương tỷ lệ 0,71%. Thời gian thực hiện từ 19/6 đến 14/7.
GTN hiện có thị giá quanh 17.000 đồng/cổ phiếu, tạm tính cổ đông này có thể thu về 30 tỷ đồng. Người nội bộ là thành viên HĐQT Nghiêm Văn Thắng cũng có sở hữu 100.000 cổ phiếu GTN.
Cuối năm 2019, Vinamilk đã thương lượng để mua lại cổ phần từ nhiều nhóm cổ đông để trở thành công ty mẹ GTNfoods khi nắm giữ 75% vốn. Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên được bầu làm Chủ tịch HĐQT GTNfoods. Các nhân sự khác của Vinamilk cũng trở thành CEO hay vào HĐQT GTNfoods.
Về với Vinamilk, GTNfoods đặt chỉ tiêu doanh thu thuần hợp nhất năm 2020 giảm 2% còn 2.909 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng, gấp 7,6 lần năm trước. Với công ty mẹ, GTNfoods dự kiến không có doanh thu năm 2020 nhưng sẽ có lãi sau thuế 71 tỷ đồng, cải thiện so với con số lỗ 144 tỷ đồng cùng kỳ.
Tỷ giá euro hôm nay 19/6: Techcombank tăng 214 đồng chiều bán ra Tỷ giá Euro hôm nay 19/6 tại thị trường tự do niêm yết ở mức 26.050 - 26.150 VND/EUR, Giữ nguyên cho cả hai chiều mua vào - bán ra. Tỷ giá Euro trong nước hôm nay 19/6: Bảng so sánh tỷ giá Euro (EUR) cập nhật lúc 11h00 hôm nay ngày 19/6 mới nhất. Có 6 ngân hàng giảm giá mua vào...