Cùng đọc sách nhưng tại sao có người ngày càng giỏi, có người ngày một nghèo đi. Bí quyết đọc thành công nằm ở đây!
Đọc sách là khoản đầu tư sinh lợi nhuận nhưng không phải ai cũng biết… bắt đầu từ đâu và không phải ai cũng có cách đọc để mình ngày càng thú vị, giỏi giang chứ không phải sống lơ lửng trên mây đánh mất hết cơ hội trong đời thực.
Có những người tốn rất nhiều tiền để tậu sách về chật cứng các kệ, các tủ nhưng chẳng thể nào đọc hết chúng. Để rồi mỗi khi vô tình nhìn thấy sự hiện diện của nó trong góc nhà, họ lại cảm thấy phí phạm và đổ lỗi cho cuộc sống bận rộn thiếu hụt thời gian.
Rõ ràng là sống trong thời đại công nghệ 4.0 với vô vàn cám dỗ như Facebook, Instagram, game,… trên điện thoại đã dần làm chết thói quen đọc sách vốn có. Tự hỏi bản thân mình xem lần cuối bạn chìm đắm trong câu chữ là khi nào? Hẳn là rất lâu rồi.
Nếu thế thì hãy cùng nhẩm lại “thói quen đọc sách” vỡ lòng cùng Trịnh Nam Trân – nữ blogger nổi tiếng với những chia sẻ về sách, thơ đồng thời là tác giả của tập sách ảnh thơ Em Đang Giấu Gì Vậy? Cho Tôi Xem Được Không?
“Nàng thơ” Trịnh Nam Trân
Nam Trân đã có một bài viết trên Facebook với tựa đề: “THÓI QUEN ĐỌC SÁCH” VỠ LÒNG
Có nhiều bạn hỏi mình làm sao duy trì được thói quen đọc thì nói thật là đều phải tập cả.
Thật lòng mà nói, khó mà có thể thuyết phục được một người không thích đọc sách tập luyện được. Vấn đề đó thuộc về cá nhân rồi, giống như không thể ép mình nghe nhạc rock metal được, kiểu thế. Nhưng nếu bạn thật sự muốn tập thói quen đọc sách và cảm thấy muốn rèn bản thân thì mình cũng xin chia sẻ vài thói quen của mình.
Lưu ý đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân, chưa qua đào tạo số đông hay chứng minh gì cả. Nó chỉ hiệu nghiệm với mình và mình có dùng để khuyên vài đứa bạn thấy cũng hiệu quả nhẹ nhẹ nên mình chia sẻ lên đây cho mọi người. Nếu ai có tips gì hay ho nữa thì share với mình luôn nhé!
Mình thấy nhiều người bảo tắt 3G, wifi sẽ tập trung đọc hơn, nhưng với mình thì không. Tắt đi rồi mình còn lo lắng hơn, vì không biết công việc có ai cần không hay có tin nhắn nào gấp gáp không. Nhấp nhổm vậy có khi còn mất tập trung hơn.
Vậy thì nên làm gì?
Video đang HOT
Cài đặt event trong google calendar mỗi ngày vào khung giờ mà bạn nhắm là sẽ ít ai réo gọi công việc hay làm phiền để báo là tới giờ đọc sách.
Và trong khung giờ đó cứ 15-20 phút hãy để nó báo một lần, thì khi bạn đang cầm điện thoại online hay lướt Facebook thì đó sẽ là một lời nhắc nhở. Còn khi bạn đã cầm sách rồi thì chẳng còn gì phải lo.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức nhé! Bởi không ai nhắc bạn được tốt bằng chính bạn. Cái noti kia chỉ giúp “thức tỉnh lương tâm” thôi, quan trọng là bạn có “lương tâm”không (đùa thôi nhé!)
Không cố đọc vội, đọc nhồi, đọc ráng. Mà mỗi ngày xác định mình đọc bao nhiêu, và đó sẽ là con số tối thiểu cần phải đạt được, nếu câu chuyện hấp dẫn quá hay lôi cuốn quá không kìm được thì đọc hơn nữa càng tốt
Tuy nhiên, cũng nên tạo một chút “áp lực nhẹ nhàng” như tháng này mình cần đọc bao nhiêu cuốn, 1 cũng được, chẳng sao! Đừng lấy những con số của các bookaholic khác làm áp lực, cứ chọn ra một hạng mức mà bạn thấy phù hợp với bản thân nhất. Hãy đặt con số dễ chịu nhất (nhưng vẫn phải luôn có) để rồi biết đâu lúc nào đó vượt mức luôn thì cảm giác sung sướng đã đời lắm.
Về cá nhân mình:
Hình bên dưới là tổng hợp những tựa sách mà mình đã đọc từ đầu năm đến giờ. Trung bình một tháng mình cố giữ nhịp đều đặn là 3-4 quyển, phụ thuộc vào độ dày và lịch làm việc, sinh hoạt nữa, nhưng cứ 3-4 quyển/tháng là mình thấy hợp lý nhất.
Những tựa sách hay Nam Trân giới thiệu.
Thử thói quen highlight, dù mình biết sẽ có vài bạn hỏi thế thì phá sách quá không thì theo mình là không. Chúng ta nên để cuốn sách được thực hiện đúng nghĩa vụ của nó là để đọc, để cảm thụ và học tập. Sách không phải để trưng bày mà để được cầm lên, nghiền ngẫm và ghi nhớ lại những kiến thức, những điều tâm đắc. Miễn bạn không xé, đốt thì chẳng có gì gọi là phá cả.
Việc highlight sẽ giúp bạn như đọc thêm lần nữa đoạn văn ấy, và mỗi khi cần đọc lại bạn có thể đọc lướt nhờ những đoạn highlight mà không cần xem lại toàn bộ dễ tạo cảm giác ngán ngẩm. Và nếu có thời gian (như mình, mình khá rảnh) thì chép lại những đoạn ấy vào sổ, nó sẽ hình thành một thói quen ghi chép hay ho và cần thiết. Và quan trọng là đó sẽ trở thành một tài liệu quý của riêng bạn.
Đọc xong nếu được hãy chia sẻ quyển sách ấy cho mọi người bằng vài dòng review ngắn. Không cần quá dài hay trau chuốt. Không cần lúc nào cũng phải khen, bạn có thể chê.
Vì khi chia sẻ chúng ta sẽ nhận lại được phản hồi và những lời giới thiệu khác. Chúng khiến ta mở mang thêm và có nhiều góc nhìn mới. Và trong vô thức, bạn sẽ được chính những điều đó khiến bạn hứng thú và say mê hơn những trang sách, dù bạn sẽ chẳng nhận ra đâu.
Chúng ta đọc sách, suy cho cùng cũng là vì bản thân. Có người đọc vì sở thích, có người đọc để học, đọc để nghiên cứu. Nhưng dù bất cứ lí do gì thì việc đọc cũng vô cùng cần thiết và bổ ích. Nó khiến bạn mở mang không chỉ tri thức mà còn cả tâm hồn. Nên chỉ cần nghĩ về bản thân mình, nghĩ rằng mình đang làm tất cả những điều này cho bản thân, là đã tiếp thêm một động lực nho nhỏ để bạn thêm yêu việc đọc sách.
Mong những chia sẻ nhỏ này sẽ giúp được các bạn chút gì đó!
Theo Helino
Con lười đọc sách, mẹ đã có ngay 5 bí kíp giúp con yêu thích và ham đọc ngay từ nhỏ
Xây dựng và định hình cho bé thói quen ham đọc, thích đọc ngay từ nhỏ sẽ giúp bé trưởng thành và thành công hơn sau này.
Sách là kho tàng kiến thức vô hạn và là vốn tri thức quý giá của nhân loại, vì vậy mẹ nào cũng mong muốn con cái mình có sở thích đọc sách để rèn luyện cho bé tính cách tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu để thành công hơn trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo việc ra đời hàng loạt các tiện ích thì dường như các trò chơi điện tử, phim hoạt hình đang thu hút trẻ nhiều hơn là việc ngồi hàng giờ đọc sách.
Đọc sách có thể tăng cường vốn từ vựng và kỹ năng đọc cho trẻ (Ảnh minh họa)
Điều này đã khiến các bậc cha mẹ vô cùng trăn trở. Để hình thành thói quen đọc sách là việc làm không khó nhưng cũng không phải dễ và có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Thói quen này nếu hình thành ngay từ nhỏ sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài trong cuộc sống sau này của trẻ. Các nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng đọc sách có thể tăng cường vốn từ vựng và kỹ năng đọc cho trẻ. Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ ham đọc và yêu thích đọc sách có nhiều khả năng có kết quả học tập cao hơn ở trường, vì kỹ năng đọc tốt hơn, am hiểu hơn về các môn học.
Trong một cuộc khảo sát với 1,000 cặp trẻ em và cha mẹ (Mỹ), kết quả khá bất ngờ khi có tới 57% trẻ 8 tuổi đọc sách từ 5-7 ngày mỗi tuần, trong đó có 40% số trẻ cho biết thích đọc sách. Nhưng chỉ có 35% trẻ 9 tuổi có thói quen đọc sách và chỉ có 28% trong số đó là thích đọc sách. Vậy bí quyết nào giúp trẻ yêu thích đọc sách, xem sách là một niềm yêu thích, một thú vui lớn và đọc sách với tất cả niềm say mê, mẹ hãy tham khảo ngay 5 bí kíp quan trọng sau đây:
1. Quan tâm đến sở thích đọc của trẻ
Mẹ hãy chú ý đến thời điểm trẻ quan tâm đến sách, những đề tài trẻ yêu thích, không nên chỉ chọn những quyển sách theo độ tuổi hay những đề nghị ở sau quyển sách (Ảnh minh họa)
Để giúp trẻ thích thú với việc đọc sách, mẹ hãy chú ý đến thời điểm trẻ quan tâm đến sách, những đề tài trẻ yêu thích, không nên chỉ chọn những quyển sách theo độ tuổi hay những đề nghị ở sau quyển sách. Theo tác giả, cây bút trẻ Scott Chua (Singapore), việc nuôi dưỡng đam mê với sách là cho trẻ được lựa chọn những cuốn có thể mang lại ấn tượng sâu sắc và khiến bé thích thú. Một số trẻ thích truyện cổ tích, một số khác lại thích sách về khoa học, công nghệ, cũng có những trẻ thích đọc về thiên nhiên, động vật. Quan trọng là sở thích của trẻ song hành cùng niềm đam mê đọc sách.
2. Truyện tranh, đồ họa cũng là sách
Một số cha mẹ cho rằng trẻ không học hỏi được điều gì từ truyện tranh, tiểu thuyết hay cuốn đồ họa, nhưng những dạng sách này luôn có sức hấp dẫn với các bé vì những lý do riêng. Bởi tất cả đều có thể là tiền đề cho trí tưởng tượng phong phú và sức sáng tạo sau này của trẻ. Ban đầu có thể chỉ là xem, đọc nhưng sau dần sẽ là am hiểu và phát triển. Mẹ không nên đánh giá cuốn sách đó tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp, nếu bé thấy thích, hãy để bé giữ cho mình và tiếp tục phát triển.
3. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại sách
Mẹ hãy cho trẻ được tiếp xúc với các loại sách khác nhau, với các chủ đề và tác giả khác nhau (Ảnh minh họa)
Để làm phong phú và kích thích sự ham đọc ở trẻ, mẹ hãy cho trẻ được tiếp xúc với các loại sách khác nhau, với các chủ đề và tác giả khác nhau. Thế giới luôn đa dạng, trẻ sẽ có thêm cơ hội để trải nghiệm những câu chuyện, những bài học mà trẻ chưa biết tới. Từ đó trẻ sẽ có vốn kiến thức phong phú hơn, nhìn cuộc sống dưới lăng kính đa dạng và nhiều màu sắc hơn, sẵn sàng bước vào thế giới với tâm thế tự tin hơn.
4. Đọc to, rõ ràng cho bé cùng nghe
Mẹ hãy tận dụng bất kỳ cơ hội nào để đọc sách cùng trẻ, trao đổi với trẻ về những cuốn sách mà con thích đọc hay đơn giản là đọc cho trẻ nghe một câu chuyện. Hãy đọc to, rõ ràng mặc dù con đã biết chữ. Bởi đây cũng là 1 cách để mẹ và bé có thêm cơ hội gắn kết, trao đổi với nhau. Mẹ đọc to cho bé còn giúp bé bớt cảm giác nhàm chán.
5. Trở thành tấm gương yêu thích đọc sách cho con noi theo
Trẻ sẽ coi mẹ như một tấm gương, thấm nhuân thói quen yêu thích sách và ham đọc sách từ mẹ (Ảnh minh họa)
Một đứa trẻ lớn lên cùng sách sẽ có thể sớm phát triển nhân cách ngay từ những năm tháng đầu đời. Trẻ sẽ coi mẹ như một tấm gương, bắt chước làm theo những hình ảnh mà trẻ nhìn thấy hàng ngày, thấm nhuân thói quen yêu thích sách và ham đọc sách hơn. Vì vậy, nếu thấy mẹ say sưa đọc sách mỗi ngày sẽ kích thích trí tò mò và khiến cho trẻ tập làm theo.
Nguồn: Parent
Giáo viên ngại... đọc sách Trong khi chúng ta lo lắng học trò không có thói quen đọc sách thì một thực trạng được nhiều người cảnh báo: Giáo viên cũng... lười đọc sách. Trong tọa đàm mới đây về việc đưa sách vào trường học diễn ra ở TPHCM, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trường song ngữ Horizon cảnh báo thực trạng các nhà quản lý giáo...