Cùng con trưởng thành qua mùa dịch Covid-19
Gần một tháng nay khi thời gian nghỉ dịch Covid-19 càng nhiều, chúng tôi hướng các con ở nhà tự học bằng nhiều “kiến thức tổng hợp” một cách hài hòa.
Phụ huynh cùng con học qua truyền hình – Thế Nguyên
Với kiến thức sách vở, ngoà i học trực tuyến một số môn (hiện vẫn ít môn và tốn ít thời gian), chúng tôi đã hướng dẫn con làm bài và tự học bài mới. Chúng tôi cũng động viên và khích lệ con tự học, nói cho con hiểu về lợi ích của việc tự học để con “mưa dầm thấm lâu”.
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, các con tiếp nhận kiến thức hài hòa từ các phương tiện truyền thông khác. Kiến thức từ báo chí cũng là món ăn tinh thần để các con vừa có thêm kiến thức và nhất là ươm mầm sống đẹp. Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu. Các con vẫn đọc sách mỗi ngày. Các con vừa đọc những cuốn sách mà mình yêu thích và những cuốn theo định hướng của cha mẹ.
Chúng tôi cũng dạy cho con biết làm việc nhà ngay từ nhỏ. Lau nhà, quét sân, nấu ăn, rửa chén… các con đều làm được. Niềm vui và hạnh phúc nhất là các thành viên trong gia đình cùng làm chung. Đó là dịp để cha mẹ tương tác với con nhiều hơn, dạy các con làm việc “chuẩn hơn”. Làm việc nhà cũng là cách con biết tự lập và có trách nhiệm với gia đình ngay từ nhỏ.
Thể thao là môn học rất được chú trọng, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 này. Mỗi ngày con dành vài giờ đồng hồ cho việc chơi thể thao. Đá bóng, ném bóng, chạy nhảy, hít xà… đều được áp dụng. Ngoài rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết, các con còn phát triển chiều cao từ việc tập luyện này.
Thời gian con nghỉ dịch dài thì càng cần cha mẹ đồng hành cùng con cái (bớt chuyện cá nhân, nhất là việc ôm điện thoại, ghiền tivi) thì con sẽ trưởng thành hơn, không phí thời gian “chết” trong những ngày nghỉ đột ngột này.
Công bố bệnh nhân thứ 204 nhiễm Covid-19 là một bé trai 10 tuổi
Vai trò của gia đình khi hướng dẫn con tự học
Trong thời gian học sinh nghỉ học tránh dịch Covid-19 hiện nay, việc tự học, tự nghiên cứu của các em là vô cùng cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Tự học, tự nghiên cứu có nghĩa là bản thân tự định hướng, tự vạch ra chương trình, thời gian, mục đích đạt được, nghiên cứu bài học hoặc hoàn thành một chuyên đề nào đó, phù hợp với lứa tuổi của mình.
Tự học là tự mình tìm ra kiến thức mới của riêng mình trên cơ sở kiến thức cơ bản và lĩnh hội khối lượng kiến thức đó. Đây là những kiến thức "chính chủ", không phải vay mượn, sao chép của người khác.
Do đó, những kiến thức này thường được khắc sâu, nhớ lâu và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.
Nhưng đối với thế hệ trẻ hiện nay, việc các em tự giác ngồi vào bàn để "tự học" rất hiếm vì nhiều trò chơi, giải trí trên mạng, trên điện thoại hấp dẫn hơn!
Vì vậy, gia đình có một vai trò hết sức quan trọng, cần thiết trong việc hướng dẫn con em tự học ở nhà.
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc rèn con tự học. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Trước hết, cần tạo không khí gia đình hòa thuận, vui tươi để các em "nạp" đầy niềm vui của một ngày mới. Khâu ăn sáng phải xong trước bảy giờ, không để xảy ra tình trạng vừa học vừa ăn!
Buổi ăn sáng phải đảm bảo đủ chất để các em yên tâm học tập, không bị cái đói "dày vò" chạy loanh quanh kiếm đồ ăn vặt, không tập trung vào việc học!
Tiếp theo là tạo hứng thú, "kích hoạt" sự tò mò của các em khi hướng dẫn học bài gì, môn học gì, mục tiêu đạt được của buổi học...
Trong quá trình học ở nhà, gia đình phải có sự giám sát, nhắc nhở. Đó là những lời khuyến khích, động viên kịp thời, đúng lúc đúng nơi...
Đó là ghi nhận, đánh giá những việc làm được và nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị những việc chưa làm được trong quá trình hoàn thành bài học. Tránh la mắng, giận dữ khi con chưa làm được bài vì sẽ làm mất sự tự tin nơi các em.
Điều này đối với cha mẹ là giáo viên thì rất dễ nhưng với người khác thì rất khó. Nhưng ít nhiều các bậc làm cha mẹ cũng cần có những cách ứng xử linh hoạt, có lý có tình để các em cảm nhận được tình cảm, tình thương, sự bao dung cũng như yêu cầu (có khi khắt khe) của cha mẹ đối với mình.
Ngay cả người lớn, đã có ý thức cao nhưng nhiều khi vẫn không tập trung vào công việc.
Với lứa tuổi hiếu động, việc tập trung cao vào việc tự học tuy khó nhưng nếu có phương pháp thì sẽ làm được.
Đó là tạo hứng thú học tập cho các em khi tự học ở nhà. Cha mẹ có thể dựa vào tài liệu, ra một đề toán, hoặc yêu cầu viết một đoạn văn, một cách mở bài, một cách kết bài thế nào cho đúng, cho hay...
Cũng có thể tranh luận cùng con về một bài giải, về ý nghĩa của một đoạn thơ, một bài ca dao... Từ đó, tạo nên sự gắn kết, sự chia sẻ giữa cha mẹ và con cái...
Chúng ta đều biết, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhiều nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học cũng như những người thành đạt, họ gặt hái được những thành công phần lớn nhờ vào tự học!
Trong cái rủi có cái may, chính lúc này, các bậc cha mẹ truyền cho con ngọn lửa đam mê tự học, tự rèn, tự nghiên cứu để sau này khi bước vào đời, các em sẽ vững vàng hơn...
LÊ ĐỨC ĐỒNG
Theo giaoduc.net
Cảm động thầy cô trường tiểu học đến tận nhà học sinh giao bài tập Để giúp học sinh được củng cố kiến thức, tăng cường khả năng tự học, trường tiểu học Kim Đồng ( Yên Khánh- Ninh Bình) đã chỉ đạo giáo viên pho to bài tập rồi giao tận nhà để học sinh làm bài tập. Ông Nguyễn Hồng Cẩm, Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Đồng- Yên Khánh- Ninh Bình cho biết: " Dịch...