Củng cố kiến thức học trực tuyến
Tuần tới, nhiều trường phổ thông sẽ dạy bài mới, nhưng giáo viên cũng sẽ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho số học sinh chưa được tiếp cận chương trình trong thời gian học trực tuyến.
Chiều 24/2, giáo viên Trường mầm non Thực hành Linh Đàm dọn vệ sinh, hấp sấy toàn bộ khăn chuẩn bị đón trẻ quay lại trường học
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), nói rằng, tính cả thời gian nghỉ Tết, đến nay, học sinh đã nghỉ trọn 1 tháng; nhiều học sinh, giáo viên đang nóng lòng được quay lại trường. Theo ông Vũ, dù “tạm dừng đến trường, không dừng học” nhưng chất lượng học trực tuyến không đồng đều.
Với học sinh trung bình yếu, học sinh ở khu vực không có điều kiện, một số em không học được buổi nào. Cụ thể, tỷ lệ học trực tuyến ở cấp tiểu học đạt 94,6%, THCS đạt 97%. Các trường đã nỗ lực duy trì nhiều hình thức như gửi bài tập qua Zalo, in phiếu ở trường cho phụ huynh đến lấy trực tiếp… nhằm đảm bảo không đứt đoạn chương trình.
Ông Vũ nhận định, dù tuần tới các trường sẽ dạy bài mới, nhưng giáo viên cũng sẽ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho số học sinh chưa được tiếp cận chương trình trong thời gian học trực tuyến. Vì thế, giáo viên sẽ vất vả hơn, nhà trường sẽ nỗ lực hơn.
Nóng lòng đến trường
Video đang HOT
Nhiều học sinh cuối cấp muốn quay lại trường học vì các kỳ thi cận kề. Các phụ huynh không có chỗ gửi con cũng muốn con em mình sớm được đến lớp trở lại.
Cả tuần nay, anh Trần Văn Thường, ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phải “nhốt” 2 con, gồm 1 học sinh tiểu học, 1 trẻ mầm non, trong nhà để đi làm. Đến trưa, anh tranh thủ về nhà cơm nước cho con, đầu giờ chiều lại đi làm tiếp. “Vừa tất bật đi làm, vừa lo lắng con ở nhà nghịch ngợm bị ngã, sờ ổ điện nên tâm trạng luôn thấp thỏm, không yên. Chỉ mong tuần tới các con được quay lại trường học để bố mẹ yên tâm”, anh Thường nói.
Vũ Hà My, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, nói rằng, học trực tuyến có hiệu quả đối với học sinh có ý thức, đỡ thời gian đi lại, nhưng em vẫn thích sớm được đến trường. “Có những vấn đề cần trao đổi trực tiếp với giáo viên mới làm rõ được hay gặp gỡ bạn bè khiến mình cảm thú vị hơn những ngày ở nhà”, Hà My nói.
Cô Phan Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), cho rằng, học trực tuyến có nhiều hạn chế như khó kiểm tra, đánh giá học sinh có ghi chép không, tiếp thu đến mức nào, trả bài cho cô có sử dụng tài liệu hay không… “Cô trò đều rất nóng lòng quay lại trường, lớp. Sau khi đi học trở lại, giáo viên sẽ phải kiểm tra, đánh giá lại kiến thức học sinh xem các em nắm được thực tế đến đâu”, cô Thanh nói.
Trong khi đó, ở bậc mầm non, khi hay tin Hà Nội đề xuất cho học sinh quay trở lại trường học từ ngày 2/3, giáo viên Trường mầm non Thực hành Linh Đàm hôm qua rửa, phơi khô tất cả đồ chơi, giáo cụ học tập; vệ sinh phòng học, phòng vệ sinh, sân chơi, hấp sấy lại toàn bộ bát đũa, khăn mặt.
Lực lượng bảo vệ thau dọn bể cá, chỉnh trang lại cây, hoa. Nhà trường cũng xây dựng kịch bản chi tiết để đón trẻ trở lại đảm bảo an toàn như, bố trí bàn đo thân nhiệt trước từng cửa lớp, sát khuẩn tay. Giáo viên có trách nhiệm lưu nhật ký theo dõi thân nhiệt của trẻ mỗi ngày.
“Hằng ngày, khăn lau mặt, lau tay của trẻ đều được máy hấp, sấy nhiệt độ cao… Trường có 4 sân chơi và các hành lang cũng sẽ được tận dụng để chia theo lớp trẻ tập thể dục và tăng cường hoạt động vận động nhưng không tập trung quá đông người”, Hiệu trưởng nhà trường, bà Vũ Nguyệt Ánh, cho biết.
Dạy trực tuyến chỉ hiệu quả khi đừng coi đó là giải pháp tình thế
"Dạy và học trực tuyến nhiều khi cả người dạy, người học như đang ngồi xem một bộ phim không yêu thích trong khoảng thời gian dài 45 đến 90 phút dẫn đến sự mệt mỏi." - Thầy Trần Mạnh Tùng chia sẻ.
Trải qua 2 đợt dạy học trực tuyến trong vòng một năm qua, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã đưa ra nhận định, chất lượng dạy học trực tuyến không hiệu quả bằng dạy trực tiếp.
Kết quả, chất lượng học tập có sự khác nhau giữa các trường, các lớp hoặc giữa các em học sinh với nhau. Ví dụ, khi dạy học trên lớp học sinh không đáp ứng được yêu cầu bài học giáo viên dễ dàng phát hiện và có ngay biện pháp để khắc phục. Tuy nhiên khi dạy trực tuyến giáo viên khó lòng phát hiện một em học sinh nào đó không học bài và khi phát hiện thì việc hỗ trợ cũng không thực sự thuận tiện bằng dạy trực tiếp.
Trải qua 2 đợt dạy online trong một năm qua, thầy Trần Mạnh Tùng gặp không ít tình huống "bi-hài" trong đó có tình huống học sinh vào "nhầm lớp" và khi bị gọi, hỏi bài thì không trả lời được
Một trong những trở ngại, khó khăn khi dạy học trực tuyến theo thầy Trần Mạnh Tùng chính là sự tương tác. Tính tương tác giữa giáo viên và học sinh khi dạy online thua kém hơn rất nhiều so với việc dạy học trực tiếp. Thứ hai là sự không ổn định của đường truyền, ứng dụng và công nghệ. Khó khăn thứ 3 là kỹ năng xử lý kỹ thuật của giáo viên, học sinh còn hạn chế. Và cuối cùng là việc thiết kế giáo án theo hình thức dạy trực tuyến với đa phần giáo viên chưa thực sự thành thạo.
Những khó khăn, trở ngại này khiến cho việc dạy và học online trong thời gian qua trở nên nặng nề. Thầy Tùng cho hay, không ít đồng nghiệp thừa nhận, để chuẩn bị được một bài dạy trực tuyến vất vả hơn rất nhiều so với dạy trực tiếp. Thậm chí, khi dạy giáo viên phải nói nhiều hơn khi giảng dạy trên lớp.
Người học cũng chưa thực sự sẵn sàng tư thế học online nên nhiều khi cả người dạy, người học như đang ngồi xem một bộ phim không yêu thích trong khoảng thời gian dài 45 -90 phút gây ra sự mệt mỏi. Không những vậy, phụ huynh cũng tỏ ra mệt mỏi khi phải đôn đáo, nghỉ làm, mua sắm thêm thiết bị để hỗ trợ con em mình học trực tuyến. Vất vả mà nhiều khi hiệu quả không như mong muốn nên dễ nảy sinh ra những lo lắng, chán nản.
Mặc dù tồn tại nhiều bất cập, hạn chế song thầy Trần Mạnh Tùng khẳng định, việc tổ chức dạy học trực tuyến là điều cần thiết. Trước mắt khắc phục việc học sinh không được đến trường. Nếu các em không đến trường mà không phải học thì hậu quả để lại là vô cùng tệ hại. Nó không chỉ không hoàn thành được năm học mà còn tạo ra sức ỳ, thậm chí dẫn đến việc "nhàn cư vi bất thiện".
Để việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả những giáo viên như thầy giáo Trần Mạnh Tùng đã sáng tạo những không gian dạy học phù hợp.
Để việc dạy học trực tuyến đạt được hiệu quả như mong muốn, thầy Tùng nêu quan điểm, không nên coi dạy học online là một giải pháp tình thế mà phải coi đây là một giải pháp thực sự, một kênh dạy và học trong tương lai. Nhiều nước đã triển khai việc dạy học trực tuyến từ rất sớm và đã đi được một chặng đường dài. Và ngay như ở Việt Nam có những trung tâm ngoại ngữ đã tiến hành dạy trực tuyến hàng chục năm nay ngay cả khi không có dịch bệnh.
Thứ hai, Bộ GD&ĐT cần sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng, cụ thể, minh bạch để hỗ trợ việc dạy học trực tuyến được thuận lợi. Ví dụ, có những quy định rõ ràng về số tiết dạy, thời gian dạy, cách đánh giá, sổ điểm như thế nào, thậm chí có những gợi ý về việc thu học phí (đối với những trường tư) để không có sự tranh cãi như trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, các Sở GD&ĐT cần chuẩn bị và hỗ trợ các cơ sở giáo dục cơ sở vật chất, phần mềm, phương pháp, nội dung dạy học trực tuyến... để tạo ra được sự đồng đều trong chất lượng dạy học giữa các trường.
Và điều quan trọng, theo thầy Trần Mạnh Tùng, mỗi một giáo viên cần phát huy tinh thần tự học, tận dụng những ưu điểm của Internet để tự trau rồi, tự khắc phục điểm yếu. Còn người học cần có sự thay đổi về nhận thức, có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác và phát huy được tính chủ động, tích cực khi học tập trực tuyến./.
Bi hài học online: Sinh viên ngủ quên, "ngáy ngon lành" trong lớp Thay vào việc đến lớp học, các bạn học sinh, sinh viên ở nhà và "tự quản lý bản thân" trước các tiết học online và đôi khi có cả những tình huống phát sinh không ngờ. Vừa học vừa ngủ Tắt mic, tắt camera và kệ điện thoại, máy tính một xó... là tình trạng diễn ra ở một số học sinh,...