Cung cấp thông tin tài khoản khách hàng: Yêu cầu khó hiểu
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế quy định ngân hàng thương mại (NHTM) phải định kỳ cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt, là ý kiến về việc cơ quan thuế yêu cầu ngân hàng cung cấp mã số thuế của khách hàng trong khi mình là cơ quan chủ quản.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế vừa được đưa ra lấy ý kiến, trong đó, Điều 29 và Điều 100 của dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của NHTM trong việc quản lý thuế.
Cụ thể, dự thảo luật quản lý thuế đề cập NHTM định kỳ cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. NHTM có trách nhiệm cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế. Đồng thời khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Chưa minh bạch, thiếu rõ ràng
Theo ban soạn thảo, đề xuất này được đưa ra dựa trên thực tế từ nhiều năm trở lại đây, nhờ các NHTM cung cấp thông tin hỗ trợ, cơ quan thuế đã truy thu thuế nhiều trường hợp. Chẳng hạn, cơ quan thuế phát hiện một cá nhân tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) kinh doanh mỹ phẩm trên Facebook với doanh thu chỉ riêng năm 2016 lên 344 tỷ đồng, các năm trước là 95 tỷ đồng và 9,6 tỷ đồng. Cá nhân này đã bị truy thu 9,1 tỷ đồng tiền thuế. Từ tài khoản cá nhân này, cơ quan thuế còn mời nhiều cá nhân khác lên làm việc và truy thu thêm thuế một vài người.
Cũng thông qua hệ thống NHTM, cơ quan thuế tại TP.HCM phát hiện chỉ riêng một ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM trong năm 2016 đã có 15.088 người mua dịch vụ của Google với 248.396 giao dịch, tổng số tiền thanh toán 222,4 tỷ đồng và Facebook là 15.637 người cho 175.391 giao dịch với tổng số tiền 450,4 tỷ đồng.
NHNN lưu ý việc định kỳ cung cấp thông tin tài khoản, thông tin của người nộp thuế có phạm vi quá rộng và có thể dẫn tới việc lạm dụng trong quá trình thực thi (ảnh minh họa).internet
Mới nhất, cơ quan thuế phát hiện trường hợp một cá nhân sống tại Quảng Nam nhận được thu nhập 727.000 USD (tương ứng 17 tỷ đồng) từ Google trong giai đoạn từ 2014 – 2017 nhưng không nộp một đồng thuế nào…
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc yêu cầu các NHTM cung cấp thông tin cho ngành thuế như quy định được đề cập trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là chưa bảo đảm tính minh bạch ở chỗ không rõ trong các trường hợp nào thì cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu NHTM cung cấp các thông tin này và căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước cụ thể là gì?
“Nếu quy định mở như trên, có khả năng quy định được hiểu theo nhiều cách khác nhau, việc áp dụng có thể rất tùy tiện trên thực tế”-đại diện VCCI quan ngại.
Theo đại diện VCCI, quan hệ giữa NHTM và người nộp thuế là quan hệ dân sự. Khi ký kết hợp đồng, các ngân hàng cần phải cho khách hàng của mình biết các trường hợp thông tin của họ sẽ được cung cấp cho bên thứ ba.
“Các trường hợp này cần phải hợp lý và rõ ràng để bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và bảo đảm NHTM không phải chịu gánh nặng tuân thủ yêu cầu này của cơ quan quản lý thuế”- đại diện VCCI cho biết.
Khó hiểu nhất, dự thảo cũng đề xuất ngân hàng phải cung cấp mã số thuế khách hàng cho cơ quan thuế. “Không hiểu tại sao cơ quan quản lý thuế lại yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin này trong khi đây là cơ quan chủ quản?”- đại diện VCCI băn khoăn.
Đẩy gánh nặng về phía ngân hàng?
Về yêu cầu này, NHNN cũng lưu ý việc định kỳ cung cấp thông tin tài khoản, cung cấp thông tin của người nộp thuế quy định tại khoản này có phạm vi quá rộng và có thể dẫn tới việc lạm dụng quy định trong quá trình thực thi. Đồng thời, lượng thông tin tài khoản của người nộp thuế mở tại ngân hàng là rất lớn, do đó việc yêu cầu cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan quản lý thuế sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng và khó thực hiện trên thực tế.
Tổng giám đốc một NHTM cổ phần có trụ sở tại TP.HCM cũng cho rằng quy định này sẽ gây khó cho ngân hàng bởi phạm vi cung cấp thông tin không rõ ràng sẽ phát sinh thêm nhiều thủ tục, có thể vi phạm quy định về bảo mật thông tin của ngân hàng với khách hàng.
Vị lãnh đạo này cho biết, thi thoảng ngân hàng vẫn nhận được yêu cầu phong tỏa tài khoản khẩn cấp, trích lục số dư tài khoản của khách hàng nhưng nếu phải cung cấp tới nội dung giao dịch qua tài khoản, lịch sử giao dịch… là rất khó.
“Về nguyên tắc, nếu NHTM cảm thấy yêu cầu quá chi tiết, nhạy cảm hoặc có thể vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng, chúng tôi sẽ gửi văn bản xin ý kiến NHNN. Luật Các tổ chức tín dụng quy định cung cấp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng hiện chỉ cung cấp cho viện kiểm sát, tòa án, cơ quan công an đang điều tra vụ án. Thậm chí ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin nếu chưa khởi tố vụ án”- vị tổng giám đốc này cho biết thêm.
Bà Đỗ Hoài Linh – chuyên gia kinh tế (Đại học Kinh tế quốc dân), cũng cho rằng cần phải nêu rõ mục đích lấy thông tin đó để làm gì? “Nếu như doanh nghiệp và cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế chẳng hạn thì việc ngành thuế yêu cầu cung cấp thông tin là phù hợp, không thể từ chối được. Còn việc cung cấp thông tin định kỳ như quy định trong dự thảo thì rất khó kiểm soát”- bà Linh bình luận.
Bà Linh nói thêm rằng, giao dịch giữa NHTM với khách hàng là giao dịch dân sự, nếu ngân hàng không bảo mật thông tin làm sao khách hàng tin tưởng? Nếu cơ quan thuế được yêu cầu NHTM cung cấp thông tin khách hàng, sau này sẽ có những cơ quan quản lý khác yêu cầu tương tự, liệu có ảnh hưởng đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin của khách hàng.
“Tất các quốc gia khác thì trước hết họ yêu cầu tính tự giác cá nhân, tức là mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải tự giác. Tôi nghĩ biện pháp căn bản nhất đó là đề cao tính tự giác cũng như phải có chế tài khi phát hiện sai phạm về thuế 1 cách mạnh mẽ và hợp lý thì sẽ hạn chế được, thay vì đổ lên đầu các NHTM như theo quy định nêu ra tại Dự thảo Luật quản lý thuế” -bà Linh bày tỏ.
Theo Danviet
Thứ trưởng Tài chính: Chưa trao quyền điều tra cho cán bộ thuế
Nếu cơ quan, cán bộ thuế được điều tra, khởi tố thì quyền này quá lớn, có thể dẫn đến việc lạm dụng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà
Bộ Tài chính đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng điều tra thuế cho các cơ quan thuế để nghiên cứu kỹ hơn, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình nên chưa đưa nội dung này vào dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết như trên tại buổi làm việc liên quan dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi trước khi trình Chính phủ, trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV diễn ra ngày 27-8.
Trước đó dự thảo Luật quản lý thuế sửa đổi đề xuất trao quyền điều tra, khởi tố cho công chức thuế nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể dự thảo nêu rõ: Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan thuế, công chức thuế có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
Đặc biệt trưởng đoàn kiểm tra, trưởng đoàn thanh tra, chi cục trưởng, cục trưởng có thẩm quyền niêm phong hàng hóa, kho, hồ sơ, tài liệu, tạm giữ người, áp giải người vi phạm trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế.
Lý giải về đề xuất trao thêm quyền điều tra, khởi tố hành vi vi phạm thuế cho công chức thuế, cơ quan này cho hay do công chức thuế chưa được giao quyền điều tra, nên toàn bộ các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự đều phải chuyển sang cơ quan điều tra để điều tra, khởi tố vụ án. Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ xử lý được còn thấp do hành vi vi phạm pháp luật về thuế phức tạp, diễn ra trên phạm vi rộng, có liên quan đến chứng từ, sổ sách, kế toán, thanh toán...
Bộ Tài chính cũng cho rằng cơ quan công an do hạn chế về lực lượng, không chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ thuế, không trực tiếp quản lý thông tin nên trong quá trình điều tra, trưng cầu giám định thường bị chậm trễ. Điều này dẫn đến truy thu tiền thuế trốn, tiền thuế chiếm đoạt không kịp thời, tác dụng răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế bị hạn chế.
Ngược lại, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng nếu cơ quan, cán bộ thuế được điều tra, khởi tố thì quyền này quá lớn, có thể dẫn đến việc lạm dụng. Bởi ở nước ta hiện nay các văn bản, quy định về thuế hiện nay quá nhiều, quá phức tạp và chồng chéo lên nhau.
Điều này khiến doanh nghiệp, người nộp thuế rất dễ rơi vào tình trạng thực hiện chưa đúng quy định và nguy cơ có thể bị truy tội trốn thuế rất cao.
PV
Theo PLO
Các doanh nghiệp thủy, hải sản nhập hàng lớn nhưng 'quên' kê khai? Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này đã nhận được thông tin một số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Theo văn bản Tổng cục Thuế gửi các cục thuế địa...