Cung cấp nước cho da hàng ngày thế nào là đủ và khoa học
Mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều kèm theo những cơn khát khiến cho nhu cầu về nước tăng cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường uống nước chưa thật khoa học và hợp lý. Uống nước quá nhiều, quá ít hay chỉ uống khi khát… đều không đem lại một kết quả tốt cho cơ thể của bạn. Hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây để thật sự phát huy tối đa sức mạnh của nước với sức khỏe!
1. Uống nước vào thời điểm nào là tốt nhất?
Sáng ngủ dậy, uống 1 – 2 ly nước lọc có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, thải độc tố cơ thể. Đây là phương pháp đơn giản nhất thích hợp với mọi lứa tuổi. Trước khi ngủ, cần uống thêm 500 ml nước nữa vì cho dù thời tiết lạnh hay nóng, cơ thể cũng tiết ra lượng mồ hôi nhất định. Bạn có thể giảm lượng nước xuống nếu như thận hoạt động yếu và bạn sợ phải đi ngoài nhiều lần làm mất giấc ngủ. Nếu không thích uống nước lọc, hãy thay bằng một ly sữa nóng không đường, vừa cung cấp nước và chất dinh dưỡng vừa giúp ngủ ngon hơn.
2. Uống như thế nào là đúng?
Mùa hè luôn là mùa khiến chúng ta ra mồ hôi nhiều hơn cả. Vì vậy, để bù đắp lượng nước đã mất của cơ thể, bạn cần tiếp nước nhiều hơn và uống một cách đều đặn. Sau khi đi ngoài nắng về, bạn thường dễ khát nước. Nhưng tu liền một hơi sẽ khiến tim đập nhanh hơn và loạn nhịp, hơi thở ngắt quãng, không tốt cho hệ hô hấp và dạ dày. Ngược lại, nếu uống nước hạn chế hoặc uống không đúng cách sẽ làm cảm giác mệt mỏi đến nhanh hơn. Trung bình cứ khoảng nửa giờ nên uống nước 100ml nước, kể cả khi không khát. Ngoài ra, nhiều người thích uống nước lạnh vì có cảm giác hạ nhiệt. Tuy nhiên, nước lọc ở nhiệt độ bình thường mới thật sự tốt cho hệ tiêu hóa và răng miệng, đặc biệt là ở trẻ em.
3. Uống bao nhiêu thì đủ?
Cơ thể người trưởng thành cần trung bình khoảng 2 lít nước/ngày. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, con số này là 2,4 – 3lít/ngày. Lượng nước này sẽ bị tiêu hao qua những hoạt động như hô hấp, ra mồ hôi, tiểu tiện… Vì vậy, con số còn lại để cung cấp các dưỡng chất nuôi cơ thể sẽ chẳng còn lại bao nhiêu. Đó là lý do các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta uống nước nhiều hơn, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
4. Uống gì ngoài nước lọc?
Nếu có điều kiện, hãy thay nước lọc bằng nước khoáng. Nước khoáng có chứa rất nhiều vi chất làm cho làn da hồng hào, cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu muốn giải khát trong ngày hè nóng nực, bạn có thể chọn các loại trà thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà xanh, atiso hay các loại nước mát dân gian vẫn ưa dùng như mía lau, rễ tranh… có tác dụng giải nhiệt, làm mát gan, giải độc tố.
5. Nước gì cần nên tránh?
Video đang HOT
Đừng nghĩ có thể cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống thật nhiều bia hay café!! Bạn cần hạn chế sử dụng các loại thức uống có chất kích thích, bao gồm cafe, rượu bia, nước có ga… vì chúng là bạn đồng hành của mụn và thừa cân, hai kẻ thù của sắc đẹp. Ngoài ra, thức uống có cồn và nước có ga còn có tác dụng lợi tiểu, vì thế cơ thể của bạn sẽ còn mất nước nhiều và nhanh hơn.
Theo PNO
Chu kỳ dài hơn bình thường: bị làm sao?
Sự thực mình bị làm sao? - Thiếu phụ 27 tuổi đã vài ngày lo lắng. Đã hơn một tuần chị ngán mọi thứ. Chị có cảm giác như cơ thể cạn sức sống. Thậm chí cả sex cũng không còn quyến rũ. Chắc chắn vì tình trạng stress kéo dài do công việc trên cơ quan - chị tự lý giải.
Hy vọng thư giãn, buổi tối chị bắt đầu tham gia câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ. Mỗi ngày tập 2-3 giờ, sau đó đi tắm hơi. Thế nhưng đã thời gian khá dài tình hình không hề cải thiện. Thậm chí còn thấy mệt mỏi hơn. Kỳ "bẩn người" tiếp theo chậm đúng 10 ngày.
Đã thời gian dài chị "ăn không ngon, ngủ không yên", song mãi đến khi chu kỳ "bẩn người" hoàn toàn rối loạn 45, 38, 50 ngày - chị mới cuống cuồng gõ cửa bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ đưa tay bấm nhẹ núm vú, sau vài câu hỏi ngắn. Xuất hiện chất dịch trắng. Sữa non? - chị ngơ ngác - vả lại tôi không hề có thai. Kết quả xét nghiệm máu sau đó do bác sĩ chỉ định đã cho phép chuẩn đoán nhanh dấu hiệu cường prolactine - chứng bệnh nồng độ prolactine (hoóc-môn chịu trách nhiệm kích thích tuyến sữa tạo sữa) vượt ngưỡng tiêu chuẩn!
Cả phụ nữ và nam giới
Cho dù nghe có vẻ lạ, song thực tế prolactine được tạo ra không chỉ trong cơ thể phụ nữ mà cả nam giới. Chính hệ thần kinh trung ương, chính xác hơn: bộ phận não bộ có tên tuyến yên chịu trách nhiệm quyết định, mức độ sản xuất hợp chất này.
Từ hệ thần kinh trung ương, thông tin cụ thể về lượng hoóc-môn này sẽ bơm vào tuần hoàn máu sẽ được chuyển đến các bộ phận liên quan. Một trong số các bộ phận đó là tuyến yên, đường kính chưa đầy 1cm. Nó thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể: kiểm soát hoạt động của tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, buồng trứng (phụ nữ) và tinh hoàn (nam giới), chịu trách nhiệm quá trình trao đổi glukoza và chất béo trong cơ thể. Các tế bào của vùng vỏ não này cũng tạo ra prolactine.
Số lượng hoóc-môn này trong máu thay đổi dưới tác động của nhiều nhân tố. Nó gia tăng - khi chúng ta ăn no, lúc ngủ hoặc "làm chuyện ấy". Nó cũng có thể gia tăng khi chúng ta tập thể thao tích cực hoặc tắm hơi. Tuy nhiên bước nhảy vọt nồng độ prolactine sinh lý học lớn nhất chỉ xuất hiện trong trường hợp phụ nữ có thai.
Thực tế, prolactine được tạo ra không chỉ trong cơ thể phụ nữ mà cả nam giới (ảnh minh họa)
Khi ấy sẽ xảy ra hiện tượng tăng vọt sống lượng tế bào đảm trách sản xuất chất đặc biệt này. Vào thời điểm đó do vùng chân đồi não bộ người mẹ tương lai có thể tăng trưởng đến 50% thể tích, để sẵn sàng chuẩn bị đáp ứng nhu cầu hoạt động tích cực, của giai đoạn cho con bú.
Stress và tân dược: thủ phạm chủ yếu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng gia tăng thái quá nồng độ prolactine. Trường hợp thiếu phụ đã đề cập, thủ phạm chính là tình trạng stress kéo dài. Thay vì trợ giúp, chế độ tập luyện thể dục thẩm mỹ kéo dài 2-3 tiếng mỗi ngày trở thành gánh nặng chất thêm đối với cơ thể và càng thúc đẩy quá trình sản xuất prolactine.
Tuy nhiên, không phải tình trạng stress nghiêm trọng kéo dài đều dẫn đến những rối loạn như thế với mọi đối tượng. Nguy cơ bao giờ cũng lớn hơn đối với những phụ nữ mảnh mai, cơ thể vốn không khỏe và mẫn cảm thái quá.
Một số tân dược cũng có thể là thủ phạm gây ra sự cố. Đó là nhóm lớn biệt dược thường thấy trong các đơn thuốc của bác sĩ tâm lý trị liệu và bác sĩ tiêu hóa - những tân dược sử dụng trong thời gian dài có thể làm tăng sản xuất prolactine.
Cho dù hiếm gặp, song tình trạng suy tuyến giáp, suy thận hoặc xơ gan cũng gắn liền với hiện tượng dư thừa prolactine. Ngoài ra cũng có thể là hậu quả của chấn thương não hoặc u não, thường là u lành. Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm siêu âm hoặc cộng hưởng từ não bộ - trường hợp nghi ngờ nguyên nhân này.
Cường, có nghĩa thừa thai
Chu kỳ "bẩn người" bị rối loạn, nếu nồng độ prolactine cao duy trì quá dài thậm chí đến 40 hoặc 50 ngày. Thực tế có thiếu nữ trẻ bỗng chốc hoàn toàn chấm dứt "bẩn người". Lý do: nồng độ prolactine trong máu quá cao có thể kìm hãm hoạt động của buồng trứng. Buồng trứng giảm thiểu và chấm dứt sản xuất trứng - tình trạng kéo dài thường dẫn đến vô sinh. Tiếc rằng không ít chị em mãi sau nhiều tháng nỗ lực thụ thai vô hiệu mới nghĩ đến việc gõ cửa bác sĩ.
Khi nào gõ cửa phòng khám?
Cần phải gõ cửa bác sĩ, ngay khi tình trạng rối loạn chu kỳ kéo dài. Chưa phải lý do e ngại - nếu vài tháng mới xảy ra chậm trễ vài ba ngày.
Tuy nhiên, dứt khoát phải gặp bác sĩ - trường hợp tình trạng chậm trễ xảy ra ở mọi chu kỳ và lần sau dài hơn lần trước.
Tín hiệu quan trọng khác khẳng định tình trạng cường prolactine có thể là hiện tượng bầu vú cương to hoặc núm vú tiết ra chất dịch màu trắng hoặc trong suốt. Có thể kiểm tra bằng tay, cho dù không hiếm trường hợp chất lỏng tự chảy.
Cần phải gõ cửa bác sĩ, ngay khi tình trạng rối loạn chu kỳ kéo dài để tránh tình trạng lo lắng thái quá (ảnh minh họa)
Những xét nghiệm phù trợ
Cần phải tiến hành các xét nghiệm hoóc-môn với người đẹp không may rơi vào tình trạng trên. Đó là công việc dựa trên việc lấy máu (chưa ăn sáng) và xác định nồng độ prolactine, gonadotropin (LH và FSH) và progesteron trong thời điểm thích hợp của chu kỳ. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm lần hai, để loại trừ nhầm lẫn - trường hợp nồng độ prolactine vượt xa chuẩn mực. Một số trường hợp cần phải tiến hành xét nghiệm sau khi đã chỉ định uống biệt dược thích hợp. Khi ấy bác sĩ có thể xác định chính xác dạng cường prolactine của đối tượng.
Liệu pháp hiệu quả
Trong điều trị cường prolactine, không phụ thuộc vào nguyên nhân, theo thứ tự đầu tiên, bao giờ bác sĩ cũng chỉ định sử dụng biệt dược phát huy tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất prolactine. Thời gian điều trị thường kéo dài vài tháng và nhìn chung ở tất cả trở về chuẩn mực: chu kỳ trở nên đều đặn, xuất hiện rụng trứng và đối tượng lấy lại khả năng sinh sản.
Lưu ý một số tân dược!
Các tân dược thuộc các nhóm sau có thể là thủ phạm dẫn đến tình trạng cơ thể sản xuất dư thừa prolactine:
1. Các loại thuốc an thần
2. Các loại thuốc chống nôn và thuốc sử dụng với bệnh đau dạ dày.
3. Các biệt dược chống trầm cảm. Cần nhanh chóng gõ của bác sĩ phụ khoa - trường hợp bị rối loạn chu kỳ sau khi sử dụng loại thuốc này.
Sự cố phong độ đàn ông Đấng mày râu bất lực cũng có thể vì cường prolactine. Nếu "nửa thứ hai" của người đẹp gần đây ngày càng tránh né thực hiện nghĩa vụ "làm chồng"? Không loại trừ khả năng dư thừa prolactine, tình trạng này dẫn đến những rối loạn trong khâu sản xuất testosteron (hoóc-môn nam tính) - nguyên nhân suy giảm ham muốn "chuyện ấy", thậm chí tê liệt "dụng cụ đàn ông". Dứt khoát phải thuyết phục đối tượng gõ cửa bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ nam học. Sau khi thực hiện những xét nghiệm hoóc-môn cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn - nhờ thế "nửa thứ hai" sẽ mau chóng lấy lại ham muốn "chiều vợ".
(Theo Tri thức Trẻ)
Những ai tuyệt đối không sử dụng dầu gió? Năm nay tôi 60 tuổi, tôi hay bị viêm mũi, ngạt mũi nên thường xuyên bôi dầu gió và thấy dễ chịu hơn. Khi cháu tôi bị ngạt mũi tôi cũng bôi dầu gió, có người khuyên không nên dùng nhiều sẽ có hại nhất là với trẻ nhỏ. Xin hỏi quý báo như vậy có đúng không? Nguyễn Thị Nụ (Cao Bằng)....