Cụm ứng cứu sự cố số 5 diễn tập phòng chống tấn công hệ thống quản trị nội dung
Chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 của Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 5 có chủ đề “Điều tra, xử lý và phòng chống tấn công vào hệ thống quản trị nội dung”.
Diễn tập tạo cơ hội tạo cho các bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố và đội ngũ kỹ thuật của Cụm 5 được thực hành các kỹ năng: xử lý tình huống sự cố thực tế, phối hợp tác chiến.
Chiều ngày 18/12, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT phối hợp với Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 cho Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 5.
Cụm ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 5 (Cụm 5) là 1 trong 11 cụm của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Cụm 5 gồm các Sở TT&TT của 11 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Bình Định, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Theo đại diện Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, thách thức trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng ngày trở nên cấp thiết. Trong năm 2020, thế giới đối mặt với hàng loạt sự cố rò rỉ dữ liệu, phá hủy hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bằng những hình thức tấn công, công cụ khai thác lỗ hổng mới sử dụng công nghệ như trí tuệ (AI), dữ liệu lớn ( Big Data), có thể dẫn đến các hình thức tấn công mới và nguy hiểm hơn.
Đặc biệt, thời gian gần đây, đã xảy ra loạt cuộc tấn công mạng vào các lỗ hổng bảo mật mức độ nghiêm trọng, tấn công vào các hệ thống của tổ chức chuyên sâu về bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin như FireEye, SolarWinds. Thực tế này càng khẳng định quan điểm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo: “không có tổ chức nào là không thể tấn công và không có hệ thống CNTT nào là an toàn tuyệt đối”.
“Đó chính là những thách thức mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin nói chung và các hệ thống phục vụ chính phủ điện tử, quá trình chuyển đổi số nói riêng”, đại diện VNCERT/CC nhấn mạnh.
Chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 của Cụm 5 có sự tham gia của các cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, CNTT đại diện của các đơn vị, thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia khu vực Cụm 5 gồm 11 tỉnh, thành phố trên.
Video đang HOT
Chọn chủ đề “Điều tra, xử lý và phòng chống tấn công vào hệ thống quản trị nội dung” cho chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 của Cụm 5, Ban tổ chức muốn tạo cơ hội cọ xát, thực hành xử lý tình huống xảy ra với hệ thống quản trị nội dung – một thành phần ứng dụng quan trọng giúp cho các tổ chức tạo lập, cung cấp, phân phối và quản lý nội dung số của các cổng, trang thông tin điện tử cho nội bộ và cho công cộng, vốn là mục tiêu ưa thích của các tin tặc và tổ chức tội phạm trên mạng Internet.
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, diễn tập lần này gắn với việc thực hiện kế hoạch 108 ngày 5/10/2020 của Cụm 5.
Trong phát biểu khai mạc chương trình diễn tập, ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cũng cho biết, diễn tập lần này gắn với việc thực hiện kế hoạch 108 ngày 5/10/2020 của Cụm 5.
Chương trình nhằm tạo điều kiện cho các bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố và đội ngũ kỹ thuật được thực hành các kỹ năng: xử lý những tình huống sự cố thực tế, phối hợp tác chiến. Đồng thời, cũng tạo môi trường để bộ phận ứng cứu sự cố của các tỉnh, thành phố được giao lưu học hỏi, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Theo Ban tổ chức, chương trình diễn tập của Cụm 5 được mô phỏng các tấn công trên thực thế vào hệ quản trị nội dung Liferay gồm những pha khai thác lỗ hổng, thực hiện chiếm quyền máy chủ, tải mã độc lên hệ thống và thực hiện các hành vi độc hại. Các đội tham gia phải thực hiện yêu cầu phát hiện sự cố, phân tích, khắc phục và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 của Cụm 5 với chủ đề “Điều tra, xử lý và phòng chống tấn công vào hệ thống quản trị nội dung” là một trong những hoạt động, nhiệm vụ quan trọng mà Bộ TT&TT giao cho Cục An toàn thông tin chủ trì tổ chức. Nhiệm này hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, theo Quyết định 1622 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025″.
Samsung tập trung đầu tư vào R&D cho trí tuệ nhân tạo
Bằng việc chiến thắng loạt giải thưởng về công nghệ dịch thuật ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Samsung cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ của mình vào tương lai của công nghệ.
Năm 1944, giữa Thế chiến II, mẫu máy tính hiện đại đầu tiên được phát triển bởi Alan Turing - nhà toán học người Anh.
Dịch thuật sử dụng AI - tương lai ngành công nghệ
Nhờ việc giải mã loạt thông điệp được mã hóa bởi Enigma - chiếc máy mã hóa của quân đội Đức, Alan Turing và đồng đội đã giúp quân Đồng minh nắm được những thông tin trao đổi quan trọng giữa bộ binh, không quân, và hải quân Đức.
Đây là một trong những phát minh, là tiền đề cho việc phát triển công nghệ máy tính của con người sau này. Ông cũng là người mang đến khái niệm trí tuệ nhân tạo với phép thử Turing - bài kiểm tra trí tuệ của máy tính.
Alan Turing (bìa phải) và các cộng sự làm việc bên máy tính Ferranti Mark I, năm 1951.
Từ đó, trí tuệ nhân tạo xuất hiện trong nhiều mặt cuộc sống thông qua 5 lĩnh vực: Robot và phương tiện tự động hóa, thị giác máy tính (computer vision), ngôn ngữ, trợ lý ảo, và học máy (machine learning).
Trong đó, ứng dụng AI vào ngôn ngữ được McKinsey đánh giá là tương lai của ngành công nghệ. Đồng thời, ứng dụng nhận dạng giọng nói và dịch thuật sử dụng AI có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy nhờ vào các trợ lý ảo, cho phép xử lý ngôn ngữ đầu vào và tương tác liên tục với các câu trả lời của học sinh.
Dịch thuật sử dụng AI cũng được dự đoán sẽ áp dụng cho ngành y tế, khi có thể nhận dạng giọng nói, dịch ngôn ngữ, hỗ trợ bệnh nhân tìm bác sĩ dựa vào thông tin về triệu chứng, hỗ trợ chẩn đoán và thậm chí là kê đơn.
Samsung mở ra kỷ nguyên mới với sự đầu tư mạnh mẽ vào R&D
Viện Nghiên cứu và Phát triển Samsung tại Ba Lan và Trung Quốc mới đây giành chiến thắng tại Hội thảo quốc tế về dịch ngôn ngữ nói (IWSLT) - một trong những chương trình lâu đời nhất thế giới về dịch thuật ngôn ngữ tự động.
Nhóm Nghiên cứu thuộc Viện R&D Samsung Ba Lan.
Trong thử thách "Dịch giọng nói offline" (Offline Speech Translation), Viện R&D của Samsung tại Ba Lan giành vị trí đầu bảng với việc chuyển bài phát biểu tại TED Talk từ giọng nói tiếng Anh sang văn bản tiếng Đức. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ chế mã hóa End-to-End, cho phép dịch trực tiếp từ nguồn âm thanh, giảm thiểu lỗi, cho ra bản dịch chính xác nhất.
Không chỉ phát triển khả năng dịch thuật các ngôn ngữ Latin, các Viện R&D của Samsung cũng đầu tư nghiên cứu dịch các ngôn ngữ tượng hình. Trong thử thách "Dịch Open Domain", đánh giá khả năng chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Hoa, Viện R&D của Samsung tại Trung Quốc đạt thành tích cao nhất. Nhóm nghiên cứu nâng cao độ chính xác của bản dịch dựa trên nền tảng từ vựng sử dụng chung của hai ngôn ngữ này.
Đây là kết quả của quá trình đầu tư dài hạn của gã khổng lồ Hàn Quốc cho các Viện R&D trên toàn thế giới. Đại diện Samsung chia sẻ, trong 3 tháng đầu năm, tập đoàn đầu tư 4,37 tỷ USD, tương đương với 9,7% doanh thu cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2019.
Việt Nam là điểm đến chiến lược tiếp theo được Samsung tập trung đầu tư cho hoạt động R&D. Tháng 3 năm nay, Samsung Việt Nam công bố việc xây dựng Trung tâm R&D quy mô nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Theo đó, Việt Nam không chỉ là điểm sản xuất lớn nhất của Samsung toàn cầu mảng điện thoại di động và lớn nhất Đông Nam Á mảng đồ gia dụng, mà còn là trung tâm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.
Trung tâm R&D mới của Samsung dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.
Không chỉ là nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam được đặt mục tiêu nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ khác như AI, vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và mạng 5G.
Bộ TT&TT giới thiệu nền tảng khai phá dữ liệu đầu tiên của người Việt Dữ liệu được ví như "dầu mỏ" trong thời đại công nghệ, chuyển đổi số. Do đó, việc làm chủ công nghệ và tự khai phá dữ liệu của mỗi quốc gia là hết sức quan trọng. Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) tại "Lễ ra mắt Nền tảng khai phá dữ liệu Viettel Data Mining...