Cụm thi tốt nghiệp điểm cao: Lại là bệnh thành tích?
Cụm thi tốt nghiệp tại nhiều địa phương có điểm cao hơn cụm thi do các trường đại học chủ trì ở cùng địa phương.
Trước thông tin cụm thi tốt nghiệp do Sở GD&ĐT ở một vài tỉnh, thành tổ chức trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 có điểm thi cao hơn cụm thi đại học tại cùng địa phương, nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu kết quả này có thực sự đáng tin? Làm sao để hạn chế mối nghi ngại này?
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, điểm thi một số môn, đặc biệt là các môn tự luận tại nhiều cụm thi tốt nghiệp ở một vài tỉnh như Sơn La, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Nam… cao hơn điểm thi tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì ở cùng địa phương. Bên cạnh đó, số thí sinh bị điểm liệt tại các cụm tốt nghiệp này cũng rất ít.
Các ý kiến đề xuất nên bỏ sự phân biệt giữa cụm thi tốt nghiệp với cụm thi đại học.
Năm 2015, tại khu vực phía Nam cũng đã xuất hiện trường hợp nhiều cụm thi địa phương có sự chênh lệch rất lớn về vị trí trong bảng xếp loại tốt nghiệp với bảng xếp loại chung.
Lý giải thực trạng này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM – nhận định, rất có thể đã có sự nương tay trong quá trình coi và chấm thi tại một số cụm thi tốt nghiệp: “Không quy kết nhưng tôi thấy hiện nay đa phần các cụm thi tốt nghiệp tổ chức coi thi và chấm thi nhẹ nhàng hơn so với các cụm thi để xét tuyển vào đại học. Chính vì vậy nó mang tính bệnh hình thức, bệnh thành tích nhiều, không phản ánh được đúng thực chất”.
Theo Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh – phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trước sự chênh lệch này, việc mọi người nghi ngờ về tính minh bạch trong thi cử là chính đáng vì trong điều kiện hiện nay, không ít địa phương vẫn còn bệnh thành tích.
Thế nhưng, mọi người chỉ có quyền nghi ngờ nhưng vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận. Muốn kết luận được vấn đề cần phải có số liệu khách quan như băng hình trích xuất từ camera tại các phòng thi, hoặc số liệu từ các chuyên gia độc lập…
Cụ thể, các ý kiến đề xuất nên bỏ sự phân biệt giữa cụm thi tốt nghiệp với cụm thi đại học như hiện nay và tiến hành phân quá trình thi cử thành 2 công đoạn. Công đoạn tốt nghiệp dành cho toàn bộ học sinh sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông tại mỗi địa phương. Công đoạn thi đại học, cao đẳng dành cho những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng.
Tiến sĩ Trần Đình Lý – trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP HCM – nói: “Việc tốt nghiệp trung học phổ thông nên giao cho Sở GD&ĐT và trường học tại các địa phương. Và các địa phương phải chịu trách nhiệm cả quá trình từ dạy học đến tốt nghiệp. Còn việc thi vào các trường đại học, cao đẳng thì nên để các trường đại học, cao đẳng tự chủ, tự chịu trách nhiệm”.
Việc bỏ hay duy trì cụm thi tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 hiện chưa được bàn tới. Vì thế, trong kỳ thi năm nay, dư luận vẫn tiếp tục đặt câu hỏi về tính khách quan của các cụm thi này.
Video đang HOT
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho rằng, để hạn chế sự nghi ngờ trong dư luận, điều Bộ GD&ĐT cần làm là sớm công khai đầy đủ các số liệu độc lập để các bên liên quan thuận lợi trong việc kiểm tra, đối sánh: “Tất cả các số liệu thi cử không được xem như là sở hữu của ngành giáo dục hay của các Sở GD&ĐT mà phải thành số liệu công khai.
Hiện nay, tôi thấy chỉ báo cáo kết quả cuối cùng. Còn việc để làm sao cho ra kết quả đó như coi thi có tốt không, làm sao kiểm tra… thì không có. Mình là người làm và cũng là người báo cáo thông tin thì không thể khách quan”.
Vì chưa thực sự an tâm với chất lượng của các cụm thi tốt nghiệp nên không ít đại diện các trường đại học tại TP HCM cho rằng, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017, Bộ GD&ĐT cần có sự điều chỉnh trong việc tổ chức các cụm thi
Theo Mỹ Dung/VOV
Cách dạy đặc biệt của cô giáo giúp một lớp có 3 điểm 10 Toán
Ba nữ sinh trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đều đạt được điểm 10 môn Toán. Cả ba đều cho rằng, có được kết quả này công lớn thuộc về công lớn của cô giáo Phùng Thị Vân.
Ba chủ nhân của những điểm 10 này các là em Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Anh Linh Giang và Phan Thanh Huyền. Dù làm hết bài thi, nhưng cả ba đều không nghĩ đến chuyện bản thân có thể giành được điểm số tuyệt đối.
Không tin vào mắt khi nhận được kết quả
Thanh Huyền chia sẻ: "Hôm đi thi em rất tự tin vào kết quả của mình nhưng không nghĩ đến điểm 10 vì không dễ để đạt được. Chỉ đến khi nhìn thấy một điểm 10 trong bảng tra cứu, em như vỡ òa trong hạnh phúc".
Nguyễn Anh Linh Giang.
Huyền tiếp tục đón nhận tin vui khi cô bạn Linh Giang cũng báo đạt được điểm 10.
Linh Giang không giấu nổi niềm vui: "Em cũng rất bất ngờ nhưng thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra trong cả một năm học. Ban đầu biết lớp có 2 điểm 10 thì đã vui rồi, khi biết có thêm Quỳnh Anh được nữa thì bọn em sung sướng, thức trắng để buôn chuyện cả buổi tối hôm đó luôn. Sau đó, cả 3 đã hẹn nhau để cùng đi ăn mừng".
Do bị nghẽn mạng, Quỳnh Anh là người biết điểm 10 cuối cùng và lúc đó em nắm được thông tin cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có 3 điểm 10 môn Toán.
"Hôm tra cứu điểm em như không tin nổi vào mắt mình. Cả tỉnh chỉ có 3 điểm 10 môn Toán lại cùng đều rơi vào lớp em nên cả lớp vui quá. Thậm chí bọn em còn nghĩ đến cả chuyện có khi nào do hệ thống nhập sai, chứ câu chuyện hy hữu quá".
Nguyễn Quỳnh Anh.
Học chuyên Anh nhưng cả 3 cô nàng đều có niềm đam mê Toán học. Bí quyết học tốt môn Toán của cả ba đơn giản là ngoài học kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, thường xuyên tìm kiếm các bài toán hay đề thi trên mạng hoặc trong sách tham khảo, nâng cao để giải.
Việc học lớp chuyên Anh không hề ảnh hưởng đến thời gian của 3 nữ sinh dành cho môn Toán. Thậm chí các em còn dành thời gian học Toán nhiều hơn Tiếng Anh, bởi việc có nền tảng tốt từ đầu giúp các em có lợi thế và không quá khó để lĩnh hội kiến thức môn chuyên.
Bí quyết không để "rơi" điểm
Cả 3 em đều cho rằng cách trình bày bài thi làm sao để ăn được tối đa điểm là hết sức quan trọng và đây là bí quyết chung mà các em học được từ cô Phùng Thị Vân, giáo viên dạy Toán cho các em trong suốt 3 năm THPT.
Phan Thanh Huyền.
Quỳnh Anh chia sẻ: "2 tháng cuối cô bắt đầu cho chúng em làm đề và chấm chữa từng bài, chỉ cho từng học sinh những lỗi về trình bày, diễn đạt để khắc phục. Cô bao quát hết tất cả các dạng bài chứ không chỉ tập trung vào những dạng thường xuất hiện trong đề thi các năm".
Theo Quỳnh Anh, điều này khiến cho khi gặp những câu hỏi lạ thì học sinh không bị tâm lý và có thể bước vào bài thi mà không bị "ngợp".
Linh Giang nhận xét: "Từ dạy cho đến chữa bài và chấm bài cô Vân đều rất chỉn chu và tỉ mỉ. Cô chữa từng lỗi một cho chúng em, thậm chí chữ nào viết sai cô cũng gạch chân bằng bút đỏ. Ý đúng nhưng câu lập luận thiếu hoặc lủng củng, cô vẫn trừ điểm để học trò nhớ"
Còn theo Thanh Huyền, cô Vân dạy cho em lối tư duy rằng những bài có thể làm được thì phải cố gắng lấy được hết điểm. Làm đến đâu chắc đến đó, sau mới tính đến chuyện xử lý các bài tập khó.
"Việc cô tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ giúp chúng em học được tính cấn thẩn, trân trọng những điều mà mình làm được", Huyền nói.
Về điều này, cô Phùng Thị Vân chia sẻ: "Thói quen trình bày cẩn thận, rõ ràng, câu từ chắc chắn sẽ giúp các em không phải mất thời gian tư duy trình bày bài. Có nghĩa là khi biết cách làm sẽ viết được ngay, dành thời gian để làm những bài tập khó".
ody>
Cô giáo Phùng Thị Vân (áo xanh) và cô giáo Quy chủ nhiệm lớp chuyên Anh.
Việc chấm, chữa bài để rèn cho học sinh điều này khiến cô Vân mất nhiều thời gian hơn song cô Vân cho rằng đó là trách nhiệm của mình với học trò và với nghề giáo.
Ngoài việc giảng dạy kiến thức, cô Vân còn được đánh giá là người biết cách truyền nhiệt huyết, đặc biệt rất tâm lý. Cô vẫn thường kể chuyện, tâm sự với học sinh nhiều chuyện về cuộc sống. Do đó cô trò bớt khoảng cách, trở nên gần gũi hơn.
Cô Vân chia sẻ: "Ngày thường, ngoài trao đổi trên lớp, cô trò vẫn thường chat, trao đổi tài liệu với nhau qua Facebook. Thậm chí tôi nhận được thông tin về điểm 10 thứ ba qua tin nhắn Facebook của Quỳnh Anh lúc 2h sáng. Hôm đó thì cô và trò cùng chat đến sáng vì vui quá không ngủ được".
Cô Vân cho rằng, quan niệm khoảng cách giáo viên - học trò giờ đã là điều xưa cũ. Ngoài những giờ học trên lớp, thầy cô phải là những người bạn để có thể nắm bắt tâm tư của học sinh, khiến cho mối quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn.
"Chính vì vậy không chỉ tôi mà các giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn luôn cố gắng làm sao tạo cho học trò một cảm giác thân thiện, gần gũi", cô Vân nói.
Với tổng điểm 3 bài thi chưa tính ưu tiên là 25.9 (Toán 10, Anh 7,9 và Vật lý 8), Quỳnh Anh dự kiến sẽ đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Còn Thanh Huyền với 27.2 điểm (Toán 10; Văn 8,5; Tiếng Anh 8,7) và Linh Giang với 27,13 điểm (Toán 10, Tiếng Anh 9,63; Văn 7,5) cho biết sẽ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo khối D vào ĐH Ngoại thương.
Theo Thanh Hùng/Vietnamnet
Bộ GD&ĐT giải đáp thắc mắc trước giờ xét tuyển ĐH 2016 Theo quy chế tuyển sinh 2016 thí sinh không được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển khi đã nộp, mỗi thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi mới được xem là trúng tuyển vào trường. Tại ngày hội Tư vấn Xét tuyển 2016 tổ chức ngày 24/7 tại ĐH Bách khoa ĐH Quốc gia TP HCM, PGS TS Trần...