Cúm mùa tại Nhật Bản đang diễn biến phức tạp
Số liệu thống kê của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản ngày 9/1 cho thấy lượng bệnh nhân mắc cúm mùa tại Nhật Bản trung bình một tuần đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1999, trong đó xuất hiện những biến chứng đáng lo ngại liên quan đến não và phổi.
Người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, số liệu thống kê từ hơn 5.000 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước Nhật Bản đã chỉ rõ, trong tuần (từ ngày 22 – 29/12/2024), đã có tổng số 317.812 ca mắc cúm mùa mới, tăng tới 100.000 ca so với tuần trước đó. Tính trung bình, mỗi cơ sở y tế có thêm khoảng 64,39 ca, tăng 21,73 ca so với tuần trước, con số cao nhất kể từ khi bắt đầu công tác thống kê vào năm 1999.
Biểu đồ theo dõi số ca mắc cúm tại Nhật Bản trong tháng 12 phát triển theo phương thẳng đứng, cho thấy sự bất thường so với cùng thời điểm của nhiều năm trước. Trong đó, hầu hết các địa phương đều ghi nhận số ca mắc mới trong tuần cao hơn tuần trước và 43/47 tỉnh đã phát cảnh báo về bệnh cúm mùa, vốn được sử dụng khi số ca mắc cúm trung bình vượt quá 30 ca trên một cơ sở y tế.
Xét theo địa phương, tỉnh Oita ghi nhận số ca mắc cúm trung bình trên một cơ sở y tế cao nhất, với 104,84 ca, tiếp theo là Kagoshima, Saga, Kumamoto, Miyazaki. Các đô thị lớn cũng có số ca mắc cúm cao như Tokyo là 56,52 ca và Osaka với 67,53 ca. Tính lũy kế số ca mắc cúm tại Nhật Bản tính từ 2/9/2024 (thời điểm bất đầu dịch cúm hàng năm) đến nay là 5.937.000 ca.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản kêu gọi người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước bệnh cúm, tránh lây lan ở cộng đồng như đeo khẩu trang, rửa tay sau khi đi ra ngoài…, cũng như chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa.
Trong khi đó, Bệnh viện nhi Shizuoka đã phát hiện một số trường hợp nhập viện với các triệu chứng bệnh liên quan đến não hoặc viêm phổi sau khi mắc cúm, thậm chí đã có ca t.ử von.g ở tr.ẻ e.m.
Theo ông Takayo Shoji, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện nhi Shizuoka, sở dĩ số ca mắc cúm mùa tăng cao có thể là do trong một thời gian dài xảy ra đại dịch COVID-19, bệnh cúm mùa không phát triển mạnh, khiến cơ thể con người không sản sinh ra kháng thể chống bệnh cúm, đặc biệt là đối với tr.ẻ e.m. Ông khuyến cáo, nếu trẻ mắc cúm, kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, co giật, mặt tím tái hoặc khó thở, cần ngay lập tức đưa trẻ đến các trung tâm y tế, tránh những biến chứng nguy hiểm liên quan đến não và phổi.
Những tấm giấy siêu mỏng của Nhật Bản thu hút khách hàng toàn cầu
Tại một ngôi làng yên bình bên dòng sông Niyodo trong xanh ở tỉnh Kochi, Nhật Bản, một xưởng sản xuất giấy nhỏ đã tạo nên tiếng vang toàn cầu với loại giấy Nhật Bản (washi) mỏng nhất thế giới.
Đó là Hidakawashi, công ty đã tạo ra loại giấy chỉ dày 0,02 mm, trọng lượng 1,6 gam trên một mét vuông, chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất.
Loại giấy này đặc biệt bền, chống ố vàng và đổi màu nhưng mỏng đến nỗi khi phủ lên các tài liệu, chữ viết vẫn đọc được dễ dàng. Ảnh: hidakawashi.com
Giấy washi Tosa là một trong ba loại giấy washi chính của Nhật Bản, đã được sản xuất tại tỉnh Kochi hơn 1.000 năm qua. Trong đó, giấy Tosa Tengujo ra đời vào thời kỳ Meiji (1868 - 1912) nổi tiếng với độ mỏng từ 0,03 đến 0,05 mm và được làm thủ công.
Dựa trên nền tảng công nghệ này, Hidakawashi đã thành công sản xuất hàng loạt loại giấy này bằng máy móc, đồng thời duy trì chi phí thấp để cung cấp sản phẩm với giá cả phải chăng. Bên cạnh quy trình sản xuất bằng máy, công ty vẫn giữ quy trình chuẩn bị nguyên liệu thô tỉ mỉ bằng tay.
Loại giấy này đặc biệt bền, chống ố vàng và đổi màu nhưng mỏng đến nỗi khi phủ lên các tài liệu, chữ viết vẫn đọc được dễ dàng. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng thường nhỏ, Hidakawashi vẫn đáp ứng bằng các sản phẩm tùy chỉnh.
Chất lượng vượt trội của sản phẩm đã giúp công ty chiếm được lòng tin của các cơ sở bảo tồn và phục chế trên toàn cầu, bởi nó không làm ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu của các di sản văn hóa hay tác phẩm nghệ thuật. Hiện tại, 40% doanh số của Hidakawashi đến từ lĩnh vực phục chế tài sản văn hóa. Đáng chú ý là 90% trong số đó là các đơn hàng từ nước ngoài.
Hidakawashi là một công ty gia đình thành lập năm 1949. Ban đầu, công ty làm giấy Tengujo và các sản phẩm khác bằng tay, nhưng đã chuyển sang sản xuất bằng máy từ năm 1969. Trước đó, công ty sản xuất giấy cho bình phong "shoji" và cửa trượt "fusuma," cũng như giấy gói và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, sự thay đổi trong lối sống ở Nhật Bản đã khiến nhu cầu giấy Nhật Bản giảm mạnh, thúc đẩy công ty tìm hướng đi mới. Họ nhận ra tiềm năng của giấy washi trong việc phục hồi di sản văn hóa.
Khởi đầu, Hidakawashi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Bước ngoặt đến khi công ty được chọn để phục chế tượng Ungyo tại cổng Hozomon của đền Senso-ji ở Tokyo. Sau đó, công ty trở thành thành viên hỗ trợ của Hiệp hội Bảo tồn Tài sản Văn hóa Nhật Bản. Dựa trên kinh nghiệm từ Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản, Hidakawashi đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại giấy siêu mỏng.
Thời gian đầu, loại giấy nhẹ nhất mà họ sản xuất được nặng 3 - 4 gram trên một mét vuông. Nhưng sau 5 năm nỗ lực, vào năm 2013, họ đã tạo ra loại giấy washi chỉ nặng 1,6 gram trên một mét vuông với độ dày 0,02 mm. Danh tiếng của loại giấy mỏng nhưng bền này nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu.
Không chỉ dừng lại ở đó, Hidakawashi còn sở hữu công nghệ sản xuất giấy với hơn 1.000 màu sắc tinh tế. Với phong cách Nhật Bản và kết cấu độc đáo, giấy washi của công ty đã được sử dụng để trang trí nội thất các phòng VIP, bao gồm cả tại Sân vận động quốc gia mới ở Tokyo. Với lượng khách du lịch đến Nhật Bản ngày càng tăng, Hidakawashi cũng nhận được nhiều yêu cầu từ các khách sạn sang trọng về việc sử dụng giấy cho tường phòng nghỉ.
Với dự kiến về nhu cầu sử dụng loại giấy này trong các tác phẩm nghệ thuật lớn tại Mỹ, Hidakawashi vẫn lạc quan và tin tưởng vào tiềm năng của loại giấy siêu mỏng kết hợp với công nghệ độc đáo của công ty.
Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đạt mục tiêu trung hòa carbon Năng lượng hạt nhân là cần thiết để đạt mục tiêu trung hòa carbon của thế giới. Đây là nhận định của ông Hisanori Nei, Giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản, chuyên gia về chính sách năng lượng, chính sách an toàn hạt nhân, trong cuộc phỏng vấn ngày 25/12 với phóng viên TTXVN tại...