Nhật Bản đề xuất sáng kiến ngăn lừa đảo người cao tuổi qua điện thoại
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến tạm ngưng dịch vụ thẻ ngân hàng của bất kỳ người nào trên 65 tuổi không sử dụng thẻ trong hơn một năm, từ đó không tạo cơ hội cho bất kỳ kẻ xấu nào muốn lừa đảo những người lớn tuổi.
Một người đàn ông sử dụng máy ATM ở Tokyo. Ảnh: AFP
Một số người lo lắng đề xuất trên sẽ khiến cuộc sống của người cao tuổi trở nên khó khăn hơn, nhưng ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng cần phải ngăn chặn những kẻ lừa đảo ngay lập tức.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Nhật Bản đang xem xét hạn chế khả năng dùng máy rút tiền (ATM) của người về hưu trong nỗ lực ngăn chặn hành động lừa đảo người già có trong tay số tiền lớn – một vấn nạn đang ngày một nghiêm trọng tại quốc gia này.
Lo ngại về số vụ lừa đảo qua điện thoại ngày càng tăng, đặc biệt là những vụ nhắm vào người lớn tuổi, những người thường dễ bị thuyết phục về tính hợp pháp của cuộc gọi, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã đề xuất ngành ngân hàng đưa ra các biện pháp bảo vệ mới. Theo đó, bất kỳ ai trên 65 tuổi và không sử dụng thẻ ngân hàng để truy cập vào tài khoản trong hơn một năm sẽ bị khóa tài khoản.
Mặc dù phạm vi của đề xuất tương đối hạn chế, nhưng một số người Nhật lớn tuổi đã bày tỏ lo ngại động thái này có thể ngăn họ tiếp cận với tài khoản ngân hàng cá nhân và sợ các hạn chế bổ sung không chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn các vụ lừa đảo.
Tuy nhiên, rõ ràng xã hội đang có một nhu cầu cấp thiết đối với các biện pháp bảo vệ. Theo thống kê của cảnh sát, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, những kẻ lừa đảo ở Nhật Bản đã lừa người dân khoảng 15 tỷ yên (106 triệu USD).
Lừa đảo qua điện thoại không phải là mánh khóe mới mà đã xuất hiện hàng chục năm ở Nhật Bản bất chấp hàng loạt chiến dịch cảnh báo người dân về những rủi ro.
Video đang HOT
Một trong những trò lừa đảo phổ biến nhất là những kẻ lừa đảo giả làm đại diện ngân hàng và gọi điện cho các nạn nhân, cảnh báo họ rằng tài khoản của họ bị rút tiền quá mức và họ phải hoàn tất chuyển khoản ngay lập tức để tránh một khoản phí ngân hàng lớn.
Một mánh khóe khác là ore-ore (“Là con/cháu đây”), liên quan đến việc người gọi tự xưng là người thân hoặc bạn bè của nạn nhân và yêu cầu giúp đỡ. Thông thường, kẻ lừa đảo sẽ nói rằng mình bị tai nạn giao thông nhẹ và cần tiền để trả cho người lái xe kia để tránh rắc rối với cảnh sát.
Trong khi có người ngay lập tức gác máy, vẫn có nhiều người cao tuổi mắc lừa những đối tượng xấu.
Trong một trường hợp lừa đảo khét tiếng từ năm 2018, một nhóm lừa đảo đã lừa được một cụ bà 84 tuổi ở Tokyo để lấy 82,5 triệu yên.
Về phần mình, cảnh sát Nhật Bản cũng ít bắt giữ liên quan đến các vụ lừa đảo qua điện thoại, một phần vì rất khó truy tìm các nhóm đối tượng lừa đảo chỉ dùng điện thoại một lần xong bỏ.
Với đề xuất mới tạm ngưng thẻ ngân hàng của người lớn tuổi sau 12 tháng không sử dụng, chính phủ Nhật Bản đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng.
Tomoko Oono, một người về hưu ở quận Saitama, phía Bắc Tokyo, từng làm việc trong một ngân hàng, cho biết: “Bất cứ điều gì có thể làm được thì nên làm vì tôi nghe nói về rất nhiều trường hợp như vậy. Các ngân hàng và cảnh sát đã cố gắng ngăn chặn nó, nhưng điều đó thực sự khó khăn vì tất cả những gì chúng cần là một chiếc điện thoại di động”.
Tuy nhiên, bà Tomoko bày tỏ không chắc liệu việc giới hạn quyền truy cập của người già vào tài khoản ngân hàng của họ có phải là một ý kiến hay hay không.
“Mẹ tôi vẫn sống một mình và bà luôn sử dụng tiền mặt vì bà không thể làm những việc như mua sắm trực tuyến. Bà sẽ xoay sở thế nào nếu không có tiền mặt. Còn những người sống ở nông thôn và không có ngân hàng gần đó, nếu họ không thể rút tiền từ máy ATM thì sao?”, bà Tomoko chia sẻ.
Những phản đối tương tự đã được đưa ra trên mạng xã hội, với các bình luận trên cổng thông tin Livedoor chỉ ra đề xuất “phong tỏa tiền gửi” sẽ khiến cuộc sống của người già trở nên khó khăn hơn.
“Nếu mọi người không thể sử dụng thẻ ngân hàng, tôi nghĩ nhiều người sẽ trở nên lo lắng”, một bài đăng viết.
Trước đó, cảnh sát Nhật Bản cũng lên kế hoạch triển khai một đơn vị mới ở thủ đô trong mùa xuân 2024 để điều tra về số vụ lừa đảo gia tăng trên cả nước, đặc biệt các vụ lừa đảo nhắm đến người già. Đơn vị mới sẽ triệu tập cảnh sát trên khắp đất nước.
Đơn vị dự kiến có nhiều thành viên hơn và vai trò lớn hơn so với một đơn vị được thành lập vào năm 2005 để giải quyết các trường hợp gian lừa đảo đặc biệt. Vai trò của đơn vị hiện tại chỉ giới hạn trong các giai đoạn điều tra ban đầu của cảnh sát, chẳng hạn như kiểm tra cảnh quay camera an ninh gần các máy ATM. Nhưng đơn vị mới sẽ phụ trách hầu hết quá trình điều tra, bao gồm cả việc xác định nhóm tội phạm nào có liên quan.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, đơn vị điều tra lừa đảo ban đầu bao gồm 43 thành viên, với một sĩ quan được điều động từ 43 sở cảnh sát quận khác nhau trên toàn quốc và được đặt trong Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo. Năm ngoái, số lượng của đội đã tăng lên 53, cảnh sát được triển khai tới Tokyo và ba quận khác trong vùng lân cận – Saitama, Chiba và Kanagawa.
Người dân thủ đô Nhật Bản trả lại số tiền rơi kỷ lục
Những công dân trung thực của Tokyo (Nhật Bản) đã nộp lại cho cảnh sát số tiền nhặt được kỷ lục 3,99 tỷ yên vào năm ngoái.
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết số tiền này tăng 600 triệu yên so với năm 2021 và đánh bại mức kỷ lục 3,84 tỷ yên năm 2019.
Nhiều người đã may mắn nhận lại số tiền họ đánh rơi. Văn phòng thất lạc và tìm kiếm của sở cảnh sát Tokyo cho biết họ đã trả lại gần 3 tỷ yên cho người đánh mất, trong khi 480 triệu yên đã được trao cho những người đã phát hiện ra số tiền rơi bởi thay vì bỏ túi cá nhân, họ đã quyết định làm điều ngay thẳng.
Bên cạnh đó, tổng cộng có 3,43 triệu đồ vật đã được giao nộp cho cảnh sát vào năm 2022, tăng 21.9% so với năm 2021. Giấy phép lái xe và các dạng giấy tờ tùy thân khác chiếm số lượng lớn nhất - 730.000 cái. Còn có cả găng tay, quần áo cũng như ví... Sự gia tăng các đồ vật bị thất lạc so với năm 2021 được cho liên quan đến tình trạng lây nhiễm COVID-19 chậm lại, dẫn đến việc người dân đi du lịch ngoài trời gia tăng.
Theo luật đồ thất lạc của Nhật Bản, bất kỳ ai tìm thấy tiền rơi đều phải giao nộp cho cảnh sát, nhưng họ có thể nhận phần thưởng từ 5% đến 20% nếu số tiền về với chủ nhân. Nếu sau 3 tháng, không có người đến nhận số tiền rơi, chúng sẽ được chuyển cho người tìm thấy. Nếu người tìm thấy không nhận được tiền trong vòng hai tháng sau đó, nó sẽ trở thành tài sản của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, chính sách này vẫn có kẽ hở. Cảnh sát ở hòn đảo Hokkaido đang cố gắng xác định chủ nhân của số tiền mặt trị giá 10 triệu yên được tìm thấy bởi một công nhân thu gom rác ở thành phố Sapporo vào cuối tháng 1. Kể từ khi cảnh sát công bố thông tin, có đến 13 người nói rằng số tiền này là của họ. Cảnh sát có thời hạn đến cuối tháng 4 để xác định xem liệu trong số 13 người này có người nói sự thật. Trong trường hợp không thể xác định được chủ nhân của 10 triệu yên này, nó sẽ trở thành tài sản của chính quyền Sapporo bởi vì số tiền mặt được tìm thấy bởi một nhân viên dịch vụ công cộng.
Số lượng lớn tiền rơi là một dấu hiệu của sự gắn bó lâu dài của Nhật Bản với tiền mặt và văn hóa không mặn mà với trả góp.
Sở cảnh sát thủ đô Tokyo đã kêu gọi công chúng đặc biệt thận trọng trong mùa ngắm hoa anh đào sắp tới, khi các nhóm đồng nghiệp và bạn bè tụ tập dã ngoại ngắm hoa. Đây được coi là yếu tố thường xuyên dẫn đến mất mát tài sản, uống nhiều rượu.
Nhật Bản xác nhận ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp không rõ nguyên nhân ở trẻ em Theo đài truyền hình NHK ngày 3/4, giới chức y tế Nhật Bản đã xác nhận ca tử vong đầu tiên của nước này do bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân. Căn bệnh này đã ảnh hưởng đến trẻ em ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á......