Cúm A đang gia tăng ở trẻ em, phát hiện sớm bằng cách nào?
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh trong vài tuần trở lại đây có nhiều trẻ đến khám được xét nghiệm và chẩn đoán mắc cúm A.
Đây là bệnh do virus gây nên và dễ có thể phát sinh thành dịch.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên. Những chủng virus này rất dễ lây lan nên dễ phát sinh thành dịch bệnh.
Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi… Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của trẻ đối diện khiến trẻ mắc bệnh, hoặc cũng có thể chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.
Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hàng năm toàn thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B. Trong mỗi đợt dịch cúm, có khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng, 290 – 650 ngàn ca tử vong liên quan đến hô hấp.
Bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trong lịch sử cúm A đã từng bùng phát thành dịch, đại dịch, đe dọa cuộc sống, tính mạng của nhiều người dân.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên.
Biểu hiện mắc cúm A ở trẻ
Video đang HOT
Khi bị cúm A trẻ thường có các triệu chứng như: Sốt cao (thường phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi), nhức đầu, mỏi cơ, ho, lười vận động, chảy nước mũi, hắt hơi… Một số trường hợp trẻ có thể bị nôn trớ nhiều lần, háo nước.
Trường hợp bị cúm A nghiêm trọng, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: Bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, li bì, gan bàn chân lạnh… Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao kèm theo co giật.
Triệu chứng các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và triệu chứng cúm A ở trẻ em nói riêng thường tương tự nhau, nên rất dễ nhầm lẫn. Khi mắc cúm, trẻ có thể sốt, có các triệu chứng viêm long đường hô hấp, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau đầu, đau nhức cơ, đặc biệt là phần chân và lưng. Trong một số trường hợp trẻ có thể sợ ánh sáng.
Ngoài những triệu chứng kể trên, trẻ bị cúm A có thể bị sốt cao 39 – 40 độ C, họng, da và mắt có hiện tượng xung huyết, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn. Lúc này phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ, trẻ có thể lên cơn co giật vì sốt cao.
Nếu trẻ sốt cao mà không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, chóng mặt, đi lại khó khăn.
Tùy theo cơ địa cũng như sức khỏe của từng trẻ, cúm A sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp trẻ chỉ có biểu hiện như cúm thông thường, nên cha mẹ chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ mắc cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí có trường hợp tử vong.
Ngoài ra, cúm A ở trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác như: Viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm cơ tim… Những biến chứng này đều nguy hiểm, nên cần được phát hiện và can thiệp sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Để phòng ngừa cúm A nên tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị và xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau:
- Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
- Co giật.
- Trẻ mệt mỏi li bì, khó đánh thức.
- Bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, chân và tay lạnh.
- Trẻ khó thở, thở nhanh.
Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ
Để phòng ngừa cúm A, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho trẻ đưa tay lên mũi, miệng.
Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Thường xuyên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho trẻ đi khám, không nên chủ quan để trẻ tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
Khó phân biệt cúm với bệnh hô hấp khác
Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Ngày 8.8, Bộ Y tế thông báo hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa, bao gồm cả cúm A.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, cần liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hay khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi mắc bệnh; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Từ đầu tháng 7 đến nay, các bệnh viện ở Quảng Ninh ghi nhận số lượng bệnh nhân mắc cúm A tăng đột biến so với cùng kỳ. Ảnh N.H
Ngăn chặn đầu cơ, nâng giá
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có công văn đề nghị các địa phương tăng cường quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm; UBND các tỉnh thành chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng thuốc điều trị, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm, đặc biệt là test nhanh xét nghiệm cúm mùa; đảm bảo giữ ổn định giá thuốc điều trị, các trang thiết bị y tế phòng chống dịch này; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường; đồng thời thực hiện kê khai giá, niêm yết giá thuốc điều trị, trang thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm thuốc, trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch cúm mùa bất hợp lý; kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ, rao bán trên mạng trái phép thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch cúm mùa để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Theo Bộ Y tế, gần đây một bộ phận người dân không đến các cơ sở y tế để khám bệnh mà tự mua và sử dụng sinh phẩm chẩn đoán để xét nghiệm và tự mua thuốc điều trị cúm mùa dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý...
Không tự ý dùng Tamiflu
Theo Bộ Y tế, hằng năm VN ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu ca mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa. 7 tháng đầu năm nay, báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho biết, số trường hợp mắc hội chứng cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây, tuy nhiên số nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm A (không phải chủng độc lực cao như A(H5N1), A(H5N6), A(H5N8), A(H7N9)...).
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế cũng lưu ý, người nghi mắc và mắc cúm không nên tự ý mua thuốc kháng vi rút cúm (Tamiflu) để điều trị, vì hiện thuốc chủ yếu sử dụng với người mắc cúm có nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Nếu sử dụng Tamiflu không đúng cách, sẽ gây kháng thuốc, làm mất khả năng điều trị khi bệnh tiến triển nặng.
Ngạt mũi, chảy nước mũi: Cần làm gì để giảm triệu chứng? Ngạt mũi, chảy nước mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở và khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Đây là vấn đề thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Vậy xử trí như thế nào? Nguyên nhân gây ngạt mũi, chảy nước mũi Ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm...