Cực sốc với xác ướp Pharaoh có số phận chìm nổi nhất Ai Cập
Sau khi qua đời, Ramesses I được chôn cất tại Thung lũng các vị vua. Ngôi mộ của ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ Giovanni Belzoni năm 1817. Cuộc phiêu lưu của xác ướp pharaoh Ai Cập này bắt đầu không lâu sau đó.
Trong số hàng chục xác ướp pharaoh Ai Cập từng được phát hiện cho đến nay, xác ướp pharaoh Ramesses I có thể được coi là xác ướp có số phận chìm nổi nhất.
Ngược dòng lịch sử, Ramesses I có tên thật là Pramesse, Ông vốn là một vị Tể tướng tài giỏi của Horemheb, vị pharaon cuối cùng của Vương triều thứ 18.
Sau khi Horemheb qua đời mà không có con kế vị, Pramesse trở thành pharaon với vương hiệu Ramesses I, là vị pharaoh sáng lập ra Vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại.
Video đang HOT
Ramesses I cai trị trong khoảng năm 1295 – 1294 TCN. Ông băng hà khi mới ở ngôi được 2 năm và con trai ông là Seti I lên ngôi.
Sau khi qua đời, Ramesses I được chôn cất tại Thung lũng các vị vua. Ngôi mộ của ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ Giovanni Belzoni năm 1817 và được đặt tên là KV16.
Cuộc phiêu lưu mới của Ramesses I bắt đầu không lâu sau đó. Xác ướp của ông bị đánh cắp bởi một kẻ trộm tên Abu-Rassul và tuồn ra chợ đen trước khi được thu hồi.
Đến khoảng năm 1860, xác ướp pharaoh Ramesses I lênh đênh trên biển nhiều tháng trời để đến Mỹ cùng tiến sĩ James Douglas.
Gần 150 năm sau, xác ướp mới được trả lại cho Ai Cập, vào ngày 24/10/2003.
Theo đánh giá chung, xác ướp được bảo quản trong tình trạng khá tốt bằng phương thức ướp xác truyền thống tương tự các pharaoh Ai Cập khác. Ông được tạo dáng nằm thẳng, hai tay chắp lên ngực, quanh người quấn nhiều lớp vải liệm.
Ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp pharaoh Ramesses I tại Bảo tàng Luxor ở Ai Cập.
Theo Kiến thức
Mở nắp 30 quan tài cổ, sốc với những gì ở bên trong
Các nhà khảo cổ học vừa mở nắp 30 quan tài cổ 3.000 năm tuổi được phát hiện ở nghĩa địa Asasif của Ai Cập và vô cùng bất ngờ khi thấy các xác ướp bên trong còn nguyên vẹn, được bảo quản hoàn hảo.
Các quan tài cổ được mở nắp vào hôm 19/10, một tuần sau khi chúng được khai quật tại nghĩa địa Asasif của Ai Cập, nơi thành phố cổ Thebes từng tồn tại.
Nhóm khảo cổ đã tình cờ phát hiện ra những chiếc quan tài trong khu đô thị Asasif, chính phủ Ai Cập tuyên bố. Asasif thuộc thành phố cổ Thebes (nay là thành phố Luxor) - nơi từng là kinh đô nhộn nhịp, đông đúc của Ai Cập cổ đại.
Những chiếc quan tài cổ trên được ước tính đã có 3.000 năm tuổi, lâu đời hơn hầu hết các di tích cổ khác trong khu vực. Tuy nhiên, khi được tìm thấy, chúng vẫn được niêm phong kín và nguyên vẹn, ngay cả tranh vẽ và chữ khắc cũng còn nguyên chứng tỏ chúng được bảo quản rất tốt.
Các nhà khảo cổ đã mở các quan tài trong một buổi lễ hôm 19/10 và bất ngờ phát hiện các xác ướp được bảo quản hoàn hảo bên trong. Các bản khắc phức tạp chỉ ra rằng các xác ướp này khi còn sống đã từng là những người rất được kính trọng, yêu mến, có khả năng là linh mục và trẻ em.
Những chiếc quan tài sẽ được phục hồi và trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập Vĩ đại, dự kiến sẽ mở cửa gần kim tự tháp Giza vào năm tới.
Theo danviet.vn
Bí mật thế giới ngầm bên dưới kim tự tháp bậc thang ở Ai Cập Kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp đá khổng lồ đầu tiên được xây dựng ở Ai Cập và thực sự được coi là một kỳ quan đặc biệt. Kim tự tháp bậc thang Djoser. Pharaoh Djoser cho xây dựng hoàn thành công trình đồ sộ chưa từng có tiền lệ như vậy là thành công to lớn. Vì thế,...