Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ ban hành hướng dẫn sử dụng kem chống nắng để tránh ung thư da
Cụ thể, cục FDA đã yêu cầu sử dụng các sản phẩm chống nắng với độ SPF từ 50 tăng lên 60 để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Tình hình ung thư da ở Mỹ có thể lên mức báo động khi lên đến hơn 1 triệu trường hợp mỗi năm. Cụ thể, với mỗi 100,000 người, có 22 loại ung thư hắc tố trên da được phát hiện, và 22 trong số này đều dẫn đến tử vong theo như trung tâm quản lý và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ. Đây có lẽ là nguyên do vì sao cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ban hành hướng dẫn cách sử dụng kem chống nắng cũng như yêu cầu mới đối với các sản phẩm chống nắng lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Theo như bác sĩ Scott Gottlieb, trong một thông cáo báo chí của cục FDA ban hành vào tháng 2 năm nay, hướng dẫn này có mục đích làm tăng chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm chống nắng mà người Mỹ sử dụng hằng ngày. Một trong số nguyên tắc của hướng dẫn mới được FDA ban hành bao gồm:
Sử dụng loại có SPF cao
Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên dùng các sản phẩm chống nắng với độ SPF ít nhất là 30 và có khả năng chống cả hai loại tia UVA (cực tím A) và UVB (cực tím B). Ngoài ra, nếu bạn có dự định hoặc tính chất công việc cần phải ở ngoài trời nắng trong thời gian dài, chọn loại có độ SPF từ 50 trở lên.
Ngoài ra, nếu bạn thường hay bơi lội hay thực hiện những hoạt động mạnh dẫn tới đổ mồ hôi, hãy tìm các loại sản phẩm chống nắng chống nước để hiệu ứng của kem không bị trôi.
Video đang HOT
Nhớ bôi lại kem sau một thời gian
Bác sĩ William W. Huang từ học viện dược ở miền Bắc Carolina cho hay, các loại kem chống nắng nên được bôi trước khi tiếp xúc với ánh nắng khoảng 30 phút và nên được bôi lại mỗi hai giờ đồng hồ sau khi ra đường. Ông cũng nói rằng phần da trên mặt bạn rất dễ bị tổn thương nên có thể chịu tổn hại từ tia UV (cực tím), dẫn đến phát triển ung thư da. Vì vậy, bạn đừng nên tiết kiệm kem chống nắng mà hãy bôi thật nhiều.
Chú ý các bộ phận nhỏ
Đôi khi, nhiều người thường bỏ qua các bộ phận nhỏ nhưng nhạy cảm như mí mắt, môi và hai lỗ tai khi bôi kem chống nắng. Bác sĩ Amy Kassouf chuyên về da liễu ở Ohio cho rằng mọi người nên có thói quen kết hợp các loại quần áo và phụ kiện chống nắng ngay cả khi sử dụng kem chống nắng. Như vậy, bạn sẽ không phải lo về chuyện bôi kem chống nắng mỗi hai giờ đồng hồ với những vị trí nhỏ kể trên.
Bác sĩ cũng cho rằng việc bảo vệ môi là rất quan trọng, bởi vì hầu hết các sản phẩm dành cho môi không chứa SPF và có thể dễ dàng khiến tia UV xâm nhập khu vực này. Đặc biệt, phần môi dưới có tính chất rất nhạy cảm nên bạn hãy bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm chống nắng cho môi.
Luôn bôi kem mỗi ngày
Bạn nên luôn luôn cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng. Bác sĩ Huang cho rằng ai cũng nên bôi kem chống nắng 365 ngày trong năm, không sót ngày nào, thậm chí vào cả những hôm trời âm u, không có nắng. Đây là bởi vì ngay cả vào những hôm mặt trời bị che khuất, sự bức xạ UV vẫn có thể xuyên thấu từ 70 đến 80%.
Bảo quản kem chống nắng
Kem chống nắng và các sản phẩm tương tự nên được bảo quản ở những nơi khô thoáng, bởi vì nhiệt độ có thể làm hư kết cấu của kem chống nắng trong thời gian dài. Ngoài ra thì bạn cũng nên chú ý đến hạn sử dụng của các loại sản phẩm trước khi bôi lên da.
Quỳnh Đào
Theo phunuvagiadinh.vn
30 tuổi mắc ung thư da vì thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Bệnh nhân làm nghề xây dựng, thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhưng không che chắn cơ thể và đeo khẩu trang.
Bác sĩ Lê Thanh Hiền, khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay vừa thăm khám cho nam bệnh nhân Nguyễn Văn Mạnh (đã đổi tên 30 tuổi, ở Hà Nội). Đây là trường hợp khá trẻ tuổi mắc ung thư da.
Theo bác sĩ Hiền, bệnh nhân Mạnh có vệt đen ở mi mắt dưới từ nhiều năm nay, bắt đầu từ chấm đen nhỏ bằng hạt đỗ. Sau đó, vết đen đã lan rộng ra, nhưng không đau nên bệnh nhân chủ quan không đi khám.
Tiếp xúc với nắng nhiều dễ mắc ung thư da. Ảnh: PV.
Khi vết đen lan quá rộng, anh Mạnh đã tìm tới Bệnh viện Da liễu Trung ương nhằm cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho hay bệnh nhân mắc ung thư da. Điều đó khiến bác sĩ và bệnh nhân đều bất ngờ.
"Thời điểm bệnh nhân tới viện khám đã có tổn thương nâu đen, ăn gần hết mí mắt dưới. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tế bào đáy", bác sĩ Hiền nói.
Người đàn ông này làm nghề xây dựng, thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời trong khi không che chắn cơ thể và đeo khẩu trang. Bác sĩ khẳng định tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu và kéo dài là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cho bệnh nhân này. Nam bệnh nhân ung thư có nước da khá đen, trên da có nhiều tổn thương do ánh sáng như nếp nhăn nhiều, đồi mồi, tàn nhang, nám má, da sạm, da nâu đen.
"Ung thư da có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nắng nóng là một trong những nguyên nhân đã được chứng minh gây ra bệnh ung thư da. Ung thư da có 3 loại ung như tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư tế bào hắc tố, cả 3 loại đều có liên quan tới tia cực tím", bác sĩ Hiền cảnh báo.
Để phòng ung thư da do thời tiết nắng nóng, đặc biệt những ngày gần đây khi nhiệt độ cao kỷ lục, bác sĩ Hiền khuyến cáo người dân hạn chế ra đường làm việc vào khoảng thời gian có ánh nắng cường độ mạnh từ 10-14h. Khi đi nắng, người dân cần phải dùng mũ rộng vành, áo dài, khẩu trang; dùng kem chống nắng đúng cách; nên chọn loại kem chống nắng có phổ chống nắng rộng tối thiểu SPF 15 trở lên.
Tia cực tím tác động đến cơ thể như thế nào? Tia cực tím, còn gọi là tia UV, có thể gây ra các vấn đề về da ở nhiều mức độ, từ cháy nắng, dị ứng đến ung thư da.
Theo news.zing.vn
Cảnh báo chống nắng sai cách khiến làn da bị hủy hoại vì tia UV Các chuyên gia da liễu khuyến cáo chống nắng đúng cách khi nắng nóng tại Hà Nội có chỉ số tia cực tím (UV) ở mức nguy hiểm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ từ 37 - 39 độ C. Chỉ số tia cực tím...