Cực đoan mới không cho người chưa có bằng chính quy vào quy hoạch
Kết quả công việc phải được xem là yếu tố quyết định trong việc bổ nhiệm. Còn chuyện bằng cấp dù là tại chức hay chính quy chỉ nên xem là điều kiện cần…
Cán bộ chưa tốt nghiệp đại học hệ chính quy bị loại khỏi quy hoạch ở Quảng NgãiQuảng Ngãi tuyển dụng 1.658 giáo viên theo cách mới
Quy định chưa phù hợp
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định số 61/2017/QĐ-UBND về quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó phòng.
Theo quy định này, cán bộ muốn lên chức phải có bằng đại học hệ chính quy theo quy định.
Tỉnh Quảng Ngãicũng đã loại khỏi quy hoạch tất cả những người sinh từ 1976 tới nay chưa có bằng đại học chính quy.
Bên cạnh luồng dư luận ủng hộ quan điểm của tỉnh Quảng Ngãi, một số ý kiến khác cho rằng, việc tỉnh này đưa ra quy định nêu trên mang tính cực đoan và chưa toàn diện khi đánh giá, nhận xét bổ nhiệm cán bộ.
Bình luận về việc này, hôm 23/11 trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó phòng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành là chưa hợp lý, thậm chí có phần cực đoan.
“Trong thực tế, rất nhiều đơn vị sử dụng lao động nghi ngờ về trình độ, năng lực của người học tại chức, hoặc sinh viên các trường dân lập.
Nhưng làm như vậy là không được.
Nhà nước không có sự phân biệt giữa người học tại chức và người học chính quy, tư thục cũng như công lập trong việc tuyển dụng cũng như bổ nhiệm cán bộ cả”, ông Dĩnh cho biết.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, quan trọng nhất trong việc tuyển dụng hoặc bổ nhiệm cán bộ là việc đánh giá năng lực thực tế cán bộ đó qua kết quả công việc.
“Kết quả, hiệu quả công việc phải được xem là yếu tố quyết định trong việc bổ nhiệm. Còn chuyện bằng cấp (tại chức hay chính quy) chỉ nên xem là điều kiện cần để tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.
Bởi giữa việc học và thực tế công việc có khoảng cách rất lớn.
Có những người học tại chức nhưng khi đi làm việc thì công việc họ làm rất tốt.
Nhưng có những người tốt nghiệp chính quy bằng giỏi nhưng công việc thực tiễn chưa chắc đã tốt, bởi ngoài kiến thức được đào tạo trong trường, nó phụ thuộc vào năng lực thực tiễn cá nhân nữa.
Video đang HOT
Kiến thức mà người ta có được trong nhà trường không quyết định năng lực của người được bổ nhiệm.
Kiến thức chỉ chiếm khoảng 30% năng lực con người, còn lại 70% là kỹ năng và tinh thần thái độ làm việc.
Nếu anh có kiến thức được đào tạo trong trường, nhưng không có kỹ năng thì không thể chuyển tải kiến thức đó ra/thành thực tiễn được.
Thực tế cũng chứng minh, rất nhiều người học giỏi chưa chắc đã thành công. Còn những người học bình thường, thậm chí là học hệ tại chức thì lại thành công, bởi họ luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong cuộc sống thương nhật.
Tất nhiên, kiến thức là quan trọng, nhưng ở đây nó (kiến thức) phải được hiểu là kiến thức tiếp thu từ thực tế, tự học, tìm tòi, sáng tạo chứ không chỉ có kiến thức được đào tạo trong nhà trường.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: quangngai.gov.vn.
Do đó, để đánh giá toàn diện trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, cơ quan có thẩm quyền phải xem trong quá trình làm việc người ta có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hay không, chuyên môn có đáp ứng được nhu cầu công việc không…
Nếu quy định như Quảng Ngãi thì thiên về bằng cấp (đại học chính quy, chứ chưa tính toán đến kỹ năng, tinh thần, thái độ làm việc – yếu tố chiếm tới 70% năng lực con người”, ông Dĩnh nêu quan điểm.
Quan trọng là kỹ năng, tinh thần, thái độ làm việc
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc Quảng Ngãi đưa ra quy định nói trên sẽ khiến người có bằng đại học tại chức cảm thấy thiệt thòi trong trường hợp cơ quan, đơn vị tổ chức tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.
“Có nhiều người học tại chức trước đây do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử không có điều kiện học chính quy.
Khi đất nước thoát khỏi chiến tranh họ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước làm việc, sau đó đi học tại chức. Thực tế chúng ta vẫn có những người làm việc rất tốt.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhà nước mở đào tạo tại chức để người ta vừa học vừa làm nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.
Tuy nhiên, dù học đại học tại chức hay chính quy, thì khi người học đạt được yêu cầu thì cơ sở đào tạo mới cho tốt nghiệp.
Do đó, khi tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của Quảng Ngãi, những người này sẽ thất thiệt hơn người có bằng đại học chính quy”, ông Dĩnh nêu ý kiến.
Thi tuyển công chức .Ảnh minh họa trên Báo Điện tử Tri thức trực tuyến (Zing.vn).
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhận định, địa phương nào đưa ra quy định không quy hoạch cán bộ có bằng đại học tại chức (theo quy định của địa phương) là biểu hiện sự bất lực trong việc tuyển chọn cán bộ.
“Ở nước ngoài, người ta không quan trọng chuyện bằng cấp trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm là những người đáp ứng được mục đích, yêu cầu công việc thông qua thi tuyển.
Tôi nghĩ, cơ quan đưa ra quy định này đang bất lực trong việc tuyển chọn cán bộ.
Ông Dĩnh cũng cho rằng, để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, cơ quan, cơ quan có thẩm quyền phải có phương pháp để đánh giá năng lực con người.
“Để tuyển, bổ nhiệm cán bộ tốt, thì cứ tổ chức thi tuyển là biết ngay chứ không nên phân biệt người đó học tại chức hay chính quy, dân lập hay công lập”, ông Dĩnh nêu quan điểm.
Trước đó, ngày 15/9/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định số 61/2017/QĐ-UBND về quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó phòng (quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2017).
Theo đó, người được bổ nhiệm “phải có trình độ đại học trở lên theo chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí, chức danh bổ nhiệm”, cụ thể:
“Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc sở ban ngành, sinh từ năm 1965 đến 1975 tốt nghiệp đại học hệ chính quy.
Trường hợp tốt nghiệp đại học không chính quy thì phải có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội.
Có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ba năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu.
Các trường hợp sinh từ sau năm 1975 trở đi phải tốt nghiệp đại học chính quy.
Trưởng, phó phòng cấp huyện sinh năm 1965 trở về sau tốt nghiệp đại học chính quy.
Trường hợp sinh năm 1965 đến năm 1975 tốt nghiệp đại học không phải chính quy thì phải có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội.
Có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ba năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu (trừ chức danh Trưởng phòng giáo dục và đào tạo).
Trường hợp sinh năm 1976 trở về sau tốt nghiệp đại học không chính quy thì phải có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội.
Có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ba năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu.
Theo GDVN
Thạc sĩ "lội ngược dòng" học lấy bằng cử nhân là cứng nhắc?
Có bằng thạc sĩ nhưng vẫn phải "lọ mọ" đi học lại để lấy bằng cử nhân chính quy để được bổ nhiệm chức vụ, đó là câu chuyện hết sức "tréo ngoe" đang ngây nhiều tranh cãi ở tỉnh Quảng Ngãi. Các chuyên gia cho rằng, quy định này quá cứng nhắc.
Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ GD ĐT ghi rõ: đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ cần là công dân Việt Nam, đã tốt nghiệp ĐH ngành đúng, ngành phù hợp với ngành và chuyên ngành đăng ký dự thi đạo tạo trình độ thạc sĩ. Như vậy, Bộ không bắt buộc cử nhân phải có bằng ĐH chính quy mới được thi và học thạc sĩ.
Tuy nhiên, quy định "cứng" về việc bổ nhiệm chức vụ của tỉnh Quảng Ngãi lại phủ nhận bằng ĐH tại chức kể cả người đó đã có bằng thạc sĩ. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều cán bộ phải "lội ngược dòng" đi học lại lấy bằng chính quy.
Nói về vấn đề này, ông Thang Văn Phúc - Nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, nếu chiếu theo Luật thì quy định của tỉnh Quảng Ngãi là cứng nhắc: "Hiện nay, các quy định về đào tạo của Nhà nước đều công nhận không phân biệt giữa bằng ĐH tại chức hay chính quy. Xu hướng trong tương lai cũng phải công nhận việc không phân biệt hình thức đào tạo. Là chính quy, tại chức hay từ xa... đều là phương thức đào tạo thôi, vấn đề là phải kiểm soát được chất lượng đào tạo" - ông Phúc nói.
Ông Thang Văn Phúc
Ông Phúc cũng cho rằng, quy định là như vậy nhưng việc tuyển dụng nhân lực và bổ nhiệm cán bộ ở địa phương lại có thẩm quyền riêng của họ: "Hiện bằng ĐH tại chức và từ xa vẫn còn bị xã hội nhìn nhận chưa thiện cảm vì việc đào tạo còn nhộm nhoạm, chưa đánh giá đúng thực chất năng lực. Tôi cho rằng ngay cả việc bổ nhiệm cán bộ, đã đến lúc không nên nhìn ở tấm bằng mà nên đánh giá nhiều ở năng lực. Bằng cấp cử nhân, thạc sĩ kể cả tiến sĩ cũng không nói lên điều gì" - ông Phúc nói.
Đồng tình với quan điểm này, GS Đào Trọng Thi - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội cho rằng, mặc dù theo chuẩn của tỉnh, tỉnh có thẩm quyền quy định chỉ cần nó không trái với những quy định của Nhà nước.
"Nếu nói về việc phủ nhận bằng thạc sĩ đi lên từ... tại chức mà chỉ công nhận bằng chính quy theo tôi cũng có khía cạnh rất đúng. Bởi lẽ, bằng thạc sĩ sau đó không có nghĩa nó có thể thay thế cho bằng ĐH trước vì có nhiều bằng thạc sĩ không cùng chuyên nghành đào tạo với bằng ĐH mà vị trí tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ, nhiều người tốt nghiệp bằng cử nhân sư phạm Hóa, có thể học lên bằng thạc sĩ quản lý giáo dục. Đương nhiên khi tuyển dụng vào vị trí giáo viên Toán bằng thạc sĩ quản lý giáo dục không thể đứng lớp dạy Toán được" - ông Thi nói.
Ông Đào Trọng Thi
Ông Thi cũng nhấn mạnh, địa phương cũng cần xem xét từng trường hợp cụ thể, không nên cứng nhắc quá là tại chức hay chính quy: "Về danh nghĩa Nhà nước cũng đã công nhận bằng cấp dù là tại chức hay chính quy giá trị pháp lý vẫn tương đương. Ở thời điểm hiện tại xã hội vẫn đang có cái nhìn "kỳ thị" với bằng tại chức, từ xa do những bất cập trong đào tạo, quản lý lỏng lẻo nhưng trong tương lai anh học chính quy hay tại chức đều có chuẩn đầu ra như nhau và sẽ tổ chức thi kiểm tra như nhau. Khi đó có thể trong bằng không ghi rõ đó là hình thức đào tạo gì. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đương nhiên các cơ quan tuyển dụng cũng không phân biệt và cũng không phân biệt được các loại hình đào tạo này" - ông Thi nói.
"Cán bộ quản lý chỉ cần bằng ĐH hoặc cùng lắm là bằng thạc sĩ quản lý là đủ rồi. Bằng tiến sĩ, giáo sư chỉ cần cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Hơn nữa, nhiều nơi đang đánh đồng việc cứ bằng cấp cao hơn thì tốt hơn là không đúng. Bằng cấp nhưng phải phù hợp với vị trí và tốt cho việc đảm đương vị trí công việc của mình mới là cần thiết" - ông Thi nhấn mạnh.Ông Thi cũng cho rằng, việc bổ nhiệm chức vụ không nhất thiết phải đặt vấn đề bằng cấp lên đầu tiên bởi lẽ cán bộ lãnh đạo, cốt cán, người quản lý cần kinh nghiệm chỉ đạo, kinh nghiệm quản lý nhiều hơn là bằng cấp.
Cũng theo ông Thi, trong nhiều trường hợp cụ thể, có người học tại chức nhưng nghiêm túc, kết quả tốt hơn những người được đào tạo chính quy. Chính vì vậy, ông Thi cho rằng mọi quy định xét duyệt không nên quá cứng nhắc.
Theo Danviet
Triệt phá ổ nhóm gây ra gần 50 vụ trộm, cướp liên tỉnh Từ tháng 5/2017 đến nay, 4 đối tượng gồm: Định, Tiến, Tài và Biển đã gây ra 19 vụ cướp giật tài sản và gần 30 vụ trộm cắp xe máy trên các địa bàn các tỉnh Thái Bình; Hưng Yên và Hà Nam. Thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam cho biết, ngày 29/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an...