Cuba yêu cầu Mỹ ‘chấm dứt hỗ trợ cho lực lượng chính trị đối lập’
Trưởng đoàn đàm phán Cuba Josefina Vida yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ chấm dứt việc hỗ trợ lực lượng đối lập chính trị ở Havana, đồng thời khẳng định các vấn đề nội bộ của Cuba là không thể thương lượng, theo Reuters ngày 3.2.
Bà Josefina Vidal, trưởng đoàn đàm phán của Cuba – Ảnh: Reuters
Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro về việc bình thường hóa quan hệ hai nước sau hơn nửa thế kỷ, các quan chức chính phủ của Mỹ và Cuba đã có vòng đàm phán đầu tiên tại Havana nhằm hướng tới việc khôi phục quan hệ ngoại giao.
Tuy vậy, trưởng đoàn đàm phán Cuba, bà Josefina Vidal hôm 2.2 (giờ Cuba) đã khẳng định trên truyền hình quốc gia rằng, nếu Mỹ muốn các nhà ngoại giao của mình được tự do đi lại ở Cuba thì họ phải chấm dứt việc hỗ trợ cho lực lượng chính trị đối lập ở Havana, theo Reuters.
Bà Vidal cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ phải thay đổi cách hành động như kích động, hỗ trợ, đào tạo, tổ chức và cung cấp nguồn tài chính cho các thành phần bất đồng chính kiến ở Cuba. Bà khẳng định hành động đó đi ngược lại lợi ích đối với chính phủ của người dân Cuba.
“Việc hoàn toàn tự do đi lại mà phía Mỹ yêu cầu gắn chặt với sự thay đổi hành vi của phái đoàn ngoại giao và các quan chức Mỹ”, Reuters dẫn lời bà Vidal.
Nhà đàm phán cấp cao của Cuba nhấn mạnh, trong khi các nhà ngoại giao Cuba tại Washington hành động rất đúng mực thì các đối tác Mỹ lại đang can thiệp vào công việc nội bộ của Havana.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố bình thường hóa quan hệ 2 nước sau hơn nửa thế kỷ lạnh nhạt – Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời bà Vidal tuyên bố: “Các vấn đề nội bộ ở Cuba là không thể thương lượng. Chúng tôi sẽ không thương lượng các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền Cuba để đổi lấy việc dỡ bỏ cấm vận. Ngoài điều đó ra, mọi thứ khác đều trong tiến trình đàm phán”.
Quá trình đàm phán để khôi phục mối quan hệ ngoại giao của Mỹ – Cuba vẫn đang còn nhiều rào cản. Đặc biệt, hai bên phải giải quyết những khác biệt sâu sắc liên quan đến vấn đề nhân quyền và lệnh cấm vận kinh tế mà Mỹ áp đặt lên Cuba suốt một thời gian dài.
Vòng đàm phán thứ 2 giữa Mỹ và Cuba dự kiến sẽ diễn ra tại Washington vào tháng này, một bước đi tiếp theo trong nỗ lực hiện thực hóa việc khôi phục quan hệ 2 nước.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp truyền thông đối lập
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành cuộc đàn áp các cơ quan truyền thông thân với phe chống đối Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. 24 người đã bị bắt giữ và con số này sẽ còn tăng lên, theo Reuters.
Tổng biên tập tờ Zaman Ekrem Dumanli giơ tay đáp lại nhân viên của mình khi bị cảnh sát áp giải - Ảnh: AFP
24 nhân viên thuộc tờ nhật báo Zaman và kênh truyền hình Samanyolu đã bị bắt giữ trong cuộc bố ráp các cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm Chủ nhật 14.12. Đây là 2 cơ quan thân với giáo sĩ Hồi giáo Fetullah Gulen đang hoạt động tại Mỹ, từng là đồng minh nhưng hiện là đối thủ cạnh tranh của Tổng thống nước này ông Tayyip Erdogan.
Lệnh bắt giữ bao gồm 31 người bị cáo buộc "thành lập một nhóm khủng bố", và trong ngày 14.12, 24 người đã bị bắt giữ.
Theo Reuters, những người bị bắt gồm các phóng viên, biên tâp viên, những người viết kịch bản và 2 cựu cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng biên tập tờ Zaman Ekrem Dumanli đã rời khỏi toà soạn của mình trong tiếng tán thưởng của các nhân viên toà soạn.
Fetullah Gulen (phải) là đồng minh của Tổng thống Tayyip Erdogan trước khi thực hiện cuộc điều tra về tham nhũng của phe Tổng thống - Ảnh: AFP
Nhiều người đã tập trung bên ngoài toà soạn Zaman với các biểu ngữ ông Ekrem Dumanli. "Hãy để những người thực hiện tội ác phải sợ. Chúng ta không sợ.", ông Dumanli nói trước khi bị cảnh sát áp ra xe giải qua đám đông đang vây quanh.
Song song, ông Hidayet Karaca, Chủ tịch Samanyolu TV - kênh truyền hình có liên hê với ông Gulen cũng bị bắt tại Istanbul, theo BBC. 2 nhân viên khác trong kênh truyền hình này cũng bị bắt giữ.
Tổng biên tập tờ Zaman Ekrem Dumanli - Ảnh: Reuters
"Thât đáng buồn khi Thổ Nhĩ Kỳ của Thế kỷ 21 lại có cách xử sự như vây đối với môt tâp đoàn truyền thông đang sở hữu hàng chục kênh truyền hình, phát thanh và các trang tạp chí", ấn bản tiếng Anh Zaman dẫn lời Karaca trước khi bị bắt.
Sau vụ việc này, Liên minh châu Âu (EU) và cả Mỹ đều lên tiếng phản đối ông Tayyip Erdogan. Trong khi EU chỉ trích các hành động này là đi ngược với giá trị của cộng đồng chung, thì Mỹ thúc giục nước này phải bảo đảm các tiêu chuẩn dân chủ và tự do báo chí.
Fetullah Gulen từng là đồng minh trong đảng AK của ông Erdogan. Cách đây 1 năm, Gulen khơi mào cho cuộc xung đột với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc thực hiện cuộc điều tra về vấn đề tham nhũng của phe tổng thống.
Nhiều người đã tập trung bên ngoài toà soạn Zaman với các biểu ngữ ông Ekrem Dumanli - Ảnh: Reuters
Trước đó, một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các phương tiện truyền thông đưa tin về vụ điều tra hối lộ - tham nhũng của 4 cựu bộ trưởng, ít nhất là đến khi có kết quả cuối cùng. Căng thẳng của vụ việc đã được đẩy cao hơn khi Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên chiến với cuộc điều tra tham nhũng vì cho rằng việc này là nỗ lực làm giảm uy tín của mình hồi cuối tháng 11.
Tayyip Erdogan khẳng định việc điều tra những vụ bê bối trong năm nay đều xuất phát từ mục đích lật đổ ông này, theo Reuters.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chính phủ mới tại Pháp "thoát hiểm" gang tấc Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ. Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp...