Cua tuyết đặc sản phải thử trong mùa đông
Du khách đến xứ sở Phù tang từ tháng 11 đến tháng 3 không nên bỏ qua món cua tuyết, bởi đây là thời điểm cua nhiều và ngon nhất.
Cua tuyết – đặc sản phải thử trong mùa đông
Cua tuyết Zuwaigani là đặc sản trong mùa đông. Dù đắt đỏ và được coi là “cao lương mỹ vị”, cua tuyết vẫn phổ biến ở khắp nước Nhật. Ảnh: Explore Parts Un Known.
Zuwaigani trong tiếng Nhật nghĩa là loài cua có chân dài và mảnh, mô tả hình dáng cua tuyết. Loài cua này sống chủ yếu ở vùng biển phía tây Nhật Bản, ở những nơi nước sâu và lạnh. Do đó người dân phải phát triển kỹ thuật thả lưới bắt cua ở độ sâu tới 200 m. Ảnh: Jnto.
Video đang HOT
Mùa đánh bắt cua tuyết kéo dài khoảng 4 tháng mỗi năm. Chính phủ Nhật quy định ngư dân bắt cua đực từ 6/11 đến 20/3, còn cua cái chỉ từ 6/11 đến 10/1, để tránh khai thác quá mức dẫn tới cạn kiệt. Những con cua tuyết đực lớn thường được đấu giá và đóng hàng bán đi trên cả nước, cua cái nhỏ hơn sẽ tiêu thụ ở chợ địa phương. Ảnh: Guide Michelin.
Cua có vỏ càng nhiều đốm đen nghĩa là càng sống lâu và thịt nhiều. Thịt của chúng cũng chắc và ngon hơn những con cua vỏ trơn nhẵn. Ảnh: Youtube.
Đầu bếp làm sashimi cua tuyết bằng cách lột bỏ lớp vỏ chân rồi ngâm phần thịt vào nước đá 10 phút. Thịt cua xòe ra trông như chùm lá thông. Khi ăn thực khách có thể chấm với tương và thưởng thức vị ngon ngọt nguyên bản của thịt cua. Ảnh: Guide Michelin.
Ngoài sashimi, người Nhật còn thưởng thức cua tuyết sushi, luộc, hấp, nướng trên than đá hoặc ăn lẩu. Thịt cua tuyết dai, chắc, chứa nhiều canxi và những khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Ảnh: Travelhyogo.
Du khách có thể tìm thấy các nhà hàng sashimi và đặc sản về cua tuyết ở khắp nơi tại Nhật. Trong đó, Kani Doraku là một chuỗi nhà hàng nổi bật với mặt tiền mỗi quán trang trí bằng hình con cua tuyết khổng lồ. Ảnh: Hương Chi.
Cua tuyết tươi có giá cao và thường bán tới hơn 90 USD mỗi con. Những con ngon, nặng có giá lên tới 230 USD. Hiện tại cua tuyết mỗi vùng đánh bắt lại có một tên khác nhau. Khi đem về cảng, chúng được bán tới các công ty thu mua và đánh dấu bằng cách buộc dây dán nhãn hiệu riêng. Cách này giúp phân biệt với cua nhập khẩu. Ảnh: Wow.
Giòn dai với những món ăn từ nấm mối
Tháng 5, tháng 6 (âm lịch) hàng năm, các khu rừng, đồi ở BR-VT bắt đầu xuất hiện nấm mối. Nấm mối được bán với giá từ 500-600 ngàn đồng/kg nhưng vẫn được rất nhiều người tìm mua vì mỗi năm nấm mối chỉ có một mùa.
Nấm mối được chế biến thành nhiều món ăn ngon và trở thành thứ đặc sản quý từ thiên nhiên.
Nấm mối được bán tại thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức).
Anh Tuấn Anh, một người chuyên đi săn nấm mối ở Châu Đức cho biết, vào khoảng đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (âm lịch), khi những cơn mưa bắt đầu đổ xuống rừng cao su sẽ có nấm. "Những con mối làm tổ lâu ngày dưới đất, nơi cao ráo tạo thành một cái gò và meo nấm sinh ra từ đây. Khi gặp nhiệt độ thích hợp, meo thành nấm đội đất chui lên", Tuấn Anh nói. Rạng sáng, nấm đội đất nhú lên và bung dù khi trời ló dạng nên phải chạy đua với thời gian để kịp nhổ. "Không phải ai đi săn cũng gặp được nấm, người đi cả mùa chỉ tìm thấy vài kg, có người nhổ được cả chục kg một đêm", Tuấn Anh cho biết.
Theo những người đi săn nấm mối, nhổ nấm cũng phải có kỹ thuật, phải nhổ lên hết cả phần chân nấm. Nếu nấm mọc chỗ đất cứng thì phải lay nhẹ hoặc dùng cành cây cạy đất để nhổ hết. Điều đáng chú ý là không được dùng dao, vì "hơi sắt" sẽ làm mối bỏ đi, năm sau nấm không mọc nữa. Nấm hái đem về cạo rửa sạch đất, để nguyên tai, nấm lớn chẻ làm đôi, sau đó ngâm chút nước muối cho sạch rồi tùy ý mà chế biến. Nấm mối dễ làm, dễ nấu, không kén chọn gia vị. Nấm mối ăn dai dai, cùng với vị ngọt và béo tự nhiên, hàm lượng đạm rất cao nên món ăn từ nấm mối rất được ưa chuộng. Nấm mối có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như: nấm mối nướng hay cuốn bánh xèo, nấm mối xào mướp, nấm mối nấu với cháo gà hay canh măng giò heo... Cách đơn giản nhất để ăn nấm mối là xào hoặc nấu cháo. Tuy nhiên, với những người sành ăn thì nấm mối nướng muối ớt và tráng bánh xèo là ngon nhất, bởi 2 món ăn này người ăn được thưởng thức trọn vẹn vị ngon ngọt, thơm giòn của nấm mối.
Với món nấm mối nướng muối ớt, người ta chọn những tai nấm mối còn búp, chẻ nấm ra làm đôi, rửa sạch nấm với nước có pha muối, vớt ra để ráo. Tiếp đến, cho muối hột vào chảo, bắc lên bếp rang khô để nguội. Đâm nhuyễn muối cùng với vài trái ớt hiểm xanh, để sẵn ra tô, không thêm gia vị (đường, bột ngọt), vì gia vị sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của nấm mối. Cho nấm mối vào tô muối ớt trộn đều vừa khẩu vị, để ngấm khoảng 10 phút rồi lấy lá chuối lau sạch, phơi nắng hơi héo, xếp nấm mối lên và gói lại. Sau đó, dùng rơm đốt cháy hay nướng trên bếp than hồng cũng được, nướng cho đến khi lớp lá chuối bên ngoài cháy thì gỡ ra, đổ nấm mối vào đĩa và ăn nóng. Nấm mối nướng muối ớt vừa dai, vừa giòn, lại đậm đà hòa lẫn vị cay của muối ớt khiến người ăn nhớ mãi.
Nếu đổ bánh xèo, thì vẫn giữ nguyên công thức như các cách chế biến thông thường, chỉ thay nhân bánh bằng nấm mối. Khi ăn, vị ngọt béo, dai dai của nấm mối và củ sắn, hành tây hòa quyện vỏ bánh vàng ruộm, giòn tan, cùng nước chấm cay cay, chua chua, ăn kèm rau tía tô, diếp cá... tạo nên một món ăn ngon và hấp dẫn. Ngày nay, với kỹ thuật đông lạnh, người ta đã biết bảo quản nấm để có nấm ăn quanh năm.
Cơm lam gà nướng Buôn Đôn Cơm lam có nguồn gốc từ những chuyến đi rừng dài ngày của đồng bào miền núi. Ngày nay, món dân dã này đã trở thành đặc sản đối với nhiều khách tham quan du lịch. Cơm lam gà nướng là một trong những món ăn dân dã hấp dẫn du khách. Về Buôn Đôn (Đắk Lắk), bạn có thể thưởng thức nhiều...