Cửa nào gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp xây lắp?
Thấu hiểu khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp xây lắp, các ngân hàng cũng nhanh chóng triển khai các gói ưu đãi hấp dẫn như gói vay lãi suất thấp, thời gian xử lý nhanh chóng…
TPBank vừa triển khai goi san phâm “Đông hanh cung Doanh nghiêp Xây lăp” với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Dịch Covid-19 đã giáng đòn mạnh xuống nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xây lắp. Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm 2020 của Tổng Cục Thống kê cho biết, có 1.008 doanh nghiệp xây dựng đã hoàn tất thủ tục giải thể từ đầu năm đến nay.
Nguyên nhân chính theo Cục Quản lý Kinh doanh là do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì và cân đối dòng tiền cho hoạt động kinh doanh. Gần như toàn bộ các doanh nghiệp xây dựng tư nhân (96%) khi được hỏi đều cho biết phụ thuộc nhiều vào vốn vay từ ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh, theo khảo sát của Tổng Cục Thống kê. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản hồi rằng tình hình tiếp cận nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xây lắp rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của các ngân hàng. Thực tế, Chính phủ đã đưa ra nhóm giải pháp về “Miễn, giãn, giảm lãi suất vay và phí ngân hàng” trong Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 nhằm tháo gỡ những khó khăn và trỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã triển khai goi san phâm “Đông hanh cung Doanh nghiêp Xây lăp” với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Goi san phâm được xây dựng hướng đến nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp sử dụng vốn ngân sách nhà nước với những ưu điểm nổi bật như tiết kiệm chi phí, cung cấp giải pháp tài chính tổng thể phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp như cho vay, phát hành bảo lãnh và các dịch vụ tài chính ưu đãi khác.
Bên cạnh sự đa dạng trong hình thức tiếp cận nguồn vốn, gói sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội như giảm phí bảo lãnh lên tới 40%, cho vay không cần tài sản bảo đảm và phát hành bảo lãnh tối đa lên tới 100% phương án, dựa trên quản lý dòng tiền với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 6.2%/năm.
Một ưu điểm nữa là tỷ lệ ký quỹ bao lanh thấp, thậm chí nhiều loại bảo lãnh áp dụng ký quỹ mức 0%. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tối ưu nguồn vốn lưu động, tận dụng nguồn vốn cho các hoạt động vận hành khác của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Lan Hương – Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp TPBank cho biết: “Với riêng gói sản phẩm này, TPBank thiết kế luồng phê duyệt riêng giúp thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng. Đăc biêt vơi goi san phâm Bao lanh thơi gian xư ly chi trong vài giờ lam viêc”
“Ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ, TPBank cũng thực hiện đơn giản hóa các thủ tục, tinh gọn hồ sơ, linh hoạt trong phương thức thanh toán cũng như mang đến nhiều lợi ích kép cho khách hàng”, bà Hương cho biết thêm.
TPBank cũng miễn toàn bộ phí chuyển tiền và các loại phí liên quan đến tài khoản thanh toán cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp trên các kênh online cũng như tại quầy giao dịch gồm phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống, phí thường niên eBank Biz, phí thanh toán thuế điện tử…
Các doanh nghiệp dược báo lãi tăng quý I, khó khăn về nguyên liệu do phần lớn nhập từ Trung Quốc
Phần lớn các doanh nghiệp ngành dược như Dược Hậu Giang, Imexpharm, OPC... đều báo lãi tăng trong quý I.
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến nguồn nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp dược, mà chủ yếu từ Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ FiinPro, hầu hết các doanh nghiệp ngành dược đều báo lãi tăng trong quý I năm nay. Trong đó, doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành dược là Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) với 177 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng hợp kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp ngành dược. Nguồn: FiinPro
Công ty cho biết nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng giúp doanh thu tăng 12%, lên 858,5 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn tổ chức hệ thống phân phối và kết nối khách hàng tốt, tập trung bán các sản phẩm chủ lực, triển khai dự án tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi phí.
Dược Hậu Giang đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần hợp nhất 3.866 tỷ và lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng; gần như đi ngang so với năm 2019. Với kết quả trên, công ty hoàn thành 27% kế hoạch lợi nhuận năm.
Lợi nhuận sau thuế của DHG qua các quý. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC DHG
Công ty Pymepharco (HoSE: PME) đứng thứ 2 về lợi nhuận quý đầu năm. Pymepharco ghi nhận 75 tỷ đồng, tăng 8% - mức tăng khiêm tốn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Pymepharco được biết đến với việc sở hữu nhà máy Stada Việt Nam (là nhà máy Non-betalactam mới) - một trong những nhà máy hiện đại nhất của Việt Nam và thế giới, đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà máy có công suất 1,2 tỷ viên/năm/1 ca sản xuất, với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng trên diện tích 30.000 m2 tại Phú Yên đã được bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GMP-WHO.
Công ty Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) cho biết doanh thu quý I đạt 304 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế là 41 tỷ đồng, tăng 13%. Imexpharm cho biết doanh nghiệp đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiếp tục mở rộng thị trường và kết thúc các chương trình bán hàng, nhờ đó, thúc đẩy lợi nhuận tăng.
Imexpharm kỳ vọng hoạt động kinh doanh sắp tới tăng trưởng mạnh nhờ kênh ETC (kênh bệnh viện). Cụ thể, doanh thu năm 2020 dự kiến đạt 1.750 tỷ, tăng 23,3% cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế là 260 tỷ đồng, tăng 17%. Như vậy, doanh nghiệp ngành dược đã hoàn thành 17% kế hoạch doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận.
Giai đoạn 2020-2022, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng kép hàng năm doanh thu là 24% và lợi nhuận trước thuế 18%. Đáng chú ý, doanh thu từ ETC dự kiến sẽ tăng nhanh chóng và đến năm 2022 chiếm 68% tổng doanh thu, tăng từ mức 19% năm 2018. Theo SSI Research, tham vọng này có thể đạt được khi hệ thống nhà máy gồm IMP 2, IMP 4, cụm nhà máy IMP 3 và Đồng Tháp đồng thời có doanh thu vào năm 2021.
Lợi nhuận sau thuế của IMP qua các quý. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC IMP.
Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng chung của toàn ngành dược, 3 doanh nghiệp là Dược phẩm Domesco (HoSE: DMC), Dược phẩm Agimexpharm (UPCoM: AGP) và Dược phẩm Trung Ương 2 (UPCoM: DP2) báo lãi giảm trong quý I. Trong đó, cái tên đáng chú ý nhất là Dược phẩm Domesco. Doanh nghiệp công bố doanh thu giảm 6% còn 290 tỷ đồng do ảnh hưởng của Covid-19 lên doanh số bán hàng. Cộng thêm các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên, công ty báo lãi gần 43 tỷ đồng, giảm 15%.
Domesco cho biết chi phí tăng do đảm bảo thu nhập cho người lao động và tăng chi phí trang bị phòng chống dịch, chi phí khác để đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc trên toàn hệ thống công ty.
Lợi nhuận sau thuế của DMC qua các quý. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC DMC.
Ngành dược đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19
Ngành dược được dự báo tăng trưởng nhờ đặc điểm dân số Việt Nam già hóa, xu hướng tiêu dùng chăm sóc sức khỏe... Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19 gây tác động đến nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Từ đó, các doanh nghiệp dược có thể phải chuyển qua nhập khẩu từ các khu vực khác với giá thành cao hơn.
Trong báo cáo thường niên năm 2019, ban lãnh đạo Công ty Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar - HoSE: DBD) cho biết nguyên liệu chính cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu (chiếm hơn 80%). Trung Quốc là nhà cung cấp các nguyên vật liệu lớn nhất thế giới trong khi hàng loạt nhà máy không thể hoạt động do dịch bệnh Covid-19 khiến cho tình trạng chậm trễ hoặc không giao hàng, nguyên liệu tăng giá. Đa số các nhà sản xuất đều tạm ngừng báo giá, các hợp đồng đã ký kết trước đó thì lùi lịch giao hàng hoặc chưa có lịch giao hàng vì thiếu hụt nguồn cung.
Thêm vào đó, thời gian vận chuyển hàng hóa bị kéo dài do khoảng 80% thương mại hàng hóa toàn cầu thực hiện qua đường biển. Trung Quốc là nơi có 7 trên 10 cảng với lưu lượng tàu ra vào lớn nhất thế giới. Để hạn chế lây lan của dịch bệnh Covid 19, Trung Quốc đã ra quyết định phong tỏa, cách ly một số thành phố đồng nghĩa với việc tàu biển không thể cập cảng. Do đó, quá trình bốc dỡ và xếp hàng hóa diễn ra với tiến độ chậm cùng với số lượng lớn tàu vận chuyển và container kẹt ở các cảng Trung Quốc. Xu hướng giá cả thị trường cũng khó dự đoán do ảnh hưởng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Một số nguyên liệu mua từ châu Âu, nhà sản xuất không hỗ trợ được hồ sơ, giấy tờ nhập khẩu nguyên liệu theo Nghị định 54/2017 của Chính Phủ (về biện pháp thi hành luật dược) và Nghị định 155/2018 của Chính Phủ (về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà Nước) dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng nguyên vật liệu, nguy cơ tăng giá nguyên vật liệu. Trong khi đó kênh bán hàng chính của Công ty vẫn là bệnh viện thông qua cơ chế đấu thầu, giá trúng thầu là rất thấp và cố định, hiệu lực thầu kéo dài, nên rủi ro cao.
Tương tự Bidiphar, chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng bày tỏ lo ngại dịch Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng hoạt động sản xuất hoạt chất đầu vào (API) tại Trung Quốc, từ đó giảm biên lợi nhuận gộp của các sản phẩm tự sản xuất của Dược Hậu Giang trong năm 2020.
Mặt khác, sự phụ thuộc cao vào kênh nhà thuốc đầy cạnh tranh và danh mục sản phẩm ít khác biệt sẽ hạn chế tăng trưởng doanh thu của công ty. VCSC cũng cho rằng mạng lưới phân phối của Dược Hậu Giang ở kênh nhà thuốc đã gần như bão hòa, cơ hội tăng trưởng từ mở rộng điểm bán sẽ không còn nhiều.
Theo một báo cáo của chứng khoán FPT, các doanh nghiệp không có đủ nguồn nguyên liệu dự trữ như Dược Hậu Giang, Domesco, SPM có thể bị ảnh hưởng nhiều. Dịch bệnh kéo dài sang quý II có khả năng khiến các doanh nghiệp này phải tìm các nguồn cung khác ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, có giá thành cao hơn và làm giảm biên lợi nhuận gộp. Tỷ lệ nguyên liệu tồn kho /chi phí nguyên liệu sử dụng cuối năm 2019 của Domesco chỉ là 9%, Dược Hậu Giang là 13,8% và SPM là 14,6% - thuộc nhóm thấp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc.
Châu Anh
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/4 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * PNJ: Bà Trần Ngọc Phương Thảo, con bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ - HOSE) chỉ mua được 1 triệu cổ phiếu PNJ trong tổng số 2 triệu cổ phiếu...