Cửa lớp 10 công lập hẹp, học sinh chọn trường nghề
Năm học 2019-2020, TP HCM sẽ có 32.698 học sinh rớt lớp 10 công lập, chuyển hướng sang THPT tư thục, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, học nghề ở các trường trung cấp, CĐ nghề
Mỗi năm TP HCM sẽ giảm 3% số học sinh (HS) tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập để thực hiện công tác phân luồng HS sau THCS. Năm nay, theo Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025, sẽ có ít nhất 30% HS tốt nghiệp THCS rẽ hướng học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hồ sơ học nghề tăng đột biến
Theo ông Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Việt Giao, số lượng phụ huynh của HS lớp 9 quan tâm đến các trường nghề nhiều hơn và sớm hơn mọi năm. Phụ huynh cũng đã hiểu hơn về bản chất, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.
Hằng năm, 2 tháng sau khi bắt đầu học kỳ II, phụ huynh mới quan tâm đến định hướng chọn trường, chọn nghề cho con nhưng năm nay khi bắt đầu học kỳ II, phụ huynh đã quan tâm ngay. Chỉ tiêu năm nay là 600 học viên nhưng đến hiện tại đã có 217 hồ sơ đặt chỗ, tương đương 33%, mặc dù HS chưa thi học kỳ II.
Học sinh học nghề cơ khí tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương Ảnh: TẤN THẠNH
“Mọi năm không có trường hợp đặt chỗ trước, có khi hồ sơ tuyển sinh không đủ chỉ tiêu đã đặt ra nhưng ở thời điểm hiện tại, phụ huynh đã có định hướng rõ ràng hơn cho con không học lớp 10 công lập mà chuyển thẳng học nghề, nếu như không nhất thiết phải cho con học các trường ĐH cao cấp hoặc chuyên sâu. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác phân luồng HS sau THCS” – ông Trần Phương nhận định.
Tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, lượng hồ sơ tuyển sinh cũng đã vượt quá chỉ tiêu dự kiến, một số ngành phải đóng để dành chỗ cho các HS tốt nghiệp THPT. Bà Nguyễn Thị Lý, hiệu trưởng nhà trường, cho biết những năm trước, số lượng hồ sơ đăng ký vừa đủ với chỉ tiêu tuyển sinh nhưng năm nay, lượng hồ sơ trường nhận được đã hơn 3.000 hồ sơ, một số ngành đã vượt chỉ tiêu và phải đóng sớm các ngành như: tiếng Hàn, tiếng Nhật, công nghệ kỹ thuật ôtô. Đối với HS sau THCS vẫn có nhiều cơ hội vì lượng hồ sơ đăng ký cũng chưa nhiều, trường hiện có 7 ngành bậc trung cấp với khoảng 300 chỉ tiêu.
Đẩy mạnh hướng nghiệp, nâng chất đào tạo
Video đang HOT
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp THCS vào học liên thông lên trình độ CĐ, đáp ứng mục tiêu phân luồng theo đề án. Song song đó, đẩy mạnh việc tuyển sinh, đào tạo các chương trình chất lượng cao, cần chú trọng đào tạo nhân rộng theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Quang Tiệp, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn, cho biết hiện tại trường vẫn đang đẩy mạnh các chương trình hướng nghiệp ở các trường THPT, THCS để phụ huynh nắm rõ hơn về quyết định lựa chọn trường nghề. Đồng thời, trường đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị cho những ngành thiết yếu của trường, như những ngành về chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ. Đầu tư các thiết bị dạy và học sát với nhu cầu doanh nghiệp hơn để học viên sau khi tốt nghiệp có thể đi làm ngay.
Mặc dù dự báo lượng hồ sơ đăng ký vào học ở trường sẽ tăng, nhưng theo ông Trần Phương, trường sẽ không tăng chỉ tiêu tuyển sinh vì không xây dựng mới cơ sở, nhà trường sẽ chú trọng đến đào tạo chất lượng hơn là số lượng. Như vậy, HS lớp 9 chắc chắn sau khi học nghề xong sẽ đi làm được ngay hoặc có thể kiếm thêm thu nhập để học song song văn hóa.
Nỗ lực trong công tác tuyển sinh, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng là thế nhưng công tác phân luồng vẫn gặp khó khăn, nhiều khâu chưa gỡ được “nút thắt”. Ông Trần Phương cho rằng phụ huynh đã có cái nhìn trực diện hơn về giáo dục nghề nghiệp, là một trong 2 phương pháp học, không hơn hay thua kém con đường học ĐH, cái nào phù hợp thì phụ huynh lựa chọn. Nhưng vẫn còn vướng ở các cấp quản lý, là lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo tại các quận – huyện, hiệu trưởng các trường THCS còn nhận định những HS học lực yếu mới đi học nghề. “Như vậy, rất khó để hướng nghiệp đúng, phân luồng đúng đối tượng HS. Các em học nghề thậm chí phải học đến hơn 50 môn nghề, kèm thêm đó là các môn văn hóa nên không thể nói các em học lực kém hay học nhẹ hơn chương trình trong trường văn hóa được” – ông Trần Phương nói.
Khó giữ chân học viên
Bà Nguyễn Thị Lý cho biết vấn đề lớn nhất ở các trường trung cấp là giữ chân học viên, đến khi ra trường, một lớp chỉ còn khoảng 50% học viên. Ở độ tuổi sau THCS, các em chưa ý thức được trách nhiệm với tương lai của bản thân, nếu không thích học tại trường trung cấp này thì chuyển trường khác nên lượng học viên không ổn định đến hết khóa học.
Về đâu khi rớt lớp 10 công lập?
Vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất. Có nhiều hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS bất kể mục đích là học nghề hay vào ĐH
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội ngày 3-6 đã phát hành "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021".
Học sinh tăng, chỉ tiêu giảm
Năm học này, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT của TP Hà Nội dự kiến là 90.730 học sinh (tăng 5.776 học sinh so với năm học 2019-2020). Trong đó, các trường công lập tuyển 66.492 học sinh, tăng so với năm ngoái. Trường công lập tự chủ tuyển 2.788 học sinh, trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh. Các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tuyển hơn 8.000 học viên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tuyển 8.473 học sinh.
Thống kê cho thấy năm nay các trường thuộc top đầu đều bị giảm chỉ tiêu so với năm ngoái, trong khi số học sinh tốt nghiệp THCS lại tăng gần 6.000 em. Tỉ lệ chọi vào trường công lập cao hơn khiến không ít phụ huynh lo lắng.
Tương tự, ở TP HCM dự kiến sẽ có gần 30.000 học sinh sẽ rớt lớp 10 công lập sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021.
Nhiều hướng đi rộng mở
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, học sinh rớt lớp 10 công lập có thể lựa chọn một trong những con đường học tập khác như: học tiếp bậc THPT ở các trường tư thục; học hệ bổ túc văn hóa ở các trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; học nghề ở các trường trung cấp, trung cấp nghề.
Theo bảng hệ thống trường lớp tuyển sinh lớp 10 mà Sở GD-ĐT TP HCM vừa công bố, hệ thống các trường nghề, trung tâm GDTX, trường tư thục... tại TP HCM tuyển hàng chục ngàn chỉ tiêu lớp 10 trong năm học sắp tới. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP HCM khẳng định học sinh không thiếu chỗ học nếu rớt lớp 10 công lập.
Học sinh thi tuyển vào lớp 10 ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, hệ thống các trường nghề đang nỗ lực cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên. Ngoài ra, hình thức học trung cấp hiện có nhiều ưu điểm như học sinh được miễn học phí, ra trường dễ dàng tìm được việc làm và nếu muốn vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc CĐ, ĐH.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, hiện các trường THCS đã tư vấn cho học sinh nhiều hướng lựa chọn. Theo đó, học hệ nào thì bằng tốt nghiệp THPT cũng như nhau, trong khi hệ GDTX số môn ít hơn, học phí thấp, học sinh có thời gian đầu tư cho việc thi ĐH. Hệ thống giáo dục dạy nghề cũng rất ổn vì các trường đã đầu tư trang thiết bị, có trường đào tạo theo chuẩn khu vực. Tổng chỉ tiêu đào tạo ở những hệ này thừa sức đáp ứng chỗ học cho học sinh.
"Chỉ 15, 16 điểm mà các em vẫn không đạt thì nên nghĩ đến con đường học tập khác, nếu tiếp tục học THPT công lập sẽ rất mệt mỏi" - ông Hiếu khuyên.
Trung cấp, cao đẳng tuyển hàng ngàn chỉ tiêu
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội cho hay năm nay Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Dự kiến, 62% học sinh sẽ trúng tuyển vào trường THPT công lập, 2,6% theo học tại các trường THPT công lập tự chủ và khoảng 20% vào trường THPT ngoài công lập.
Ngoài học tại các trường THPT (công lập và ngoài công lập), học sinh còn có thể theo học lớp 10 chương trình GDTX. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX của các quận, huyện, thị xã đều có chỉ tiêu tuyển học sinh lớp 10 theo chương trình này.
Ngoài ra, 38 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội cũng công bố tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 với hàng ngàn chỉ tiêu: Trường CĐ Công thương Hà Nội (280 chỉ tiêu); Trường ĐH Thủ đô Hà Nội (200 chỉ tiêu); Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây và Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình (cùng 160 chỉ tiêu); Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội và Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội, Trường Trung cấp Y - Dược cộng đồng Hà Nội tuyển (cùng 120 chỉ tiêu)...
Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Sở GD-T TP Hà Nội, cho biết thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS của ngành giáo dục, hằng năm, các trường H, C, trung cấp trên địa bàn thành phố tổ chức dạy nghề cho học sinh. ây là hình thức kết hợp vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa cho học sinh sau THCS.
Trường tư thục được nhiều phụ huynh quan tâm
Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP HCM, hiện toàn TP có hơn 90 trường THPT ngoài công lập. Nhiều trường có tổ chức bán trú, nội trú thuận lợi cho những gia đình có cha mẹ bận rộn, không có điều kiện đưa đón con. Theo quy định của sở, việc tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường ngoài công lập không được thi tuyển dưới bất cứ hình thức nào.
Hiệu trưởng một trường ngoài công lập tại quận 9 (TP HCM) cho rằng hiện nay, việc vào ĐH, CĐ dễ dàng hơn trước nhiều nên các bậc cha mẹ đề cao những trường có thế mạnh về giảng dạy đạo đức, kỹ năng, thể chất cho học sinh. Vì thế, những trường tư thục có cơ sở vật chất tốt, có nội trú, bán trú, chương trình giảng dạy không nặng nề, học sinh không phải đi học thêm ... được các bậc cha mẹ quan tâm.
Nhiều trường tư thục chăm sóc học sinh tốt, chọn giáo viên giảng dạy có uy tín, môi trường giáo dục mềm mỏng nên với học sinh cá tính, vào học các trường này là phù hợp nhất.
Sinh viên trường nghề vừa phòng dịch vừa học bù thực hành Từ ngày 11.5, sinh viên hàng loạt trường CĐ, trung cấp trên địa bàn TP.HCM sẽ trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ vì dịch Covid-19. Một thí sinh đến nộp hồ sơ tại Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn rửa tay trước khi vào phòng tư vấn - ẢNH: MỸ QUYÊN Các trường đang gấp rút chuẩn bị cho công...