“Củ vàng” được mua giá cao, nông dân Bắc Kạn thoát nghèo
Trồng nghệ hữu cơ đang là hướng đi bền vững giúp nhiều hộ dân ở tỉnh Bắc Kạn có đời sống khấm khá hơn, nhất là khi tham gia mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Giúp nông dân thoát nghèo
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng nghệ hữu cơ của gia đình ông Nguyễn Văn Luyến – Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) trồng nghệ Đôn Phong (xã Đôn Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn) vào đúng mùa thu hoạch. Hiện, giá nghệ tươi đang được doanh nghiệp thu mua ở mức cao nên 15 hộ gia đình trong THT đều hồ hởi lên núi đào thứ cây có củ màu vàng này.
Nhiều hộ dân ở huyện Bạch Thông, Bắc Kạn đã có đời sống khấm khá hơn nhờ trồng nghệ. M.N
Theo chân ông Luyến lên quả đồi gần nhà, PV Báo NTNN trực tiếp tận mắt thấy những củ nghệ vàng óng được đào lên từ đất. Ông Luyến cho biết: “Cây nghệ rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương nên củ to, nhiều nhánh, hơn nữa sản phẩm còn được doanh nghiệp bao tiêu nên bà con khá yên tâm khi trồng”.
Hiện tại, với diện tích trồng nghệ trên 3ha, mỗi năm ông Luyến thu hoạch khoảng 60 tấn nghệ tươi. Với giá nghệ hiện tại Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn thu mua cho các hộ nông dân dao động từ 5.000 – 5.500 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí, mỗi năm ông Luyến thu về 200 triệu đồng.
Ông Luyến cho biết thêm, gia đình ông và nhiều bà con ở Bắc Kạn đang trồng nghệ theo hướng hữu cơ (organic), củ nghệ vừa đẹp mà chất lượng nghệ lại tăng cao. Trồng theo phương thức hữu cơ vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân mỗi người lao động, đi làm đồng không sợ bị ảnh hưởng bởi việc dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như trước, lại giúp cây nghệ cho nhiều củ, bán được giá cao, đem lại kinh tế khấm khá cho bà con nông dân.
Gia đình bà Lý Thị Phấn (xã Đôn Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn) có 0,7ha, mỗi năm trừ chi phí cho thu nhập trên 50 triệu đồng. “Ngày trước gia đình tôi chỉ trồng ngô và rau màu nên hiệu quả kinh tế không cao, tuy nhiên từ khi chuyển sang trồng nghệ thì thu nhập khá hơn hẳn” – bà Phấn nói.
Từ năm 2018, bà con nông dân trồng nghệ trên địa bàn huyện Bạch Thông, Na Rì, Pác Nặm, Ba Bể đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn. Mỗi ha nghệ, trừ chi phí người nông dân cũng có nguồn thu hàng chục đến cả trăm triệu đồng. Ảnh: Minh Ngọc
Video đang HOT
Nghệ hữu cơ khó làm nhưng lợi lớn
Đi đầu trong việc hỗ trợ, hướng dẫn trồng và thu mua, bao tiêu sản phẩm nghệ hữu cơ cho bà con nông dân, năm 2016, Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn đã triển khai trồng hơn 20ha nghệ tại huyện Bạch Thông. Vụ nghệ năm 2016, vùng nguyên liệu 20ha đã cho thu hoạch hàng trăm tấn củ với năng suất trung bình từ 20 – 40 tấn/ha… Mỗi ha nghệ, người nông dân có thể thu lãi từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng.
Để mở rộng vùng nguyên liệu cho nhà máy, những vụ tiếp theo, thông qua Hội Nông dân tỉnh, doanh nghiệp đã ký cam kết hỗ trợ đầu tư cho nông dân các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Na Rì và Chợ Mới. Công ty có trách nhiệm hỗ trợ về giống, phân bón, phối hợp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nghệ…
“Chúng tôi đang tổ chức sản xuất nghệ organic tại 18 xã/4 huyện của tỉnh Bắc Kạn, thu hút tổng số 1.089 hộ gia đình tham gia các THT, với vùng nguyên liệu có diện tích 118ha” – ông Hà Văn Cường – Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn cho biết.
Hiện Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn đã sản xuất ra 13 loại mặt hàng khác nhau từ củ nghệ, sản phẩm tinh nghệ ở cả dạng bột và viên. Sản phẩm đã được bày bán ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt là tinh nghệ Bắc Kạn đã có mặt tại thị trường Ấn Độ, Ucraina, Đài Loan, Pháp và 2 thị trường khó tính, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản.
Hộ gia đình bà Lý Thị Phấn cũng trồng nghệ theo hướng hữu cơ. Hiện với 0,7ha trồng nghệ, trừ chi phí mỗi năm bà Phấn cũng “bỏ túi” trên 50 triệu đồng. Ảnh: Minh Ngọc
Đáng chú ý, Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn cũng là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất tinh nghệ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm oganic do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp.
Ông Cường cho biết: “Người dân khi tham gia vào các mô hình của chúng tôi phải thực hiện đúng quy định của công ty và các đối tác đặt ra về quy trình sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn có một số khó khăn do người dân chưa quen với mô hình liên kết với doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu, vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư dây chuyền sấy và mở rộng dòng sản phẩm organic theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Theo Danviet
Chùm ảnh: Hối hả đào cây cho "củ vàng", dân nơi đây khấm khá
Trồng nghệ vàng hữu cơ đang là hướng đi mới, bền vững giúp nhiều hộ dân ở tỉnh Bắc Kạn có đời sống kinh tế khấm khá hơn, nhất là khi có mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Thực hiện liên kết, nông dân trồng nghệ vàng có đầu ra ổn định, doanh nghiệp có điều kiện để phát triển, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đến thăm mô hình trồng nghệ hữu cơ của gia đình ông Nguyễn Văn Luyến (xã Đôn Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn), đúng lúc ông Luyến đang chuẩn bị đi thu hoạch nghệ của nhà mình. Theo ông Luyến, đây đang thời điểm vào chính vụ, giá nghệ tươi đang ở mức cao, nên nhà nào nhà nấy đều hồ hởi, hối hả lên núi đào loại cây cho "củ vàng" này.
Ông Luyến cho biết "cây nghệ rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương nên củ to, nhiều nhánh hơn nữa sản phẩm còn được bao tiêu nên bà con khá yên tâm".
Chia sẻ với phóng viên, ông Luyến cho biết "Hiện tại, với diện tích trên 3ha, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch khoảng 60 tấn nghệ tươi. Với giá nghệ hiện tại Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn thu mua cho các hộ nông dân là 5.000 - 5.500đ/kg, trừ các chi phí mỗi năm tôi thu về gần 200 triệu đồng.
Tương tự như gia đình ông Luyến, hộ gia đình bà Lý Thị Phấn cũng trồng nghệ theo hướng hữu cơ. Hiện với 0,7ha trồng nghệ, trừ chi phí mỗi năm bà Phấn cũng "bỏ túi" trên 50 triệu đồng.
"Ngày trước gia đình tôi chỉ trồng ngô và rau màu nên hiệu quả kinh tế không cao, tuy nhiên từ khi chuyển sang trồng nghệ hữu cơ đã cho thu nhập cao hơn hẳn. Hiện nay chúng tôi đã không phải lo đầu ra cho củ nghệ, bởi vì đã có các Công ty ký hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm, nên người nông dân chúng tôi cũng đã yên tâm để sản xuất", bà Phấn hồ hởi nói.
Từ năm 2018, bà con nông dân trồng nghệ trên địa bàn huyện Bạch Thông, Na Rì, Pác Nặm, Ba Bể đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn. Chính vì vậy, người trồng nghệ hữu cơ ở Bắc Kạn đã yên tâm hơn về đâu ra. Như vậy, mỗi ha nghệ trừ chi phí người nông dân cũng có nguồn thu hàng chục đến cả trăm triệu đồng.
Với những thuận lợi về thiên nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giống nghệ nếp được bà con trồng là chủ yếu. Với giống nghệ nếp đem lại chất lượng cao, hàm lượng Curcumin lên tới 6%, hiệu quả hơn nghệ lai và nghệ tẻ.
Theo ông Hà Văn Cường - Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản Bắc Kạn cho biết "Công ty đang tổ chức sản xuất nghệ organic tại 18 xã trên bốn huyện của tỉnh Bắc Kạn thu hút tổng 1.089 hộ gia đình tham gia, với diện tích 118ha. Để quản lý tốt vùng nguyên liệu, Công ty thành lập các nhóm tổ hợp tác.
"Thông qua tổ hợp tác người dân sẽ tự giám sát và học hỏi lẫn nhau về quy trình, kỹ thuật bảo đảm sản phẩm của cả tổ sẽ được công ty thu mua với giá trị cao nhất. Hiện nay, các sản phẩm từ nghệ thu mua của bà con được công ty chiết xuất, làm thành phẩm 13 mặt hàng khác nhau cung cấp đến 63 tỉnh trên cả nước, ngoài ra còn được xuất khẩu ra nước ngoài...", ông Hà Văn Cường.
Theo Danviet
Vụ 13 mộ liệt sĩ: Hội Cựu TNXP lên tiếng UBND tỉnh Bắc Kạn cũng thành lập tổ công tác, lên kế hoạch tìm kiếm toàn bộ thông tin và nhân chứng sống về việc chôn cất, quy tập 13 liệt sĩ thanh niên xung phong. Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH về vụ 13 mộ liệt sĩ TNXP hy sinh ở hồ...