Cứ tưởng săn sale cho tiết kiệm, ai ngờ 8 SAI LẦM này khiến bạn hết sạch tiền mà chẳng sắm sanh được gì ra hồn: Biết nhanh còn kịp Black Friday!
Quý dzị đã chuẩn bị cho một ngày Black Friday ra tấm ra món chưa?
Từ một nét văn hoá mua sắm của phương Tây, Black Friday – ngày thứ 6 đen tối đã du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và trở thành một ngày không thể thiếu của các tín đồ shopping. Và đến hẹn lại lên, “đại hội” mua sắm năm nay sẽ diễn ra vào ngày mai (26/11).
Trước giờ G, hẳn nhiều người đang trông đợi rằng sẽ nhanh tay và may mắn để khuân được món đồ mong ước lâu nay về nhà với mức giá hời, để tiết kiệm một khoản kha khá. Tuy nhiên trông đợi là một chuyện còn thực tế thế nào thì chưa biết. Thậm chí săn sale Black Friday không những không giúp tiết kiệm mà còn gây “đau” ví cực mạnh nếu bạn còn mắc phải 8 sai lầm dưới đây.
1. Mặc quần áo không thoải mái
Một chiếc váy tôn dáng và một đôi giày cao gót luôn khiến bạn trông thật xinh và “bánh cuốn” nhưng ở ngày hội Black Friday thì không ai để ý đến trang phục của bạn. Bởi lẽ tất cả mọi người đều bận dồn IQ lẫn EQ để chốt deal sao cho hời nhất rồi. Bên cạnh đó trang phục lồng lộn cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển để lựa đồ và thử đồ.
Tất nhiên không loại trừ trường hợp nhiều người vẫn đi làm và tranh thủ giờ nghỉ trưa để nhập hội săn sale nhưng nếu có ý định mua sắm trong ngày này thì tốt nhất hãy mặc những trang phục dễ chịu nhé!
2. Lao vào mua sắm mà không có kế hoạch rõ ràng
Trước khi bước chân vào đường đua Black Friday, hãy đảm bảo rằng đã có một kế hoạch “chinh chiến” cho cuộc chơi này.
Đầu tiên bạn phải biết mình có ngân sách bao nhiêu trong mùa giảm giá này để tránh mua không kiểm soát và khóc thét trong những ngày tiếp theo. Tiếp theo là có 1 danh sách những món đồ cần phải mua và muốn mua, món “cần” ưu tiên trước món “muốn”. Bên cạnh đó, ghi rõ so sánh giá giữa trước – sau sale hoặc giữa các shop của mỗi món đồ. Cũng đừng lo nếu không giỏi tính toán bởi việc này đã có các app/ web so sánh giá làm thay bạn. Nếu “bó cẩn” hơn nữa, ở những thứ cần phải có, hãy tìm hiểu thêm 1 vài địa điểm bán hàng đề phòng trường hợp hết hàng.
Bám sát kế hoạch chi tiết này sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn, mua trúng mục tiêu, đỡ mất thời gian và đau đầu thay vì bị cám dỗ trước những thứ trông hay ho mà chưa biết có hữu ích hay không.
Video đang HOT
3. Không ăn uống trước khi đi mua sắm
Mua sắm – nghe có vẻ nhàn nhưng thật ra rất mệt, nhất là trong ngày mà ai cũng hào hứng sắm sanh. Vì vậy nếu nhịn đói bạn sẽ không đủ năng lượng phục vụ việc xếp hàng, lội qua n cửa hàng, thử n 1 bộ đồ và nhặt thêm n 2 món hàng khác. Hơn nữa việc ăn uống ở ngoài cũng làm giảm thời gian mua sắm cũng như 1 phần (dù không lớn) trong ngân sách chi tiêu cho Black Friday của bạn.
4. Sử dụng xe đẩy khi không cần thiết
Nếu không có ý định mua những món đồ cồng kềnh hoặc chỉ mua một vài thứ, hãy cân nhắc việc di chuyển giữa các lối đi mà không dùng xe đẩy.
Thứ nhất, bạn sẽ có thể vượt qua dòng người đông đúc một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Thứ 2, khi không có xe đẩy, bạn cũng không bị cám dỗ bởi cảm giác phải làm đầy giỏ hàng bằng những thứ không có trong danh sách mua sắm ban đầu.
5. Không hỏi rõ chính sách đổi trả hàng
Rất nhiều sản phẩm được tung ra vào dịp Black Friday sẽ không được đổi hoặc trả. Bởi lẽ các shop, nhà phân phối thường cho rằng chúng đã được áp dụng chính sách ưu đãi rồi. Vì vậy đừng quên hỏi nhân viên về việc đổi trả trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó, nhất là với những thứ có giá trị cao.
6. Đi mua sắm Black Friday một mình
Nếu có một người bạn hoặc người thân cũng đang muốn săn lùng tất cả những deal hời trong ngày Black Friday, hãy nhanh chóng rủ rê họ đi cùng. Bạn không chỉ có được sự động viên về mặt tinh thần (suy cho cùng việc săn sale trong ngày này cũng khá căng thẳng) mà còn nhận được tư vấn cho một món đồ đang đắn đo hoặc ngăn cản khi bạn sa đà vào những thứ không cần thiết.
7. Không cập nhật các quy định phòng chống dịch bệnh
Một thay đổi nhỏ nhưng không kém phần quan trọng và cần lưu ý trong mùa Black Friday năm nay là quy định phòng chống dịch bệnh tại các địa điểm mua sắm.
Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh có phần bớt căng thẳng nhưng nhiều cửa hàng vẫn thay đổi thời gian đóng mở, giới hạn lượt khách hàng,… Nếu không cập nhật bạn sẽ rất dễ gặp cảnh tốn thời gian đến tận nơi mà shop đã đóng cửa hoặc phải xếp hàng để đến lượt được vào mua sắm.
8. Quên rằng vẫn còn nhiều chương trình giảm giá khác
Black Friday không phải dịp duy nhất trong năm giúp bạn có thể mua đồ với giá ưu đãi mà còn rất nhiều đợt giảm giá khác. Vì vậy khi thấy chưa thực sự hài lòng với mức giá hoặc sản phẩm chưa thật sự cần thiết, bạn có thể để dành lại và mua vào một dịp khác.
Ảnh: Tổng hợp
Design: Mai Linh
8x Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn tỉnh táo, không bị cuốn vào cơn sốt mua sắm Black Friday
Black Friday là cơ hội mua sắm giá hời nhưng cũng là "con dao hai lưỡi" nếu bạn không kiểm soát được bản thân sẽ dễ dẫn đến việc bội chi.
Sắp đến Black Friday, chị Trần Thu Trang (hiện đang sống ở Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng các chị em cần có kinh nghiệm để không bị cuốn vào cơn sốt mua sắm rồi tốn tiền mua toàn những thứ không thực sự cần.
" Mình may mắn chỉ là người cuồng mua sách. Dịp 11/11 vừa qua mình mua đâu ngót 3 triệu tiền sách. Kể ra nếu không tính sách thì mình cũng có thể xếp vào dạng ít mua sắm.
Nguyên nhân rất đơn giản, mình tính tình hướng nội cô độc lập dị, không thích hùa theo xu hướng của đám đông, không muốn chất thêm gánh nặng cho môi trường, lại không giỏi kiếm tiền.
Mua gì mình cũng ưu tiên những thứ có công năng cơ bản nhất, có chất lượng tốt, hình dáng gọn gàng để gắn bó lâu dài và không phiền toái khi sử dụng. Đại khái là tư duy ăn chắc mặc bền điển hình của người hay lo xa. Trong khi phụ nữ bình thường tiêu tốn rất nhiều tiền cho việc nuôi dạy con và chăm sóc nhan sắc, mình lại tiết kiệm được phần lớn", chị Trang chia sẻ.
Sau đây là một số nguyên tắc chị Trần Thu Trang áp dụng để không vướng vào cảm giác ăn năn vì để bản thân thành con mồi trong các chiến dịch kích thích mua sắm.
1. Với quần áo và phụ kiện (khăn mũ, giày dép, túi xách, thắt lưng...)
Mua các món có kiểu dáng đơn giản cơ bản với màu sắc trung tính để dễ phối và phù hợp với nhiều tình huống, kiểu như áo thun xám, giày đen. Nếu không thể chờ đến lúc rách/hỏng mới mua món khác thì hãy làm theo nguyên tắc "cứ mua một món mới thì phải tiễn đi một món cũ".
2. Với đồ bếp
Xoay xở bằng những món đồ cơ bản nhất của một người học việc bếp là xoong chảo dao thớt đũa xẻng, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng (cái này tùy nhu cầu mà có thể thay bằng nồi chiên không dầu).
Tránh mua các món thuộc dạng "các mẹ đảm (đặc biệt là các KOL) khuyên dùng" vì trong nhiều trường hợp, người ta khuyên dùng là để tốt cho người ta (hợp đồng tài trợ quảng cáo), không phải tốt cho mình.
3. Với các đồ khác
Nếu không phải các món cần khẩn cấp, luôn dành thời gian đôi ba tuần nghiên cứu thông tin, nghe ngóng kinh nghiệm người dùng thật trước khi mua. Khi nghiên cứu nghe ngóng thì chú ý tìm đọc các ý kiến chê, các bài review cho điểm thấp để lường trước nhược điểm của sản phẩm và né bẫy "review 5 sao bơm thổi". Đặc biệt chú ý đến thông số kích thước và mường tượng cảnh nó ở trong tay/nhà mình, để tránh việc ship đến nơi rồi mới thấy to/bé quá rồi lo đổi trả này kia.
Tóm lại, trước khi mua cái gì, hãy luôn đặt ra một số câu hỏi như "Mình thực sự cần chức năng gì ở nó?", "Mua xong, mình sẽ để nó ở đâu?", "Mình có cần nó thường xuyên đến mức phải rước nó về để lù lù trong nhà không?", "Mình có thể thay thế nó bằng cái gì sẵn có không?", "Nếu không mua nó, mình có thể dùng số tiền này vào việc gì?", "Nhỡ mua xong mà thấy chán thì mình sẽ giải quyết nó ra sao?"... Nếu sau khi đã trả lời cả loạt câu mà thấy vẫn thấy cần/muốn mua thì các bạn hãy mua.
Bài viết ghi theo chia sẻ của NV
11 câu hỏi cần trả lời trước khi mua hàng giúp bạn trở nên giàu có Dù món hàng đó có giá bao nhiêu, việc tự đặt ra một số câu hỏi và trả lời sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong thời gian dài. Đây cũng là cách để bạn đảm bảo rằng mình không mắc phải một sai lầm mua hàng nào khác tương tự như sai lầm từng mắc. 1. Tôi có thể mua...