Cứ tưởng không ăn tinh bột, đồ ngọt sẽ rời xa tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nhờ thay đổi thực đơn ăn uống đạt kết quả bất ngờ
Mặc dù hạn chế ăn tinh bột, đường, ăn nhiều rau củ quả nhưng khi mang thai được 26 tuần, chị Nhung tăng 12kg, đi xét nghiệm thì có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, cao huyết áp, sinh non, đa ối, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thậm chí có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh con.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng ảnh hưởng đến em bé, khiến thai nhi bị thừa cân so với tuổi thai, hạ đường huyết thai nhi, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, mắc nhiều bệnh lý sơ sinh và khi lớn lên cũng có nguy cơ bị tiểu đường type 2, béo phì, rối loạn tâm thần – vận động.
Nhiều mẹ cho rằng khi mang thai hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt thì sẽ không bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng thực tế không phải vậy, là một người ăn ít tinh bột, đồ ngọt khi mang thai nhưng chị Rosie Hồng Nhung, 31 tuổi hiện đang định cư tại Paris vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Sau khi làm xét nghiệm và được thăm khám, tư vấn, chị đã thay đổi chế độ ăn uống, vận động và có được kết quả khả quan sau 2 tháng.
Mang thai 26 tuần tăng 12kg, chớm tiểu đường thai kỳ
Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Nhung cho biết 4 tháng đầu thai kỳ, chị bị ốm nghén không ăn uống được gì nhiều, gần như ăn gì cũng nôn ra và sụt khoảng 2kg.
Chế độ ăn uống khi mang thai của chị Nhung chủ yếu nhiều rau, củ, quả… Hạn chế tinh bột và đồ ngọt nhưng khi thèm ăn món gì, chị Nhung sẽ ăn nhiều, ăn no. Mang thai được 26 tuần thì chị Nhung tăng 12kg, siêu âm em bé nặng 1,2kg. Đến tuần thứ 26 thì chị Nhung đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bà mẹ 8x phải xét nghiệm 3 lần mới có kết quả.
Chị Nhung hiện đang mang thai được 34 tuần.
“Đi xét nghiệm lần 1, nhịn đói 12 tiếng, xếp hàng từ 6h sáng nhưng đến lượt vẫn không được làm vì trước mình đã có 1 bà bầu, lúc đó đang giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 nên bệnh viện chỉ nhận xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho 1 bà bầu/ngày. Mình lại phải lấy lịch hẹn sang tuần sau.
Đến lần thứ 2, lại nhịn đói 12 tiếng, lấy máu và nước tiểu xong thì họ đưa cho 1 chai dung dịch đường gluco có 2 vị cam hoặc chanh cho mình chọn. Mình chọn chanh, và có 10 phút để uống hết rồi nằm nghỉ trong phòng riêng để chờ. Thật sự cái dung dịch quá khó uống với mình, uống xong chưa được 5 phút thì mình nôn ra hết, lại phải gặp bác sĩ để xin làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lần nữa.
Lần 3, nhịn đói tiếp 12 tiếng, đến lấy máu rồi họ cho về ăn sáng như bình thường. 2h sau ăn tới lấy máu lần 2 theo đơn của bác sĩ, không phải uống dung dịch gluco kia nữa.
Video đang HOT
Kết quả là đường huyết sau ăn của mình hơi cao, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh viện đặt lịch hẹn cấp cứu, các bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, kiểm tra và tư vấn cho mình” – chị Nhung cho hay.
Khi mang thai được 26 tuần, chị Nhung đến bệnh viện xét nghiệm và kết quả là đường huyết sau ăn hơi cao, có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Thay đổi thực đơn ăn uống, chăm chỉ vận động mỗi ngày
Sau đó, chị Nhung phải ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ. Một ngày 4 lần lấy máu ngón tay để kiểm tra đường huyết vào buổi sáng khi ngủ dậy và sau ăn 2h mỗi bữa bằng máy xét nghiệm tiểu đường ở nhà.
Chế độ ăn uống cũng phải kiểm soát, mỗi bữa chị chỉ được ăn 80g tinh bột, 200g thịt, cá, rau xanh được ăn thoải mái. Tuyệt đối không được ăn đường và đồ ăn có chứa đường, hạn chế tối đa đồ dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh và đồ hộp.
Mỗi ngày uống 2 lít nước và tối thiểu 1 lít sữa tươi không đường. Trái cây được ăn sau bữa ăn 2h nếu như kiểm tra đường huyết đạt yêu cầu, còn không thì không được ăn. Đồ ăn chủ yếu là chị Nhung tự nấu mỗi ngày chứ không mua đồ ăn ở ngoài.
Thực đơn của chị Nhung mỗi ngày sẽ là:
- Sáng: 1 cốc sữa 1 lát bánh mì khô (hoặc 1 quả táo).
- Trưa và tối 80g tinh bột (gạo lứt, bánh mì đen…) 200g thịt hoặc cá rất nhiều rau xanh.
- Các loại trái cây thường ăn là: Dưa hấu, nho, dâu tây, việt quất…
Sau khi thay đổi chế độ ăn uống trong vòng 2 tháng, chị Nhung đã nhận được kết quả bất ngờ.
“ Thật sự tuần đầu ăn kiêng rất khổ, nhưng vì sức khỏe của 2 mẹ con nên phải nghiêm túc, đói quá cũng chỉ uống nước lọc. Giờ thì mình cũng quen rồi nên đỡ hơn. Sau 2 tháng ăn kiêng mình chỉ tăng 1kg, bé khỏe mạnh và không còn tăng cân quá nhanh, bé cũng quậy hơn vì mẹ không được ăn no. Bù lại thì mình dễ ngủ hơn vì đường huyết lúc nào cũng duy trì ở mức thấp, cơ thể thấy nhẹ nhàng hơn so với trước khi ăn kiêng.
Mình tự nhắc nhở bản thân chịu khó, cố gắng vì sức khỏe của con và của mẹ. Đợi em bé ra rồi muốn ăn gì thì ăn” – chị Nhung tâm sự.
Bên cạnh việc thiết lập một chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn, chị Nhung cũng dành thời gian đi bộ gần nhà mỗi ngày. Mỗi ngày 2 lần và thời gian khoảng 15 phút/lần.
Hiện tại, đường huyết của chị Nhung luôn duy trì ở mức thấp, chị cũng dễ ngủ hơn và đặc biệt là em bé khỏe mạnh, không tăng cân quá nhiều.
Chia sẻ thêm về vấn đề chăm sóc mẹ bầu ở Pháp, chị Nhung cho biết ở đây, hàng tháng chị sẽ có lịch hẹn định kỳ với khoa sản trong bệnh viện để lấy máu, nước tiểu, thăm khám và theo dõi. Nếu như mẹ và bé có vấn đề gì thì bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn ngay để làm thăm khám kỹ hơn.
Ở Pháp cũng siêu âm rất ít, nếu thai kỳ bình thường thì bác sĩ chỉ chỉ định siêu âm các mốc 12 tuần – 22 tuần và 32 tuần. Sản phụ cũng không được quyền chọn sinh mổ mà các bác sĩ sẽ cố gắng cho mẹ bầu sinh thường, chỉ sinh mổ khi không thể sinh thường.
Tất cả các xét nghiệm theo đơn của bác sĩ đều miễn phí (thăm khám, xét nghiệm) hoặc có trả phí thì rất ít. Nếu các xét nghiệm phát sinh theo nhu cầu cá nhân thì mình mới phải trả phí.
Một số lời khuyên mà các bác sĩ ở Pháp đưa ra cho các sản phụ trong thai kỳ:
- Đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, chia làm 2-3 lần trong giai đoạn 3 tháng cuối.
- Không tự uống canxi, vitamin D, sắt… khi chưa có chỉ định (các loại vitamin tổng hợp như elevit, vitamin C, omega 3 có thể uống theo hướng dẫn).
- Không uống rượu, trà, cafe.
Mẹ cứ vô tư cho con ăn hải sản sai cách mà không biết rằng cực kỳ nguy hại với sức khỏe của con
Hải sản như tôm, cá rất giàu dinh dưỡng nhưng cho bé ăn sai cách sẽ gây ra nguy hại lớn với sức khỏe của trẻ.
Hải sản (tôm, cua, cá...) chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu mẹ cứ vô tư cho con ăn mà không biết cách thì sẽ gây ra những nguy hại rất lớn đối với trẻ.
Dưới đây là những sai lầm mẹ hay mắc phải khi cho con ăn hải sản.
Cho bé ăn hải sản quá sớm
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được ăn dặm. Thực phẩm thích hợp nhất lúc này chính là tinh bột, rau củ chứ không phải là chất đạm, hải sản. Nhiều mẹ "tham", muốn bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con ngay từ đầu nên đã vội vàng cho trẻ ăn hải sản. Điều này không hề tốt vì hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ. Sau khoảng 1 tháng kể từ thời điểm ăn dặm, mẹ mới nên tập cho trẻ ăn hải sản, bắt đầu từ nước ngọt rồi mới chuyển sang nước mặn. Mẹ nên cho bé ăn từ từ từng ít một để thích nghi dần. Nếu bé có cơ địa dị ứng với hải sản, phụ huynh cần phải thận trọng hơn.
Cho trẻ ăn quá nhiều hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản/ngày. Tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn khác nhau.
Trẻ 7-12 tháng có thể ăn 20-30 gram cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ, chỉ lấy phần thịt) và nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-3 tuổi: có thể ăn 30 - 40 g thịt hải sản/bữa, mỗi ngày 1 bữa nấu với cháo hoặc mỳ, bún, súp...
Trẻ 4 tuổi trở lên: mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản/bữa, ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con (tương tương với 100g cả vỏ)/bữa. Có thể ăn 1-2 bữa/ngày.
Chế biến không đúng cách
Chế biến hải sản không đúng cách mà cho trẻ ăn cũng rất nguy hiểm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con vẫn chưa thực sự hoàn thiện để có thể tiêu hóa như người lớn. Trẻ cần được ăn chín, uống sôi, không được ăn hải sản chế biến chưa chín như làm gỏi.
Cha mẹ cũng nên nghiền, xay tôm, cua, cá nhuyễn mịn để nấu đồ ăn cho trẻ và tăng dần độ thô thích hợp với từng độ tuổi.
5 thói quen ăn uống được khoa học chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư Có một số thói quen ăn uống được khoa học chứng minh là giúp ngăn ngừa ung thư. Mặc dù chọn cho mình một lối sống lành mạnh sẽ không đảm bảo chúng ta có thể "thoát khỏi" ung thư nhưng điều đó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển của căn bệnh này. Bạn có bao giờ tự hỏi...