Cứ tưởng chỉ có ở miền núi Việt Nam học sinh mới phải chui túi nilon vượt suối nào ngờ có nơi giáo viên còn thả trôi theo dòng nước đến trường
Đây là những gì đang diễn ra hàng ngày đối với giáo viên một ngôi trường ở Libacao, khu vực Aklan, Philippines. Các giáo viên ở đây cho biết, nước chảy rất mạnh dù là ngày mưa hay nắng. Ở khu vực này không hề có một cây cầu. Muốn tới trường, 2 giáo viên kết hợp thành 1 cặp, cầm theo một vật giống như phao và để mặc cho nước cuốn trôi.
Cô Raquel Florentino , một nữ giáo viên cho biết, mỗi lần băng suối, vượt sông… họ lại bị tím bầm người, ngay cả móng tay cũng gãy hết.
Clip ghi lại cảnh đến trường gian nan của thầy, cô giáo Philippines
“Tất cả những gì tôi có thể làm nhắm mắt lại ngủ để quên đi mọi chuyện vì chúng tôi vẫn phải lên lớp vào sáng hôm sau”, cô Raquel nói.
Được biết, để tới trường, các giáo viên phải vượt qua 14 con sông. Hình ảnh trong video chỉ là quãng sông thứ năm trên đường đến trường. Muốn đến đích, họ phải vượt thêm chín quãng sông khác mới có thể gặp học sinh.
Trước đó, hồi đầu tháng 9 năm nay, dân mạng Việt Nam cũng từng xôn xao vì hình ảnh học sinh chui túi nilon vượt suối dữ đến trường. Được biết, đây là một số học sinh ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, một trong những bản xa và khó khăn nhất của huyện Mường Chà, Điện Biên.
Hình ảnh học sinh băng suối bằng túi nilon khiến nhiều người xót xa.
Theo saostar
Vụ học sinh chui túi nilon: Bộ GTVT đề nghị khẩn trương xây cầu dân sinh
Sau khi nhận được phản ánh của các cơ quan báo chí về tình trạng vẫn còn học sinh tại bản Huổi Hạ (xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) phải chui túi nilon để vượt suối lũ do chưa được đầu tư hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp, khẩn trương xây dựng cầu dân sinh vượt suối Nậm Chim.
Công văn do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể ký nêu rõ: Sau khi nhận được phản ánh của các cơ quan báo chí, truyền thông trong ngày 5/9/2018 về tình trạng vẫn còn học sinh tại bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên phải chui túi nilon để vượt suối lũ Nậm Chim tới trường do chưa được đầu tư hạ tầng giao thông, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để kiểm tra, xem xét về vấn đề này.
Qua kiểm tra, vị trí vượt suối Nậm Chim vào bản Huổi Hạ thuộc tuyến đường từ bản Huổi Hạ tới trung tâm xã Na Sang, vì vậy việc đầu tư xây dựng cầu tại vị trí này thuộc trách nhiệm của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ GTVT đang thực hiện "Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương" - (LRAMP).
Theo dự án này, tỉnh Điện Biên được đầu tư 64 cầu dân sinh với kinh phí khoảng 235 tỷ đồng. Trong đó, huyện Mường Chà được đầu tư 5 cầu, gồm Na Pheo, Na Pheo 2, Huổi Sang, Nậm Piền, Bản Co Đứa.
Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp, khẩn trương xây dựng cầu dân sinh vượt suối Nậm Chim. (Ảnh: Đ. Tuấn).
Trong số này, có 3 cầu thuộc xã Na Sang là Na Pheo, Na Pheo 2 và Bản Co Đứa đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để khởi công trong tháng 9 năm nay.
Riêng cầu tại vị trí qua suối vào bản Huổi Hạ, hiện không nằm trong danh mục đầu tư của dự án LRAMP do Bộ GTVT quản lý.
Do đó, để đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và các em học sinh trong khu vực khó khăn, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Điện Biên phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, đối chiếu với các tiêu chí, nguyên tắc của dự án LRAMP. Nếu đáp ứng yêu cầu và nguồn vốn dự án còn cân đối được, thì đề xuất bổ sung ngay danh mục cầu vượt suối Nậm Chim vào dự án LRAMP.
Trường hợp cầu vượt suối Nậm Chim được bổ sung đầu tư trong dự án LRAMP, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp bố trí kinh phí để đầu tư phần đường kết nối từ bản Huổi Hạ tới trung tâm xã Na Sang đảm bảo khai thác đồng bộ với cầu.
Còn trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu để bổ sung vào dự án LRAMP, Bộ GTVT đề nghị tỉnh Điện Biên cần chủ động bố trí kinh phí để sớm đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của bà con, học sinh trong khu vực đã nêu.
Chính quyền tỉnh Điện Biên cũng tuyên truyền các địa phương nhắc nhở con em cố gắng hạn chế đi lại khi có mưa lũ". (Ảnh: Đ. Tuấn).
Trao đổi với PV Dân trí chiều 16/9, ông Mùa A Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: "Chúng tôi rất xót xa trước tình cảnh các học sinh phải đi lại khó khăn trong mùa mưa lũ mà báo chí đăng tải.
Chính quyền cũng đã tuyên truyền các địa phương nhắc nhở con em cố gắng hạn chế đi lại khi có mưa lũ".
Cũng theo ông Sơn, tỉnh không thể có nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình giao thông do đây là tỉnh miền núi, kinh tế đặc biệt khó khăn nên sẽ chuẩn bị các thủ tục xin bổ sung vào dự án LRAMP.
Địa phương này cũng đã có rà soát, hiện đang thiếu hàng mấy chục cây cầu chứ không riêng xã Na Sang.
Về việc xây cầu ở bản Huổi Hạ, ông Sơn cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã có văn bản giao Sở GTVT tỉnh Điện Biên chủ động, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đề xuất bổ sung danh mục cầu vượt suối Nậm Chim vào dự án LRAMP.
làm cây cầu khoảng 6 tỉ đồng nhưng muốn làm được cầu phải mất khoảng vài chục tỉ đồng để làm đoạn đường khoảng 20km vì hiện tại, không thể đưa vật liệu vào điểm này bởi chỉ đi bộ hoặc xe máy. (Ảnh: V. Lợi).
Đồng thời, tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Mường Chà khẩn trương chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường giao thông từ bản Nậm Pó đi bản Huổi Hạ, để đảm khả năng vận chuyển vật liệu, thiết bị khi triển khai thi công cây cầu này.
"Hiện, huyện đang khẩn trương thực hiện dự án và sẽ có tính toán làm sao để hoàn thành sớm", ông Sơn nói.
Như Dân trí đưa tin trước đó, ngày 5/9, một clip ghi lại cảnh nhiều học sinh ở bản Huổi Hạ phải chui vào túi nilon nhờ người lớn đưa qua suối lũ, rồi băng rừng hơn 5 tiếng đồng hồ tới trường vào ngày 4/9 để kịp khai giảng.
Trả lời PV Dân trí, Chủ tịch xã Na Sang và Chủ tịch huyện Mường Chà đều xác nhận, đây là sự thật. Tuy nhiên, các em không phải chui qua túi nilon này để đến trường hàng ngày mà chỉ dịp cuối tuần về nhà hoặc từ nhà xuống trường, nếu gặp lũ thì phải chui túi nilon vượt suối bởi các em được học bán trú ở trung tâm xã.
Cũng theo Chủ tịch huyện Mường Chà, trước khi làm cầu phải làm đường trước bởi đoạn đường 20km nhưng chỉ đi được xe máy vào mùa không sẽ rất khó khăn trong vận chuyển vật liệu.
Ông cho hay, làm cây cầu khoảng 6 tỉ đồng nhưng muốn làm được cầu phải mất khoảng vài chục tỉ đồng để làm đoạn đường khoảng 20km vì hiện tại, không thể đưa vật liệu vào điểm này bởi chỉ đi được xe máy.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thấy đứa học dốt tiếng Anh bất ngờ được điểm cao, cô giáo để lại lời nhắn khiến nhiều người giật thót tim Trước số điểm 8,2 của học sinh, cô giáo đã để lại hàng loạt dấu hỏi chấm và không quên kèm theo lời nhắn "bá đạo" khiến dân mạng cười ngất. Người ta thường nói khi ở nhà, không ai hiểu con hơn cha mẹ và lúc ở trường lớp thì chẳng ai hiểu học sinh hơn giáo viên. Tính cách mấy chục...