Cứ thấy con ngoan được vài hôm lại quấy khóc, bám mẹ không rời, các mẹ đã biết đến tuần “khó ở” chưa?
Có thể các mẹ không tin nhưng tất cả các em bé đều trải qua những tuần khủng hoảng giống nhau theo từng độ tuổi. Đó là những tuần các mẹ bị nhấn chìm trong nước mắt, sự cáu kỉnh và đeo bám của bé.
Trong suốt 35 năm nghiên cứu sự tương tác giữa mẹ và bé, Hetty van de Rijt và Frans Plooij – các bác sĩ nhi khoa Hà Lan – đã quan sát các giai đoạn nhất quán của trẻ sơ sinh mà các bà mẹ xác nhận rằng đó là những giai đoạn “rất khó khăn”. Các giai đoạn này được biết đến với 3 chữ “C”: Clinginess (Đeo bám), Crankiness (Cáu kỉnh) và Crying (khóc). Và đây là những đặc trưng để nhận biết khi bé bước vào tuần khủng hoảng – Wonder Weeks.
Theo nghiên cứu của Hetty thì mỗi tuần khủng hoảng là một bước nhảy vọt về tinh thần của bé. Nó kéo dài từ một hoặc hai ngày, cho đến vài tuần. Những giai đoạn khó khăn này phản ánh những thay đổi xảy ra trong não của bé. Vì vậy, trong khoảng thời gian này bé có dấu hiệu cần được cha mẹ giúp đỡ và bạn sẽ nhận ra rằng việc nuôi dạy con khó khăn hơn bạn tưởng tượng rất nhiều.
Trong khoảng thời gian này bé có dấu hiệu cần được cha mẹ giúp đỡ và bạn sẽ nhận ra rằng việc nuôi dạy con khó khăn hơn bạn tưởng tượng rất nhiều (Ảnh minh họa).
Tuần khủng hoảng của bé – Tuần quay cuồng của mẹ
Mẹ có thể nhận biết các biểu hiện của bé khi bước vào tuần khủng hoảng như sau:
- Bé khóc nhiều hơn, bám bố/mẹ không rời.
- Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
Video đang HOT
- Chán ăn, biếng bú.
- Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu. Ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn.
- Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, ỉ ôi không lý do.
- Mút tay nhiều hơn.
- Muốn được mẹ vỗ về, âu yếm.
Bảng dự đoán tuần khủng khoảng của bé
Màu xanh đậm biểu thị tuần khủng hoảng của trẻ.
Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé. Mẹ lưu ý rằng tuần khủng hoảng có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn theo bảng tiêu chuẩn. Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng của bé bên cạnh các mốc phát triển kĩ năng con để biết con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không. Nhờ đó, mẹ sẽ đỡ stress hơn, bớt đi những lo lắng không cần thiết khi thấy trẻ quấy khóc thường xuyên không rõ nguyên nhân.
Vậy làm thế nào để có thể vượt qua được tuần khủng hoảng?
- Cho bé ngủ đi ngủ vào buổi tối sớm hơn bình thường 30 – 45 phút.
- Không nên ép bé ăn vì đây chỉ là giai đoạn biến ăn sinh lý. Khi nó đi qua, bé sẽ ăn lại như bình thường. Trong giai đoạn này, bạn chỉ cần bé ăn khi bé đói và đòi bú hoặc ăn.
- Bế bồng, ôm ấp, vỗ về, yêu thương nhiều hơn cũng là cách xoa dịu bé. Hoặc bạn có thể chơi cùng con các trò chơi kỹ năng mà bé đang học.
- Khi bé quấy khóc, hãy giúp bé quên đi sự khó chịu bằng cách mát xa cho bé, cho bé đi tắm, nghịch nước, hoặc cho bé ra ngoài chơi.
Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ rằng tuần khủng hoảng không phải là tuần con bị bệnh hay hư đốn, nhõng nhẽo. Đây chỉ là quãng thời gian khó khăn khi bé đang rèn luyện và phát triển các kỹ năng của mình. Điều tốt nhất cha mẹ cần làm trong những tuần khủng hoảng là lắng nghe con và thuận theo tự nhiên, bởi sau một cơn mưa dầm – wonder weeks – là trời lại khô rang nắng ấm – sunny week, bé lại trở về là em bé đáng yêu, dễ thương với những tiến bộ vượt bậc của cha mẹ.
Theo Helino
Mẹo thức dậy vẫn tỉnh táo dành cho các 'cú đêm'
Đi ngủ và dậy sớm hơn hai tiếng so bình thường, ăn sáng và trưa vào giờ nhất định, giúp người hay thức khuya cải thiện thể chất.
Nhiều công trình khoa học từng chỉ ra những người thức khuya dậy muộn hay còn gọi là "cú đêm" có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, thậm chí ung thư do thiếu ngủ và rối loạn nhịp sinh học. Mới đây nhóm nghiên cứu từ Đại học Birmingham (Anh) và Monash (Australia) phát hiện chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, "cú đêm" có thể cải thiện sức khỏe.
Ảnh: Dailyhunt.
Trên Sleep Medicine, các tác giả cho biết đã nghiên cứu 22 người thường ngủ lúc 2h30 dậy lúc 10h15. Trong ba tuần, họ yêu cầu các tình nguyện viên thực hiện bốn thay đổi bao gồm:
Thức dậy sớm hơn hai tiếng so với bình thường và cố gắng tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
Ngủ sớm hơn hai tiếng so với bình thường và giảm tiếp xúc với những nguồn sáng trong phòng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Duy trì khung giờ ngủ và dậy trên mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Ăn sáng và trưa vào một thời điểm nhất định trong ngày, bữa tối không ăn sau 19h.
Sau ba tuần, nhận thức và tốc độ phản ứng của các tình nguyện viên cải thiện rõ rệt, thể lực cũng tăng. Không chỉ thế, hiệu suất làm việc của họ đạt đỉnh cao vào buổi chiều thay vì ban đêm như trước. Về mặt tinh thần, các tình nguyện viên phấn chấn hơn, ít buồn ngủ vào ban ngày, giảm cảm giác buồn chán.
Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo "cú đêm" hãy áp dụng bốn điều trên vào cuộc sống hàng ngày.
Đăng Như
Theo Medical News Today/VNE
Người Nhật có bí quyết kéo dài tuổi thọ cực dễ học theo, nhất là điều số 3 Chỉ cần thực hiện thường xuyên một số thói quen sau trong cuộc sống hàng ngày thì bạn sẽ thấy cơ thể mình luôn tràn đầy năng lượng và không còn phải đối mặt với bất kỳ loại bệnh tật nào nữa. Tuổi thọ là một chủ đề muôn thuở luôn được rất nhiều người quan tâm tới. Tuy nhiên, không phải ai...