Cụ ông may mắn thoát chết 7 lần
Một cụ ông 85 tuổi ở Croatia đã thoát chết một cách khó tin dù máy bay rơi, tàu hỏa trật bánh, tai nạn xe cộ…
Cụ ông Frano Selak (85 tuổi) là một giáo viên dạy nhạc đã nghỉ hưu sống ở Croatia. Trong cuộc đời mình, cụ đã thoát chết tới 7 lần. Lần đầu tiên, Selak đối mặt với tử thần là năm 1962 khi đoàn tàu chở cụ bị trật bánh và lao thẳng xuống dòng sông lạnh giá. 17 người trên tàu đã thiệt mạng nhưng cụ Selak vẫn sống sót dù bị hạ thân nhiệt, gãy một cánh tay và bầm tím khắp người.
Cụ ông Frano Selak đã thoát chết tới 7 lần
Một năm sau, cụ lại thoát chết một cách khó tin trên chuyến bay đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời mình. Khi các động cơ đều hỏng, chiếc máy bay đã rơi thẳng xuống đất. Hầu hết các hành khách đều tử vong chỉ duy nhất cụ Selak thoát chết. Do lúc chiếc máy bay đang rơi, một cánh cửa cabin bị bật ra, cụ Selak đã rơi từ trên cao xuống trúng đống cỏ khô.
Nhiều năm sau, cụ lại sống sót trong một vụ tai nạn xe buýt, hai lần xe ôtô phát nổ và một lần xe buýt đâm trúng cụ. Lần thứ 7, cụ Selak thoát chết là năm 1996, khi cụ lái xe đi trên một con đường núi. Vì tránh một chiếc xe tải đi ngược chiều nên xe cụ đã lao xuống vực. Rất may, cụ bị bay ra khỏi xe và đã bám được vào một cành cây.
Video đang HOT
Năm 2003, cụ Selak lại may mắn trúng sổ xố 600.000 bảng (khoảng 19,8 tỷ đồng) và mua được một hòn đảo riêng. Câu chuyện về cuộc đời cụ Selak đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên.
Theo Afamily
Kỳ quặc ngôi làng có nhiều búp bê hơn người thật
Nằm trong một thung lũng xa xôi ở Nhật Bản, làng Nagoro có số lượng búp bê nhiều hơn cả dân số đang sống tại đây.
Ngôi làng Nagoru, nằm trên đảo Shikoku, hòn đảo nhỏ nhất trong 4 hòn đảo chính của Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, cư dân trên đảo đều lần lượt rời đi tìm công ăn việc làm ở Osaka và Tokyo, hoặc đã qua đời. Hiện giờ, trong làng chỉ có vài chục người lớn tuổi giống như cô Ayano Tsukimi.
Cô Ayano Tsukimi (64 tuổi) đã trở về làng cách đây 11 năm. Kể từ đó, cô Tsukimi đã "tăng dân số" cho làng Nagoru bằng một "đội quân" những con búp bê làm bằng tay, đại diện cho những người đã khuất hoặc rời đi, có đủ cả trẻ em, giáo viên và nhân viên để lấp đầy trường học địa phương bị bỏ hoang.
Mới đây, trong một bộ phim tài liệu có tên "Thung lũng Búp bê", cô Tsukimi đã chia sẻ thế giới của mình với nhà làm phim người Đức, Fritz Schumann. Tsukimi kể ban đầu cô chỉ định làm một con búp bê giống cha mình, sau đó, cô đã nghĩ ra ý tưởng làm búp bê mô phỏng tất cả những người từng sống trong làng.
Tsukimi làm việc này một phần là để thu hút khách du lịch: "Tôi nghĩ mọi người sẽ thích thú và muốn chụp ảnh nếu tôi đặt những con búp bê này ngay lối vào thung lũng. Tôi để chúng trên đồng ruộng giống như đang làm việc, hoặc cho chúng ngồi chờ xe buýt."
Tsukimi giải thích cô không quan tâm đến nếu mọi người gọi những con búp bê của cô là "kỳ quặc". Cô chỉ muốn sáng tạo những con búp bê có thể "hòa mình" vào phong cảnh như thực tế cuộc sống mà chúng có. Cô làm búp bê từ rơm, vải vụn và quần áo cũ. Đến nay, cô đã làm hơn 350 con búp bê.
Ken Osetroff, giám đốc một công ty du lịch tổ chức đưa khách đến Nagoru trong tour du lịch Nhật Bản, cho biết ngôi làng này không thể tìm thấy trên bản đồ: "Đó là một nơi rất khó tiếp cận, chúng tôi dự đoán trong 4 năm tới nó vẫn sẽ bị bỏ hoang, khi tất cả mọi người tiếp tục rời đi hoặc qua đời."
Những con búp bê không tồn tại được quá 3 năm nhưng cô Tsukimi vẫn cố giữ số lượng búp bê bằng cách liên tục tạo ra những con mới. Bao quanh cô là những khuôn mặt búp bê lạnh lùng vô cảm, nhưng cô không nghĩ đến tuổi già hoặc có ý định dừng lại. Thậm chí, khi nhắc đến việc mình sẽ phải ra đi, Tsukimi còn cười khúc khích và nói: "Tôi có lẽ sẽ tồn tại mãi mãi."
Theo aFamily
Choáng với bộ sưu tập áo ngực, búp bê Barbies của các quý ông Từ chiếc bút màu, chai tương ớt, những chiếc áo ngực của phụ nữ, tất cả đều là những tài sản vô giá trong tay những nhà sưu tập kì cục dưới đây. Khi đàn ông cũng phát cuồng với cô nàng búp bê Barbies Câu chuyện về anh chàng người Singapore mang tên Jian Yang với bộ sưu tập hơn 6.000 búp...