Cử nhân xếp bằng đợi việc lương cao
Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, thế nhưng đến nay, Lê Thị Huyền (1994, Quảng Ninh) vẫn chấp nhận “xếp” bằng một chỗ.
Ảnh minh họa
Có lúc, Huyền quên mất rằng mình đã là cử nhân. Cô chuyên tâm với công việc bán online một vài mặt hàng trong gia đình. Huyền bảo, do đã có lượng khách quen nên công việc này cũng đem lại cho cô nguồn thu nhập ổn định.
Một năm nhảy việc 3 – 4 lần
Khi vừa ra trường, Huyền cũng rải hồ sơ ở nhiều công ty khác nhau với mong muốn “tìm công việc ổn định”. Nhờ bạn bè giới thiệu, cô xin vào làm tại một công ty nội thất theo đúng ngành học với mức lương 4,5 triệu/ tháng.
Bắt đầu công việc mới, Huyền được công ty sắp xếp chỗ ngồi riêng và trang bị cho một chiếc máy tính. Công việc của Huyền – vốn được coi là “việc bàn giấy” – thế nhưng chẳng mấy khi cô được ngồi một chỗ.
Huyền tâm sự: “Em cứ nghĩ làm kế toán là ngồi văn phòng hạch toán, làm báo cáo sổ sách, báo cáo thuế. Thế nhưng thực tế không phải vậy. Em thường xuyên phải làm những công việc không mấy liên quan đến chuyên ngành như gọi điện đòi nợ, “shipper” gửi giấy tờ”.
“Choáng ngợp vì hiện thực phũ phàng” là cách Huyền nhấn mạnh khi kể lại câu chuyện của mình lúc mới bắt đầu đi làm. Vì thế chưa đầy một năm, cô đã nhảy việc đến 3 – 4 lần. Có công ty làm một vài tháng, có nơi cũng chỉ vài ngày. Huyền tâm sự, cô nghỉ vì công việc áp lực nhưng đồng lương lại quá bọt bèo. Chưa kể, gặp sếp trái tính còn bị mắng vô lý. Nhiều khi làm việc ở công ty không hết lại phải mang về nhà.
Hồ sơ xin việc của Huyền hiện vẫn đang “treo” trên các trang tuyển dụng. Thỉnh thoảng có nơi gọi đến phỏng vấn với mức lương 4 – 5 triệu. Nhưng Huyền bảo: “So với việc bán hàng online thì áp lực hơn nên tạm thời em ở nhà chờ đã. Nếu tìm được công việc với mức lương phù hợp em sẽ đi làm”.
Doanh nghiệp cần người, sinh viên vẫn lao đao tìm việc
Ông Trần Văn Tùng (Giám đốc công ty thang máy Taiyo Việt Nam) nhận định, đây không chỉ là câu chuyện của một cá nhân cụ thể mà là câu chuyện chung của phần đông sinh viên mới ra trường.
Có một thực tế, cử nhân luôn trong tình trạng “khát” việc, còn doanh nghiệp vẫn phải chịu cảnh “khát” nhân sự. Một phần lý giải nguyên nhân thực trạng trên là do cử nhân hiện nay thường có xu hướng mong “bán” kiến thức ngay sau khi ra trường. Điều này vô tình dẫn đến tâm lý “chê việc”.
“Các bạn tự cho mình cái “giá” quá cao. Nhưng chúng tôi luôn nói với các ứng viên của mình rằng doanh nghiệp không quan tâm bạn học trường nào, bằng cấp ra sao. Điều chúng tôi quan tâm là các bạn có phù hợp nhu cầu tuyển dụng hay không trước khi thỏa thuận đến vấn đề lương thưởng” – Ông Tùng nhấn mạnh.
Từng có hơn 10 năm trong vai trò tuyển dụng nhân sự, vị giám đốc này cho biết, việc các ứng viên đưa ra những thỏa thuận mức lương rất cao, thậm chí vô lý là chuyện doanh nghiệp thường xuyên gặp phải. Đôi khi điều này đã gây ra tâm lý ức chế cho nhà tuyển dụng.
Video đang HOT
Ví dụ, mức lương đề xuất của doanh nghiệp đối với bộ phận kế toán tổng hợp là 6 – 8 triệu. Thế nhưng, nhiều trường hợp, ứng viên lại đòi hỏi mức lương 10 triệu với lý do “Em đã từng có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp A, tập đoàn B”.
Cũng có trường hợp cử nhân từ chối thẳng công việc với mức lương 5 triệu chỉ vì “lương 5 triệu không đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt”.
“Với những người tốt nghiệp tại các trường “có chút tiếng tăm”, sự phân biệt rạch ròi giá trị của mình với doanh nghiệp càng thể hiện rõ” – Ông Tùng nhấn mạnh.
Cũng theo vị giám đốc này, khi doanh nghiệp trả lương 3 phần cho nhân viên thì họ luôn mong muốn nhân sự của mình phải thu về cho doanh nghiệp 9, 10 phần. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp cần những nhân sự tạo ra lợi nhuận là những giá trị dương cho doanh nghiệp.
Trong khi sinh viên vừa ra trường là “sản phẩm thô” chưa được mài giũa. Bước vào môi trường doanh nghiệp thì họ là những người hoàn toàn mới, cần thời gian để tập thích nghi và làm quen với công việc. Do vậy, không thể ngay lập tức đòi hỏi “cái giá” của mình quá cao. Bởi trong những tháng đầu, giá trị mà đối tượng này mang về cho doanh nghiệp gần như không có.
“Đối với doanh nghiệp nào cũng vậy. Khi thấy nhân sự phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc thì giá trị của nhân sự ấy cũng sẽ được tăng lên theo thời gian và kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay cử nhân thường quan tâm đến mức lương hơn là những giá trị họ tạo ra cho doanh nghiệp” – Ông Tùng bày tỏ.
Cử nhân mơ mộng hay doanh nghiệp “tận dụng”?
Với những công ty quy mô nhỏ hơn, việc tuyển dụng nhân sự càng là bài toán khó. Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Đức Hùng (PGĐ công ty giải pháp phần mềm tại Hà Nội) cho biết, công ty của ông mới thành lập 2 năm nên quy mô còn nhỏ. Việc tuyển dụng nhân sự cũng gặp phải rất khó khăn.
“Nếu 10 hồ sơ gửi đến công ty, số lượng tham gia phỏng vấn chỉ khoảng 4 người, đến khi gọi đi làm thậm chí không có ai”.
Để giải quyết thực trạng này, ông Hùng chấp nhận phương án tuyển dụng “nhân sự sinh viên”. Giải pháp trên nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc. Đến khi các “nhân sự sinh viên” tốt nghiệp, công ty sẽ nhận ngay vào làm chính thức.
Nhưng thực tế, số lượng bám trụ với công ty sau khi ra trường rất thấp. Bởi, hầu hết cử nhân đều rời công ty tới những doanh nghiệp lớn hơn nhờ chính những kinh nghiệm tích lũy được từ nơi cũ.
“Họ từ chối cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp lớn có văn phòng hoành tráng, đội ngũ nhân sự đông hơn. Tuy nhiên hiện nay truyền thông đăng tải quá nhiều thông tin sinh viên ra trường kiếm mức lương nghìn đô khiến cử nhân nghĩ rằng mình có nhiều cơ hội. Nhiều người có xu hướng “ngộ nhận bản thân”. Nếu dùng từ mạnh hơn sẽ là “ảo tưởng”.
Lý giải cụm từ này, ông Hùng cho biết, thế hệ hiện nay có quá nhiều mơ mộng. Các bạn luôn nghĩ rằng có tấm bằng cử nhân tại một ngôi trường danh giá đã là tốt. Do vậy phải tìm một công việc với lương cao cho xứng với những gì đã bỏ ra. Nhưng đôi khi, việc chờ đợi công việc có mức lương tốt khiến nhiều cử nhân tự đánh mất cơ hội của bản thân.
“Do vậy, diễn ra tình trạng cử nhân chấp nhận đi chạy Grab, bán hàng online còn nhà tuyển dụng vẫn gặp khó khăn về mặt nhân sự là điều dễ hiểu” – Ông Hùng nhận định.
Không đồng tình với điều này, Mai Thanh Hà (22 tuổi, Hà Nội) cho rằng, sở dĩ sinh viên mới ra trường không ứng tuyển vào các công ty nhỏ vì… sợ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đăng tin tuyển dụng một đằng nhưng công việc lại một nẻo. Công việc trái với hợp đồng đã đành nhưng mức lương cũng không giống như trong thỏa thuận.
“Mình từng ứng tuyển vào vị trí kế toán tổng hợp tại một công ty trên đường Tố Hữu. Giám đốc công ty này trả mình 3 triệu lương thử việc và hứa hẹn sau 2 tháng sẽ trao đổi lại mức lương tùy theo năng lực.
Thời gian làm tại đây bị kiểm soát rất chặt chẽ, thậm chí mình còn bị “bóc lột” làm chân sai vặt. Có những hôm mình phải làm việc nhiều giờ hơn với lý do “đang học việc” – Hà bức xúc kể.
Vậy nhưng sau thời gian thử việc, Hà bị sa thải và không được trả lương với lý do “không làm ra kết quả cho công ty”.
“Dù bức xúc nhưng mình vẫn phải chấp nhận mất trắng 2 tháng lương. Khi mình “ra đi” cũng là lúc một người thử việc khác đến thay thế. Cho nên, không phải cử nhân ảo tưởng mà các công ty nhỏ đang tự đánh mất hình ảnh của mình trong mắt ứng viên” – Hà bày tỏ.
Thúy Nga
Theo vietnamnet.vn
Bộ GD&ĐT tuyển sinh đi học tại Liên bang Nga năm 2018
Chính phủ Liên bang Nga cấp 958 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và thực tập chuyên khoa Y, trong đó bao gồm các chỉ tiêu dành cho các bộ ngành và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.
Cụ thể: Chương trình cử nhân: 4 năm học (chưa bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Nga); Chương trình kỹ sư/chuyên gia: 5 năm học (chưa bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Nga); Chương trình thạc sĩ: 2 năm học (chưa bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Nga);
Chương trình tiến sĩ: 3-4 năm (chưa bao gồm thời gian học dự bị tiếng Nga); Chương trình thực tập chuyên ngành: từ 3 đến 12 tháng (đối tượng ưu tiên là giảng viên/giáo viên tiếng Nga của các trường đại học, cao đẳng và THPT); Chương trình thực tập chuyên khoa Y: 2 năm.
Chính phủ Liên bang Nga miễn phí cho quá trình học tập, cấp học bổng hàng tháng và bố trí chỗ ở trong ký túc xá với chi phí áp dụng theo mức quy định của Chính phủ Liên bang Nga.
Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo mức quy định của Chính phủ Việt Nam đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định tại Liên bang Nga.
Ứng viên dự tuyển cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;
Đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài. Khi nhập học và định kỳ hằng năm phía Nga sẽ tổ chức khám lại sức khỏe. Trường hợp bị phát hiện có bệnh, không đủ sức khỏe do giả mạo hồ sơ để đi học sẽ phải về nước và tự chịu mọi chi phí liên quan, kể cả vé máy bay và đền bù kinh phí cho Nhà nước;
Chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác tại cùng thời điểm với thông báo này (từ khi thông báo có hiệu lực đến khi có kết quả sơ tuyển);
Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành;
Ứng viên dự tuyển trình độ đại học phải đăng ký dự tuyển ngành học cùng khối ngành với ngành đa trung tuyên và đang học đại học ở Việt Nam hoặc ngành đã đoạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia; Ứng viên dự tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải đăng ký dự tuyển ngành phù hợp với nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, địa phương cử đi học /phù hợp với vị trí việc làm, nhu cầu công tác của cơ quan hoặc ngành học đã tốt nghiệp ở trình độ đào tạo trước đó;
Ứng viên dư tuyên chỉ được đăng ký 1 ngành học và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo tại Liên bang Nga sau khi đã đăng ký dự tuyển; Chi tiết về ngành học và cơ sở đào tạo tại Nga đề nghị tham khảo trên trang www.russia-edu.ru;
Chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng. Đối với học viên đang học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước chỉ xem xét nếu ứng viên đăng ký dự tuyển học bổng thực tập ngắn hạn;
Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài nhưng không do các bộ/ngành của Việt Nam cử đi học hoặc tốt nghiệp các chương trình đào tạo phối hợp với nước ngoài tại Việt Nam cần có giấy chứng nhận văn bằng tương đương do Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp;
Yêu cầu về ngoại ngữ: Các ứng viên dự tuyển học bổng đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, nếu chưa biết tiếng Nga sẽ được học 1 năm dự bị tiếng Nga tại Liên bang Nga và phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Nga do phía Nga tổ chức trước khi học chuyên ngành; Những ứng viên đã tốt nghiệp THPT/đại học/thạc sĩ chuyên ngành tiếng Nga hoặc tại các cơ sở đào tạo bằng tiếng Nga thì không được học dự bị tiếng Nga;
Đối với ứng viên dự tuyển học bổng thực tập chuyên ngành phải có trình độ tiếng Nga tương đương đại học trở lên hoặc đã từng tốt nghiệp đại học, sau đại học tại các nước nói tiếng Nga.
Không xét tuyển ứng viên thuộc các trường hợp sau:
Đã từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học hoặc không thực hiện việc báo cáo tốt nghiệp theo quy định;
Đang làm việc tạo cơ quan nhà nước nhưng trong hồ sơ dự tuyển không có văn bản của cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý cử dự tuyển;
Đã được cấp học bổng đi học đại học/sau đại học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc thuộc diện bồi hoàn kinh phí đào tạo;
Đã được tuyển chọn đi học nước ngoài nhưng không đi học vì lý do cá nhân (thời hạn áp dụng là 2 năm kể từ ngày nộp đơn xin rút không đi học).
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ học xong thất nghiệp đang giảm nhẹ Trong quý 4-2017, trong tổng số 1,07 triệu người lao động bị thất nghiệp trên cả nước, vẫn còn 215.300 người có trình độ từ đại học trở lên. Tuy nhiên so với quý 3-2017 thì tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp sau khi cầm bằng đã giảm 21.700 người. ảnh minh họa Tại lễ công bố Bản tin cập nhật...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cindy Lư lừa Đạt G chuyện mang thai, bạn trai nói ngay 1 câu khiến nhà gái và netizen "câm nín"
Sao việt
19:55:08 02/04/2025
Mâu thuẫn trong đám tang, một người bị đâm chết
Pháp luật
19:54:04 02/04/2025
Hai 'Tiểu Long Nữ' Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi cùng khoe sắc
Sao châu á
19:45:47 02/04/2025
Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư
Thế giới
19:45:00 02/04/2025
Dân mạng đua nhau chia sẻ clip em bé 1 tháng tuổi "lườm bố cháy mặt"
Netizen
19:39:09 02/04/2025
Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen
Tin nổi bật
19:35:39 02/04/2025
Vụ kiện tấn công tình dục của Diddy bị tòa án bác bỏ
Sao âu mỹ
19:30:34 02/04/2025
Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?
Sức khỏe
19:17:35 02/04/2025
Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách
Sáng tạo
18:07:24 02/04/2025
G-Dragon tái xuất sau 8 năm, khởi động chuyến lưu diễn thế giới
Nhạc quốc tế
17:34:59 02/04/2025